Đền bù đất sổ đỏ ở bãi rác Nam Sơn với giá 0 đồng

Nhóm PV |

25 năm gánh chịu mùi hôi thối từ rác thải của Thủ đô, song những người dân sống quanh bãi rác Nam Sơn vẫn chưa thể chuyển đến nơi ở mới.

Đền bù với giá… 0 đồng, người dân không biết chuyển đi đâu

Những ngày qua, PV Báo Lao Động nhận được phản ánh của người dân vùng ảnh hưởng Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn về phương án đền bù, bồi thường, hỗ trợ tái định cư có nhiều điều chưa thỏa đáng.

Đến gặp người dân xóm 20 Xuân Bảng, xã Nam Sơn mới thấu nỗi thống khổ của họ khi phải chịu đựng mùi hôi thối từ bãi rác Nam Sơn bốc lên nồng nặc hàng chục năm qua.

Nhiều hộ dân vẫn phải bám trụ lại vùng ô nhiễm Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn. Ảnh: PV
Nhiều hộ dân vẫn phải bám trụ lại vùng ô nhiễm Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn. Ảnh: PV

Trong căn nhà cấp 4 trống trải, nằm cạnh bãi rác Nam Sơn, khi đề cập đến phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư, nỗi bức xúc kìm nén nhiều ngày qua của ông Nguyễn Như Oanh như được dịp bung ra.

Ông Oanh cho biết, theo Quyết định số 386 ngày 17.1.2019 của UBND Thành phố Hà Nội, UBND huyện Sóc Sơn được giao nhiệm vụ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án di dân vùng ảnh hưởng môi trường của Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn (vùng bán kính 500m từ hàng rào Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn), huyện Sóc Sơn.

Nhiều gia đình hiện đã nhận được dự thảo Phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn lập. Tuy nhiên, theo dự thảo, toàn bộ các hộ dân thuộc thôn 20 không được hỗ trợ giao đất ở, tái định cư và rất nhiều công trình xây dựng trên đất là 0 đồng.

Ông Oanh cho biết, năm 2017, gia đình ông được chính quyền huyện Sóc Sơn, Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) với phần diện tích đất ở là 200m2, đất trồng cây lâu năm là 219m2.

Phóng viên Báo Lao Động làm việc với nhiều hộ dân chịu ảnh hưởng môi trường của bãi rác Nam Sơn.
Phóng viên Báo Lao Động làm việc với nhiều hộ dân chịu ảnh hưởng môi trường của bãi rác Nam Sơn. Ảnh: PV
Ông Nguyễn
Ông Nguyễn Như Oanh không đồng tình với dự thảo Phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn lập. Ảnh: PV

Tuy nhiên, trong dự thảo Phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, phần đất ở của gia đình ông Oanh bị coi là diện tích đất trồng cây lâu năm không cùng thửa đất ở. Phần diện tích đất ở này chỉ được bồi thường ở mức 15.600.000 đồng (78.000 đồng x 200m2), đồng thời không hỗ trợ tái định cư cho gia đình ông.

"Gia đình tôi rất bàng hoàng khi nhận được phương án bồi thường này. Thử hỏi với mức bồi thường hơn 15 triệu đồng/200m2 đất ở, chúng tôi chuyển đến nơi ở mới làm sao được.

Trong khi đó, khu vực gia đình tôi sinh sống nằm trong vùng ảnh hưởng môi trường của Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn, chịu ảnh hưởng nặng nề từ bãi chứa rác thải của Thành phố Hà Nội”, ông Oanh nói. Ông đề nghị cần tính đúng, tính đủ diện tích đất ở sử dụng lâu dài của các hộ dân xóm 20 Xuân Bảng để có phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư phù hợp.

Hai phương án bồi thường, số tiền chênh hàng trăm triệu

Năm 2019, UBND xã Nam Sơn niêm yết công khai dự thảo Phương án đền bù giải phóng mặt bằng đối với các hộ dân bị ảnh hưởng từ Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn (bãi rác Nam Sơn) trong bán kính 500m theo quy định.

Sau khi nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng ra khỏi khu vực bán kính 500m, người dân có thể mua đất ở khu tái định cư hoặc tìm chỗ ở mới.

Theo phương án này, gia đình bà Nguyễn Thị Thu (xóm 20 Xuân Bảng, Nam Sơn, Sóc Sơn) được đền bù 811 triệu đồng. Bà Thu cho biết số tiền này đúng với thực trạng sử dụng đất của gia đình.

Theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp năm 2013, diện tích đất ở của bà Thu được xác định là 171m2 và một phần diện tích đất trồng cây lâu năm.

Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, đến năm 2023, bà Thu lại nhận được dự thảo Phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khác do Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn lập.

Bà Thu bàng hoàng vì đất ở của gia đình được bồi thường với giá 0 đồng. Ảnh: PV
Bà Thu cũng bàng hoàng vì đất ở của gia đình được bồi thường với giá 0 đồng. Ảnh: PV

Điều khiến bà bàng hoàng là phần diện tích đất ở của gia đình bà được đền bù với giá… 0 đồng. Do đó, tổng số tiền đền bù cho toàn bộ diện tích đất chỉ 178 triệu đồng, giảm 633 triệu đồng so với phương án thời điểm năm 2019.

"Sổ đỏ của gia đình ghi rõ phần diện tích đất ở là 171,0m2, nhưng khi đền bù, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn lại coi phần đất ở là diện tích đất trồng cây lâu năm.

Số tiền bồi thường quá ít, không đúng với các quy định của pháp luật, không hỗ trợ tái định cư cho các hộ dân, do vậy chúng tôi không thể di chuyển khỏi khu vực ô nhiễm này", bà Thu nói.

Liên quan vấn đề này, trao đổi với Lao Động, ông Hoàng Văn Chung - Chủ tịch UBND xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn cho biết, Phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của huyện Sóc Sơn được thực hiện dựa trên Quyết định 3232 ngày 9.8.1999 của UBND thành phố Hà Nội. Quy định này làm cho huyện Sóc Sơn khá khó khăn trong việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho người dân vùng ảnh hưởng Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn.

Quyết định này nêu rõ "hỗ trợ toàn bộ tài sản, công trình trên đất để bà con di dời khỏi vùng ô nhiễm". Tuy nhiên, bà con chưa được đền bù đất mà chỉ được hỗ trợ tài sản trên đất. Cho nên thời điểm đó có hộ nhận tiền hỗ trợ ổn định nơi ở 8 triệu đồng; có hộ chưa nhận tiền thì tiếp tục ở lại mảnh đất của mình, xây nhà để mưu sinh.

Nhóm PV Báo Lao Động làm việc với UBND xã Nam Sơn về dự thảo Phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Ảnh: PV
Nhóm PV Báo Lao Động làm việc với UBND xã Nam Sơn về dự thảo Phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Ảnh: PV

Do vậy, khi lập Phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có chuyện, UBND xã căn cứ trên Văn bản 481 thông báo kết luận của Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn với nội dung: Trường hợp diện tích đất ở đã bồi thường, thì xác nhận là đất vườn không cùng thửa đất ở, nên không được đền bù lần thứ 2 nữa mà chỉ được hỗ trợ, còn phần diện tích khác nằm cùng thửa đất đó thì được đền bù.

Về mong muốn được tái định cư của bà con, UBND xã đã báo cáo UBND huyện Sóc Sơn để huyện báo cáo với UBND Thành phố Hà Nội xem xét cấp đất cho mỗi hộ để tái định cư, nhưng đến giờ UBND chưa cho ý kiến. "Chúng tôi thấy được khó khăn của người dân nên rất chia sẻ với họ", ông Chung cho hay.

Đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn cũng cho Lao Động biết, Phương án đền bù giải phóng mặt bằng đối với các hộ dân bị ảnh hưởng từ Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn (bãi rác Nam Sơn) năm 2019 chỉ là dự thảo, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn lên khái toán để tính tổng mức đầu tư.

Do vậy, hồ sơ này được lập chưa căn cứ trên hồ sơ quản lý đất đai. Trong khi đó, phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ và tái định cư năm 2023 dựa trên đầy đủ hồ sơ quản lý đất đai nên mới có sự thay đổi như vậy.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Người dân Nam Sơn bàng hoàng khi đất ở bồi thường giá 0 đồng

PV |

Người dân xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn bàng hoàng khi nhận phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Hàng nghìn m2 đất ở lại được đền bù với giá 0 đồng.

Tình hình hiện tại ở bãi rác Nam Sơn, Hà Nội sau sự cố tràn bùn thải

KHÁNH AN |

Sau sự cố tràn bùn thải tại bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) diễn ra vào chiều 3.5, đến nay, công tác tổng vệ sinh tại trục đường nội bộ khu xử lý đã được đơn vị vận hành xử lý triệt để, việc tiếp nhận rác của khu xử lý trở lại bình thường.

Chuyên gia hiến kế biến bãi rác Nam Sơn thành công viên

Hải Danh - Thanh Hằng |

Mới đây, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, thành phố sẽ nghiên cứu triển khai sớm xử lý toàn bộ rác đã chôn trước đây ở bãi rác Nam Sơn nhằm cải tạo thành công viên công cộng. Nhiều chuyên gia nhận định, dự án hoàn toàn khả thi nếu có lộ trình và phương án xử lý rác thải hợp lý.

Huy động cả máy bay trực thăng hỗ trợ người dân

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu triển khai lực lượng, phương tiện, kể cả máy bay trực thăng để vận chuyển lương thực, thực phẩm cho người dân.

Khách sạn, nhà hàng Sa Pa miễn phí bữa ăn, chỗ ở giữa mưa lũ

Đan Thanh |

Lào Cai - Nhiều khách sạn, homestay và nhà hàng ở Sa Pa, hỗ trợ du khách và người dân chỗ lưu trú, bữa ăn miễn phí giữa tình hình mưa lũ, sạt lở nghiêm trọng.

Nguy cơ khó lường từ dịch vụ bán mắt xem ảo livestream trên TikTok

LƯƠNG HẠNH |

Ảo vọng “bão” đơn hàng qua những phiên livestream triệu view tan thành mây khói khi khách hàng trở thành con mồi của những kẻ lừa đảo.

Đề xuất gỡ vướng cho hàng nghìn hồ sơ đất đai bị tắc vì chờ bảng giá đất

Gia Miêu |

Các hồ sơ đất đai liên quan đến nghĩa vụ tài chính tại TPHCM bị ách tắc vì phải chờ bảng giá đất mới đã ảnh hưởng lớn đến những người đang có nhu cầu.

Cơn bão mới gần Philippines trên đà thành bão cuồng phong

Khánh Minh |

Áp thấp nhiệt đới gần Philippines đã mạnh lên thành bão Bebinca và đang trên đà tiếp tục tăng cấp dữ dội.

Người dân Nam Sơn bàng hoàng khi đất ở bồi thường giá 0 đồng

PV |

Người dân xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn bàng hoàng khi nhận phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Hàng nghìn m2 đất ở lại được đền bù với giá 0 đồng.

Tình hình hiện tại ở bãi rác Nam Sơn, Hà Nội sau sự cố tràn bùn thải

KHÁNH AN |

Sau sự cố tràn bùn thải tại bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) diễn ra vào chiều 3.5, đến nay, công tác tổng vệ sinh tại trục đường nội bộ khu xử lý đã được đơn vị vận hành xử lý triệt để, việc tiếp nhận rác của khu xử lý trở lại bình thường.

Chuyên gia hiến kế biến bãi rác Nam Sơn thành công viên

Hải Danh - Thanh Hằng |

Mới đây, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, thành phố sẽ nghiên cứu triển khai sớm xử lý toàn bộ rác đã chôn trước đây ở bãi rác Nam Sơn nhằm cải tạo thành công viên công cộng. Nhiều chuyên gia nhận định, dự án hoàn toàn khả thi nếu có lộ trình và phương án xử lý rác thải hợp lý.