Vụ học sinh “xúc phạm” giáo viên trên Facebook: Đuổi học dễ, giúp các em hướng thiện mới khó

Thế Lâm |

7 học sinh lớp 10 Trường THPT Nguyễn Trãi (TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) bị đuổi học từ một tuần đến 1 năm vì có hành vi “nói xấu”, “xúc phạm” thầy cô giáo và nhà trường trên mạng xã hội Facebook vẫn đang được quan tâm bàn tán nhiều chiều trên dư luận.

Thậm chí, vụ việc này cũng đã được một số đại biểu Quốc hội đề cập đến dù đang lo nghị sự những vấn đề lớn của quốc gia.

Mà thực ra, trường hợp 7 học sinh bị đuổi học vì bị giáo viên “tình cờ” đọc được những nội dung chat trên Facebook của nhóm học sinh với nhau cũng không còn là chuyện nhỏ. Là bởi, chuyện dạy và học như thế nào để có được những trò ngoan thầy giỏi, bao năm qua ở Việt nam luôn là chuyện lớn, thậm chí có những thời điểm là vấn đề được người dân quan tâm nhất.

Chat nhóm kín mà không phát tán, thì chưa thể cấu thành hành vi lan truyền để bôi nhọ hay xúc phạm. Nội dung chat do cô giáo “tình cờ” đọc được hay cố ý cũng vẫn chưa được làm rõ. Giả thiết, nếu nhóm học sinh bị phát hiện ra sự cố tình lan truyền thì tất nhiên lỗi càng nặng thêm. Nhưng ngược lại, nếu cô giáo cố tình xem tin nhắn của học sinh dù nội dung không hay ho gì, thì cũng vi phạm vào qui định bảo vệ sự riêng tư về thông tin, thư tín.

Song ở đời, nếu học sinh trẻ dại mà chuẩn chỉ mọi thứ thì đâu cần phải dạy. Vì thế mới cần có ngành giáo dục phổ thông, không chỉ để thầy cô giáo truyền đạt kiến thức mà còn để bảo ban, uốn nắn, rèn giũa về tư cách đạo đức cho học sinh. Nếu suy nghĩ được theo triết lí tích cực này, với nhiều người từng trải trong cuộc sống và ứng xử, cứ như chưa từng nghe chưa đọc thấy gì, để đến khi có cơ hội sẽ khéo léo đề cập đến và bảo ban, sẽ hiệu quả hơn.

Truyền thông mấy hôm nay đưa nhiều thông tin về sự ra đi của nhà văn võ hiệp Kim Dung, và cho biết tỉ phú Jack Ma học được nhiều nhất từ Kim Dung chính là cách xử lí tình huống khéo léo, tế nhị để vượt qua những vụ việc nhạy cảm, khó xử cốt để giữ được hiệu quả cho công việc chung và riêng.

Nếu cô giáo “tình cờ” phát hiện nội dung chat nhóm “nói xấu” mình và nhà trường khéo léo xử lí tình huống này, có thể sự tình không dẫn đến đổ vỡ. Vâng, theo tôi, để vì một sự việc có thể xử lí theo cách khác thay vì đuổi học hàng loạt học sinh, chính là sự đổ vỡ, chí ít là về mặt hiệu quả giáo dục giữ chân học sinh ở lại với trường lớp.

Ai cũng có những tâm tư, thậm chí là bức xúc. Từ học sinh đến cả giáo viên, đôi khi cũng cần có nơi để trút bớt nỗi lòng. Nếu các em sai mà giúp các em hướng thiện trở thành trò giỏi con ngoan và trở thành những công dân tốt trong tương lai, thì đó mới là triết lí vĩnh cửu mà ngành giáo dục phải hướng tới.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Đuổi học hàng loạt học sinh vì nói xấu thầy cô trên Facebook: "Sự thất bại của nhà trường?"

Đặng Chung |

Vì nói xấu thầy cô trên mạng xã hội, một nhóm gồm 7 học sinh đã bị kỷ luật bằng hình thức đuổi học từ 1 tuần đến 1 năm. Học sinh mắc lỗi, nhà trường, thầy cô có thể khuyên răn hoặc trách phạt, nhưng có nên chọn cách “loại bỏ” các em ra khỏi môi trường giáo dục như vậy hay không?

Xúc phạm giáo viên trên Facebook, 7 học sinh lớp 10 bị đuổi học

Tô Thế |

Có hành vi nói xấu, xúc phạm thầy cô giáo và nhà trường trên mạng xã hội, 7 học sinh Trường THPT Nguyễn Trãi, thành phố Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) bị đuổi học từ một tuần đến 1 năm.

An toàn trên Facebook qua 7 cách đơn giản

T. Hà (tổng hợp) |

Mạng xã hội là bước tiến lớn trong thời kỳ công nghệ 4.0. Mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng là nguồn tài nguyên tri thức dồi dào để các bạn thanh thiếu niên học hỏi, khai thác. Tuy nhiên làm thế nào để có thể sử dụng mạng xã hội một cách an toàn và để các bạn trẻ có những kỹ năng số và trở thành những công dân thời đại kỉ nguyên số có trách nhiệm lại là vấn đề cấp thiết, rất đáng quan tâm. 

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Đuổi học hàng loạt học sinh vì nói xấu thầy cô trên Facebook: "Sự thất bại của nhà trường?"

Đặng Chung |

Vì nói xấu thầy cô trên mạng xã hội, một nhóm gồm 7 học sinh đã bị kỷ luật bằng hình thức đuổi học từ 1 tuần đến 1 năm. Học sinh mắc lỗi, nhà trường, thầy cô có thể khuyên răn hoặc trách phạt, nhưng có nên chọn cách “loại bỏ” các em ra khỏi môi trường giáo dục như vậy hay không?

Xúc phạm giáo viên trên Facebook, 7 học sinh lớp 10 bị đuổi học

Tô Thế |

Có hành vi nói xấu, xúc phạm thầy cô giáo và nhà trường trên mạng xã hội, 7 học sinh Trường THPT Nguyễn Trãi, thành phố Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) bị đuổi học từ một tuần đến 1 năm.

An toàn trên Facebook qua 7 cách đơn giản

T. Hà (tổng hợp) |

Mạng xã hội là bước tiến lớn trong thời kỳ công nghệ 4.0. Mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng là nguồn tài nguyên tri thức dồi dào để các bạn thanh thiếu niên học hỏi, khai thác. Tuy nhiên làm thế nào để có thể sử dụng mạng xã hội một cách an toàn và để các bạn trẻ có những kỹ năng số và trở thành những công dân thời đại kỉ nguyên số có trách nhiệm lại là vấn đề cấp thiết, rất đáng quan tâm.