Theo dấu vũ khí sát thương vào đất Việt

NHÓM PHÓNG VIÊN THỜI SỰ |

Vũ khí sát thương rao bán công khai trên mạng, mua bán, vận chuyển dễ dàng qua biên giới và giao dịch thuận tiện ở sâu trong nội địa. Loại vũ khí này cũng có những tác động nguy hại đến tâm lý, nhận thức của giới trẻ. Tuy nhiên, đây là loại vũ khí tự chế, cải tiến, dùng đạn bi... nên chỉ được xem là hàng đồ chơi trẻ em. Vì vậy, hậu quả của loại đồ chơi này là khôn lường nếu vẫn còn mua rẻ, mua dễ như hiện nay.
Những khẩu súng có hình dáng, chất liệu, khối lượng tương tự vũ khí quân dụng này thường bị các đối tượng xã hội đen, tội phạm, thành phần bất hảo sử dụng để hù dọa, trấn cướp cho đến những vụ xô xát, thanh toán nhau thường xuyên, khắp nơi.

Ngay sau khi PV Báo Lao Động thực hiện loạt phóng sự về “đường đi” của loại vũ khí gây sát thương này, thì lúc 16h ngày 4.1.2017, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) và đội Quản lý thị trường số 11 phát hiện lô hàng gồm 108 khẩu súng đồ chơi bằng kim loại nhãn hiệu Airsoft gun bắn đạn bi, có ghi xuất xứ từ Trung Quốc tại một Cty chuyển phát nhanh. Điều đó minh chứng, “hàng nóng” vẫn đang nóng trên thị trường.

Kỳ 1: Thản nhiên mua, bán “hàng nóng”

Chỉ cần làm theo hướng dẫn và chờ đợi không lâu, “thượng đế” sẽ được chuyển tận tay một món vũ khí sát thương. Nhiều đối tượng lập cả các website rất chuyên nghiệp để đăng tải hình ảnh, thông tin, địa chỉ mua hàng một cách công khai. Không ít người bán còn sẵn sàng đến các địa điểm công cộng để gặp gỡ và cho khách “nhá hàng” trước khi quyết định mua.

“Săn” súng trên mạng

Câu chuyện bắt đầu từ khi tôi gặp lại Thanh “trề” vào một ngày đầu đông 2016. Thanh giờ đã khác xưa nhiều, bảnh chọe, dư giả và là thành viên chủ chốt một câu lạc bộ mà cậu tự hào giới thiệu “Có tiền chưa chắc đã chơi được”. Theo Thanh, đó là một nhóm kín của các thanh niên trẻ, ưa súng ống, đạn dược. Vì biết tôi là nhà báo, cậu bạn cũ từ chối chia sẻ nhiều hơn về hội nhóm của mình, nhưng bật mí: “Cứ lên mạng, tìm khắc có”.

Không khó để làm theo hướng dẫn của Thanh “trề”. Trên mạng xã hội facebook, chỉ cần gõ từ khóa “súng” hoặc “hàng nóng”, lập tức kết quả trả về là hàng chục trang chuyên bán vũ khí được thiết kế thân thiện, cùng các hướng dẫn liên hệ tỉ mỉ. Còn từ công cụ tìm kiếm Google, có tới 920.000 kết quả trả về chỉ trong 0,57 giây. Các loại súng “hoa cải”, súng hơi nhẹ, súng bắn bi sắt, súng ngắn K54, K59, dụng cụ hỗ trợ… được rao bán tràn lan. Trên trang này, hình ảnh những khẩu súng hoặc đao kiếm rất tinh xảo, được bày la liệt với đủ màu sắc và kích cỡ.

Trong vai người dùng, chúng tôi đã nhắn tin tới trang facebook có tên “Shop bán vũ khí tự vệ - hàng nóng uy tín 100%” để đặt vấn đề mua hàng, lập tức, nhận được phản hồi: “Cảm ơn bạn đã nhắn tin tới shop, mình sẽ trả lời sau vài phút, đặt hàng call : 01215056xxx. Shop chân thành cảm ơn!”.

Những khẩu súng thế này được rao bán công khai trên mạng.

Gọi đến số máy vừa được cung cấp, bên kia đầu dây là một giọng nam hơi rè rè, cũng không tỏ ra đề phòng, rất nhiệt tình tư vấn cho chúng tôi nên mua gì và dùng ra sao cũng như phương pháp giao dịch hiệu quả. “Phổ biến nhất bây giờ là K54 và K59, hàng chuẩn. Nếu bạn đặt thì shop tặng bạn trước 20 viên đạn, nòng giảm thanh và phiếu bảo hành 2 năm” - người này hào hứng nói.

Khi được hỏi về hình thức giao dịch, người bên đầu dây hướng dẫn: Nếu đồng ý thì đặt cọc trước 30% bằng cách mua thẻ điện thoại. Sau đó, nhắn tin địa chỉ và số điện thoại sẽ có nhân viên giao hàng tận nơi. Kiểm tra nếu thấy ưng, trả nốt tiền, không ưng có thể trả hàng. Còn nếu muốn yên tâm hơn, có thể giao dịch trực tiếp tại khu vực trung tâm TP. Hải Phòng. Thanh niên này còn nhân tiện “quảng cáo” thêm, là shop của anh ta có đầy đủ các loại súng ống, hàng “nóng”, đạn chì và đạn thật, mua bao nhiêu cũng có.

Tương tự, một trang web khác có tên “Shop vũ khí tự vệ - hàng nóng dao kiếm súng” có số liên hệ 0164xxxxx75 cũng nhanh chóng “khớp lệnh” của PV trong vai khách hàng, cho biết, 2 loại súng “phổ biến” là K54 và K59. Khách mua thậm chí còn được khuyến mãi thêm ngoài 20 viên đạn thật là 1 kiếm Nhật hoặc 1 bình xịt hơi cay Baton. Ngoài các loại súng kể trên, chủ shop còn giới thiệu: “Bên mình cái gì cũng có, hoàn toàn đảm bảo, chuyên hàng Tiệp. Nếu không chắc chắn, bạn đặt trước một ít qua chuyển khoản, rồi mình đem hàng qua cho bạn kiểm nghiệm trước. Mình cũng sẽ hướng dẫn bạn cách xem “đát” súng để đảm bảo nguồn gốc. Còn nếu cần, mời bạn sang Bắc Ninh tham khảo trực tiếp”.

Một địa chỉ là “Shop súng Baton giá rẻ giao dịch toàn quốc và giao hàng tận nơi” cũng báo giá 2 loại súng K54 và K59. Khi được hỏi tại sao giá lại nhỉnh hơn các nơi khác, chủ shop đảm bảo: Hàng của mình là hàng Tiệp lướt, xịn 100%. Đạn cũng xịn 100%. Không phải dạng trôi nổi như hàng Cam (Campuchia) hay Trung Quốc…

Muôn vẻ súng ống

Tôi tìm lại Thanh “trề” để xác tín lại những gì vừa tìm hiểu. Thanh vội vã xua tay khẳng định, hội nhóm của cậu chỉ mê món súng nén khí, súng hơi nhẹ (Arisoft Gun) tức là loại súng được chế tạo theo tỉ lệ 1:1, giống 99% súng thật (kể cả trọng lượng, cấu tạo, họa tiết…), nhưng sử dụng lực hơi để đẩy đạn, chứ không phải bằng vật liệu nổ. Rồi cậu giảng giải: “Cái này cũng bị cấm vì có khả năng sát thương cao, nhưng còn nhẹ đầu hơn chơi mấy ông hàng “nóng”, bị tóm phát toi luôn”.

Rồi trước ánh mắt tò mò của tôi, Thanh thở dài ngoắc tôi ra ôtô rồi lòng vòng lái đến một bãi đất trống thuộc ngoại thành Hà Nội. Sau một hồi lục lọi, cậu bạn lôi ra từ xe 2 khẩu súng, một trong số chúng có bề ngoài khá giống với mẫu súng quân dụng K54 đang quảng cáo nhan nhản trên mạng, nói: “Đây là mẫu M1911 rất được ưa chuộng vì khá hoàn hảo. Từ trọng lượng, kích thước đến độ nảy của cò, độ giật của súng đều giống thật. Súng dùng khí gas, bắn đạn bi sắt hay bi thủy tinh, đạn hình nấm chì đều được”. Khẩu còn lại, Thanh nói là loại Col Rulo cũng thuộc dạng cao cấp, thân súng nặng khoảng 700 gram, không bắn bằng gas mà bằng khí CO2 đặc trưng. Viên đạn bắn ra có tốc độ lên tới 140m/s. Nếu sử dụng đạn chì hình nấm, sức công phá còn tăng gấp bội.

Nói rồi, Thanh lắp 3 viên đạn vào ổ quay, nhắm bắn mục tiêu là một lon bia rỗng ở khoảng cách hơn 5m. Tiếng súng nổ chát chúa không thua gì súng quân dụng vang lên, chiếc lon rỗng bị bật ra xa, lăn lông lốc trên nền đất. Tôi chạy lại xem thì bất giác sống lưng lạnh toát khi thấy có một lỗ thủng bằng đầu ngón tay, xuyên thủng cả 2 thành lon. Cậu bạn cũ cũng cho biết, gần đây, giới “chơi” súng ưa sử dụng bình khí CO2 bởi lực bắn mạnh hơn và chống xì hơi khi bắn. Ngoài ra, còn một biến thể khác là súng sử dụng điện tự động, gọi tắt là AEG.

Băng đạn “khủng” của Thực “Thủy Nguyên” mà PV có dịp được tận mắt chiêm ngưỡng.

Theo Thanh, bản chất loại súng này là một dạng “đồ chơi mô phỏng”, sử dụng đạn nhựa và được cấp phép ở một số quốc gia nhất định, cho một số đối tượng nhất định. Tuy nhiên, với kỹ thuật hoàn thiện ngày một cao, giờ đây, lực đẩy hơi của các khẩu súng thậm chí thừa sức đáp ứng cả các mẫu đạn bi sắt hoặc chì kích thước lớn. Và đây cũng chính là điểm “hấp dẫn chết người” của món đồ chơi bạo lực này.

Do bị cấm nên súng thường được “tuồn” lậu vào phía bắc Việt Nam qua các cửa khẩu giáp Trung Quốc như Lào Cai, Móng Cái, Lạng Sơn... Phía nam thì qua cửa khẩu giáp Campuchia. Bên cạnh đó, súng cũng có thể được tháo rời ra từng bộ phận rồi chuyển vào trong nước bằng đường tiểu ngạch, núp bóng đồ chơi trẻ em để qua mắt lực lượng chức năng. Về đến Việt Nam, để đáp ứng đam mê súng ống của một nhóm nhỏ ưa bạo lực, súng tiếp tục được tháo ra để mày mò, gia cố lại nhằm tăng thêm sức công phá. Sau khi gia cố, súng được gọi là “súng hơi tự chế”.

Trên đường về, Thanh cuối cùng cũng miễn cưỡng thừa nhận, giữa hàng “nóng” (súng thật) và các loại súng mà nhóm cậu chơi và sưu tầm chỉ tồn tại một ranh giới rất mỏng manh. Bởi, ở khoảng cách dưới 10m nếu bóp cò, độ sát thương của súng nén khí là rất nguy hiểm. Cậu bạn cũng đồng thời cho biết, nhiều đầu mối cung cấp các loại súng này ở Việt Nam, cũng kiêm luôn rao bán hàng “nóng”. Tuy nhiên, Thanh một lần nữa quyết liệt khước từ đề nghị được tìm hiểu sâu hơn của tôi.

Khẩu súng 2 nòng “khủng” của Thực “Thủy Nguyên” mà PV có dịp được tận mắt chiêm ngưỡng.

Giáp mặt “lái” súng

Không nhận được sự giúp đỡ từ Thanh “trề”, tôi quyết “liều mình” theo hướng dẫn của các chủ shop bán hàng “nóng” để tận thấy hiện trạng nhức nhối này. Theo chỉ dẫn của một web bán súng, chúng tôi về TP. Hải Phòng tìm gặp một nhân vật có biệt danh là Thực “Thủy Nguyên”.

Sau khi đến địa chỉ như đã hẹn nhưng không thấy động tĩnh gì, tôi gọi điện thì người đàn ông này tiếp tục chỉ đường đến một địa chỉ khác. Tiếp tục như vậy, chúng tôi phải đi vòng vèo qua nhiều con hẻm nhỏ mới đến một quán cafe vắng khách. Tại đây, một lúc sau một người đàn ông trạc 40 tuổi xuất hiện, tự giới thiệu là nhân vật chúng tôi đang chờ đợi.

Thực quảng cáo về súng tự chế và công cụ hỗ trợ mà anh ta có, đồng thời cũng nói rằng, “hàng” của anh đều “zin đét” vì chính tay cánh thủy thủ tàu viễn dương mang về qua đường cảng Hải Phòng. “Ngoài ra, ở miền Bắc, hàng có thể từ Trung Quốc về theo đường cửa khẩu Lào Cai hay Lạng Sơn, nhưng độ chuẩn không bao giờ bằng” - Thực quảng cáo.

Tôi hoảng hốt khi Thực lôi ra một khẩu súng 2 nòng dài khoảng 60cm, báng bằng gỗ màu cánh gián đã được cưa bớt cho dễ cất giấu, là súng cũ, đã được mông má lại. “Loại này tính sát thương thì khỏi phải nói, “ăn” phát đạn là “đi” luôn” - Thực nói. Khi chúng tôi hỏi có nhận tiền qua chuyển khoản không thì anh ta bảo: “Trước kia việc giao hàng thường chuyển tiền qua tài khoản nhưng như thế dễ bị lộ. Bây giờ tiện nhất là thông qua “người vận chuyển”. Việc này an toàn hơn nhiều, nếu có bị cơ quan công an “sờ gáy” thì người vận chuyển không hề biết mặt hàng mình vừa chuyển là gì và tất nhiên, bên cung cấp thấy “động” là biến mất hoàn toàn”.

Một khẩu súng được dân chơi tự chế lại để tăng sức công phá.

Khi chúng tôi bảo không mang đủ tiền mặt nên sẽ liên lạc sau thì Thực “Thủy Nguyên” tỏ vẻ khó chịu, vội vàng cất toàn bộ “hàng” vào một chiếc túi vải lớn sau đó nhanh chóng ra chiếc xe Minsk có người đã nổ máy sẵn ở cổng và phóng đi. Khoảng 1 tiếng sau, khi chúng tôi gọi vào số điện thoại của Thực “Thủy Nguyên” thì không liên lạc được nữa. Đúng như trước đó anh ta từng nói: “Vì đây là mặt hàng cấm nên mọi giao dịch phải diễn ra chớp nhoáng. Cả người bán và mua đều phải dùng sim “rác”, hễ có “động” là bỏ số luôn”.

Sau lần giáp mặt Thực “Thủy Nguyên”, mong muốn được “mục sở thị” cung đường mặt hàng cấm này về Việt Nam, tôi quyết định liên lạc với Bình “nhẻm” - một người bạn vong niên ở Lào Cai - nhờ cậy cậu dẫn đường lên cửa khẩu…

(Còn tiếp)

* Một số tên người đã được thay đổi.

NHÓM PHÓNG VIÊN THỜI SỰ
TIN LIÊN QUAN

Kỳ cuối: Cuộc sống về đêm của những người chưa bao giờ hết hy vọng

Phóng sự của Đăng Huỳnh |

Gần 20 năm qua, Đoàn nghệ thuật nhân đạo Thăng Long (trực thuộc Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Hà Nội) như một tổ ấm chắp cánh ước mơ nghệ thuật cho nhiều trẻ em khuyết tật. Trưởng đoàn Đỗ Trắc Lộc đã đón nhận những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, khuyết tật…về đoàn, dạy dỗ các em, khơi gợi ở chúng niềm đam mê nghệ thuật...

Những mảnh đời phía sau sân khấu vỉa hè

ĐĂNG HUỲNH |

Trên nhiều con phố ở Hà Nội, hằng ngày, từ chập tối, người ta vẫn thấy những sân khấu vỉa hè được dựng một cách sơ sài. Trên đó, là những ca sĩ đặc biệt. Họ đều là những người khuyết tật và dù tiếng hát của họ không “nuột nà” thì dù mưa lạnh, họ cũng quyết “bám trụ” để hy vọng từng đồng tiền cóp nhặt từ người đi đường. Phía sau những sân khấu vỉa hè này là những mảnh đời, những câu chuyện cảm động và đầy trắc ẩn. Chúng tôi đã đồng hành nhiều đêm với những ca sĩ đặc biệt ấy, tìm về những nơi họ sinh sống để thấy rằng: Chính những con người khuyết tật lại đang truyền cảm hứng sống, cảm hứng lao động cho những con người lành lặn. Và những sân khấu vỉa hè cũng đặt ra câu hỏi về sự kiểm soát, quản lý về nội dung, chất lượng nghệ thuật lẫn quản lý nhà nước...

“Còn lòng dạ nào mà lo tết”

Phóng sự của Xuân Nhàn |

Tháng chạp. Thay vì vừa thong thả làm đồng, vừa túc tắc chăm khóm cúc, cội mai cho cái tết cổ truyền sum vầy, ấm cúng, dân quê Bình Định nay đang đứng ngồi nhấp nhổm không yên. Nước rút đến đâu, xơ xác hoang tàn lộ ra đến đó. Hậu lũ, gặp những nạn nhân mới đây còn ngoi ngóp, rã rời trong biển nước, ai cũng quay đi, cố giấu giọt nước mắt chờ chực lăn dài, giấu nỗi niềm nặng trĩu đá đeo khi nghe có người lỡ lời nhắc tết.

Vựa rau Bàu Tròn chỉ còn mỗi màu đất

Thùy Trang |

Ngày cuối năm, vựa rau lớn Bàu Tròn, xã Đại An, huyện Đại Lộc, Quảng Nam, người nông dân vẫn đang trông đứng trông ngồi nhìn trời. “Mưa nữa cũng chết mà nắng lên cũng chết. Người nông dân cả đời gắn với ruộng. Nay đồng trắng nước, trắng đất thì chúng tôi cũng chỉ còn xác khô như cây thôi”, ông Thành, lão nông buông tiếng thở dài trong sự bất lực không riêng ông mà của hàng nghìn người nông dân khác trước thời tiết và hậu quả quá nặng nề trước mắt.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Kỳ cuối: Cuộc sống về đêm của những người chưa bao giờ hết hy vọng

Phóng sự của Đăng Huỳnh |

Gần 20 năm qua, Đoàn nghệ thuật nhân đạo Thăng Long (trực thuộc Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Hà Nội) như một tổ ấm chắp cánh ước mơ nghệ thuật cho nhiều trẻ em khuyết tật. Trưởng đoàn Đỗ Trắc Lộc đã đón nhận những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, khuyết tật…về đoàn, dạy dỗ các em, khơi gợi ở chúng niềm đam mê nghệ thuật...

Những mảnh đời phía sau sân khấu vỉa hè

ĐĂNG HUỲNH |

Trên nhiều con phố ở Hà Nội, hằng ngày, từ chập tối, người ta vẫn thấy những sân khấu vỉa hè được dựng một cách sơ sài. Trên đó, là những ca sĩ đặc biệt. Họ đều là những người khuyết tật và dù tiếng hát của họ không “nuột nà” thì dù mưa lạnh, họ cũng quyết “bám trụ” để hy vọng từng đồng tiền cóp nhặt từ người đi đường. Phía sau những sân khấu vỉa hè này là những mảnh đời, những câu chuyện cảm động và đầy trắc ẩn. Chúng tôi đã đồng hành nhiều đêm với những ca sĩ đặc biệt ấy, tìm về những nơi họ sinh sống để thấy rằng: Chính những con người khuyết tật lại đang truyền cảm hứng sống, cảm hứng lao động cho những con người lành lặn. Và những sân khấu vỉa hè cũng đặt ra câu hỏi về sự kiểm soát, quản lý về nội dung, chất lượng nghệ thuật lẫn quản lý nhà nước...

“Còn lòng dạ nào mà lo tết”

Phóng sự của Xuân Nhàn |

Tháng chạp. Thay vì vừa thong thả làm đồng, vừa túc tắc chăm khóm cúc, cội mai cho cái tết cổ truyền sum vầy, ấm cúng, dân quê Bình Định nay đang đứng ngồi nhấp nhổm không yên. Nước rút đến đâu, xơ xác hoang tàn lộ ra đến đó. Hậu lũ, gặp những nạn nhân mới đây còn ngoi ngóp, rã rời trong biển nước, ai cũng quay đi, cố giấu giọt nước mắt chờ chực lăn dài, giấu nỗi niềm nặng trĩu đá đeo khi nghe có người lỡ lời nhắc tết.

Vựa rau Bàu Tròn chỉ còn mỗi màu đất

Thùy Trang |

Ngày cuối năm, vựa rau lớn Bàu Tròn, xã Đại An, huyện Đại Lộc, Quảng Nam, người nông dân vẫn đang trông đứng trông ngồi nhìn trời. “Mưa nữa cũng chết mà nắng lên cũng chết. Người nông dân cả đời gắn với ruộng. Nay đồng trắng nước, trắng đất thì chúng tôi cũng chỉ còn xác khô như cây thôi”, ông Thành, lão nông buông tiếng thở dài trong sự bất lực không riêng ông mà của hàng nghìn người nông dân khác trước thời tiết và hậu quả quá nặng nề trước mắt.