Dự án kè 48 tỉ đồng (Hà Tĩnh): Dân kiến nghị lên Chủ tịch tỉnh

QUANG ĐẠI - TRẦN TUẤN |

Bức xúc vì chưa được đền bù thỏa đáng và đứng trước nguy cơ bị cưỡng chế để thực hiện dự án kè chống sạt lở bờ sông Ngàn Sâu, người dân đã kiến nghị lên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh.

Ngày 28.4, trao đổi với phóng viên, ông Võ Trọng Hải - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh - cho biết, vừa tiếp công dân Trần Thị Khuyên (thôn Thượng Hải, xã Gia Phố, huyện Hương Khê) kiến nghị về việc bồi thường giải phóng mặt bằng dự án kè chống sạt lở bờ sông Ngàn Sâu không thỏa đáng.

“Tôi đã đề nghị công dân làm đơn lên UBND huyện Hương Khê, yêu cầu huyện trả lời bằng văn bản, nếu công dân thấy chưa thỏa đáng thì cấp tỉnh sẽ xem xét giải quyết” - ông Võ Trọng Hải nói và khẳng định quan điểm tỉnh luôn bảo đảm quyền lợi của người dân trên cơ sở thực hiện đúng pháp luật.

Trần Thị Khuyên, thôn Thượng Hải, xã Gia Phố, huyện Hương Khê cho rằng việc đền bù giải phóng mặt bằng với gia đình chưa thỏa đáng. Ảnh: TT
Bà  Trần Thị Khuyên cho rằng, việc đền bù giải phóng mặt bằng với gia đình chưa thỏa đáng. Ảnh: TT

Trước đó, bà Trần Thị Khuyên đã nhiều lần phản đối việc triển khai dự án kè chống sạt lở bờ sông vì thực tế địa phận bờ sông đi qua khu vực nhà bà nhiều chục năm qua không sạt lở, đã hình thành bãi bồi, được trồng cây để chống sạt lở. Việc chặt hàng cây ngoài bãi bồi để làm kè có nguy cơ gây mất an toàn cho người dân trong mùa mưa lũ, gây thiệt hại lớn cho người dân và lãng phí ngân sách.

Do cán bộ tổ chức nhiều đoàn đến vận động, gây sức ép lên gia đình, bà Khuyên đồng ý cho triển khai dự án với điều kiện phải đền bù thỏa đáng.

Bà Khuyên cho rằng sau đó, bộ phận phụ trách bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hương Khê đưa ra phương án đền bù gây thiệt thòi cho gia đình.

Cụ thể, diện tích đất vườn ao liền kề với đất ở của gia đình bà sử dụng từ trước tháng 10.1993 mà không được đền bù theo giá đất ở mà chỉ được đền bù theo giá đất nông nghiệp (50,05 nghìn đồng/m2). Trong khi các hộ khác liền kề, cùng một loại đất và quá trình sử dụng như nhau, lại được đền bù với giá đất ở (210 nghìn đồng/m2).

Đồng thời, toàn bộ diện tích đất nông nghiệp ngoài bãi sông của gia đình bà (khoảng hơn 1.000m2) đã sử dụng liên tục từ trước năm 1993 đến nay, nay bị thu hồi để làm dự án nhưng không được đền bù. Theo bà Khuyên, đó là việc làm trái luật.

Cụ thể, khoản 2 Điều 77 của Luật Đất đai 2013 quy định: “Đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 1.7.2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp”.

Gia đình bà Khuyên bị thu hồi gần 2.000m2 đất và hai công trình phụ bị tháo dỡ, nhưng tổng số tiền đền bù, hỗ trợ chưa được 200 triệu đồng.

“Tôi đã kiến nghị nhiều lần với các cán bộ phụ trách giải phóng mặt bằng dự án, nhưng đều không được chấp nhận và họ còn dọa sẽ tổ chức cưỡng chế nếu gia đình không chấp hành” - bà Khuyên nói.

Ông Phan Kỳ - Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê - cho biết, việc đền bù, bồi thường đối với hộ bà Khuyên đã thực hiện đúng quy định. Đất ngoài bãi sông không được đền bù do bà con không đăng ký kê biên đất và do nhà nước chưa giao đất cũng như công nhận quyền sử dụng đất.

Ông Phan Kỳ cũng cho hay, đã tiến hành vận động tuyên truyền, nếu người dân vẫn không chấp hành sẽ tiến hành cưỡng chế.

Như Lao Động đã thông tin, dự án kè chống sạt lở bờ sông Ngàn Sâu do UBND huyện Hương Khê làm chủ đầu tư, được phê duyệt dự toán vào năm 2015, tổng mức đầu tư 48 tỉ đồng.

Dự án vấp phải sự phản đối của nhiều người dân do thi công sẽ chặt phá toàn bộ hàng cây chống sạt lở dọc bờ sông, có nguy cơ làm mất an toàn cho cuộc sống của họ. Năm 2019, mặc dù chưa giải phóng xong mặt bằng, chủ đầu tư đã cho nhà thầu tạm ứng số tiền 13,9 tỉ đồng.

QUANG ĐẠI - TRẦN TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Công viên Đống Đa hơn 20 năm chậm triển khai do giải phóng mặt bằng

Phạm Đông |

Hà Nội - Theo Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Nguyễn Trúc Anh, dự án Công viên Văn hóa Thể thao quận Đống Đa đã có khoảng 20 năm nhưng chưa triển khai, về bản chất có thể thấy khó khăn vướng mắc lớn nhất là công tác giải phóng mặt bằng.

Hà Tĩnh: Triệu tập 3 đối tượng đánh nữ chủ quán phải nhập viện

TRẦN TUẤN |

Ngày 23.4, Công an thành phố Hà Tĩnh đã triệu tập 3 đối tượng đánh một nữ chủ quán phải nhập viện.

Để người dân tham gia xây dựng giá đất: Tăng đồng thuận, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng

Cao Nguyên |

Thu hồi đất là một trong những vấn đề nóng bỏng, gây ra nhiều bức xúc, khiếu kiện, tranh chấp nhất hiện nay. Đặc biệt, đất sau khi được giao lại cho doanh nghiệp đã san gạt mặt bằng, xây dựng hạ tầng đều bán ra với giá "trên trời"...

Cô gái Singapore sốc khi nhờ AI lên kế hoạch du lịch Việt Nam

Thúy Ngọc |

Melissa Tan sử dụng Notion AI để lên kế hoạch chuyến du lịch Việt Nam một mình trong 12 ngày, bắt đầu từ Hà Nội. Kết quả khiến cô sững sờ.

TPHCM: Hơn 31.000 xe hết hạn tạm giữ chưa được xử lý

MINH QUÂN |

TPHCM - Thời gian dài, thủ tục nhiều khiến hơn 31.000 phương tiện giao thông vi phạm quá thời hạn bị tạm giữ tại các kho tang vật của Cảnh sát giao thông TP Hồ Chí Minh chưa được xử lý.

Đà Nẵng: Kẻ gian đập phá trụ ATM ngân hàng trộm tiền giữa phố

Mai Hương |

Chiều 23.3, nhân viên Ngân hàng Thương mại CP Đông Á phát hiện trụ ATM trên đường Lê Duẩn (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) bị kẻ gian đập phá.

Hai tấm thẻ đỏ và bài học cho U23 Việt Nam

PHẠM ĐÌNH |

U23 Việt Nam đã nhận bài học sau trận đấu với U23 Iraq ở giải giao hữu quốc tế Doha Cup 2023.

Tài chính thông minh: Tất tần tật về đầu tư vàng để sinh lời tối ưu

Nhóm PV |

Vàng là tài sản tích trữ và đầu tư phổ biến với người dân Việt Nam. Kim loại quý còn công cụ phòng thủ vững chắc trước những biến động kinh tế và bảo toàn giá trị tăng trưởng qua thời gian. Ông Tạ Thanh Tùng - chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ tiết lộ chi tiết trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) hôm nay.

Hà Nội: Công viên Đống Đa hơn 20 năm chậm triển khai do giải phóng mặt bằng

Phạm Đông |

Hà Nội - Theo Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Nguyễn Trúc Anh, dự án Công viên Văn hóa Thể thao quận Đống Đa đã có khoảng 20 năm nhưng chưa triển khai, về bản chất có thể thấy khó khăn vướng mắc lớn nhất là công tác giải phóng mặt bằng.

Hà Tĩnh: Triệu tập 3 đối tượng đánh nữ chủ quán phải nhập viện

TRẦN TUẤN |

Ngày 23.4, Công an thành phố Hà Tĩnh đã triệu tập 3 đối tượng đánh một nữ chủ quán phải nhập viện.

Để người dân tham gia xây dựng giá đất: Tăng đồng thuận, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng

Cao Nguyên |

Thu hồi đất là một trong những vấn đề nóng bỏng, gây ra nhiều bức xúc, khiếu kiện, tranh chấp nhất hiện nay. Đặc biệt, đất sau khi được giao lại cho doanh nghiệp đã san gạt mặt bằng, xây dựng hạ tầng đều bán ra với giá "trên trời"...