Về những đổi mới ở kỳ thi tốt nghiệp THPT: Liệu có mang lại kết quả?

ĐỖ TẤN NGỌC |

Những năm gần đây, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thừa nhận về kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) nhiều năm qua, công tác coi thi vẫn là một trong những khâu yếu kém nhất, để nảy sinh tiêu cực, gây bức xúc dư luận xã hội. Vậy, có thể thấy gì qua những cố gắng liên tục của ngành giáo dục những năm qua nhưng hiệu quả không như ý muốn và giải pháp năm nay liệu có kết quả?

Từ các đổi mới trước đây đến...

Vụ việc ở Hội đồng thi Trường THPT dân lập Đồi Ngô (Bắc Giang) năm 2012 là giọt nước tràn ly trước các tiêu cực ngày càng bức xúc. Từ thực tế đó, năm 2013, trong quy chế thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh, Bộ GDĐT đã cho phép thí sinh mang vào phòng thi thiết bị ghi âm, ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin... Dù lý giải của Bộ GDĐT cho rằng, đây sẽ là biện pháp tăng cường sự giám sát của xã hội đối với công tác coi thi, nhưng dư luận rất có nhiều ý kiến trái chiều. Trong đó nhiều ý kiến cho rằng, một mặt ghi nhận rằng, không có thí sinh mang thiết bị ghi hình, ghi âm vào phòng thi để ghi những cảnh tượng tiêu cực, gian dối ở Hội đồng thi THPT dân lập Đồi Ngô (Bắc Giang), rồi đưa lên mạng thì làm sao Bộ GDĐT, người dân cả nước biết được tiêu cực đang ở mức nào? Nhưng mặt khác, nhiệm vụ của thí sinh là tập trung vào làm bài thi cho tốt, chứ không phải vào phòng thi để “canh” giám thị và thí sinh khác.

Nhìn lại những giải pháp trước đây của ngành giáo dục ta thấy, năm 1987 - 1988, bộ giao quyền tổ chức coi thi và chấm thi tốt nghiệp THPT cho từng trường. Sau đó là tăng cường các thầy cô giáo, giảng viên của các trường cao đẳng, đại học ở các đoàn thanh tra thi ở tất cả các hội đồng thi. Tiếp đó lại cải tiến việc chấm chéo bài thi các môn tự luận giữa tỉnh này với tỉnh khác... Song, thật tiếc là những nỗ lực đó của Bộ GDĐT vẫn chưa đủ sức công phá, đẩy lùi căn bệnh giả dối và căn bệnh thành tích trong thi tốt nghiệp THPT. Do đó, tiêu cực trong thi tốt nghiệp ngày càng khủng khiếp, tràn lan, vượt ra mọi rào chắn, quy định, khiến nhiều thầy cô giáo tâm huyết với nghề chán nản, xót xa.

... và với cách làm mới

Một lần nữa, nhằm giảm áp lực cho học sinh, Bộ GDĐT lại đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT. Theo đó, kỳ thi này có 2 cụm, một là do trường ĐH chủ trì, phối hợp sở GD ĐT và hai là các cụm do sở GDĐT chủ trì, phối hợp các trường ĐH, CĐ. Theo đó, diện học sinh thi cụm liên tỉnh vừa để công nhận tốt nghiệp THPT vừa tham gia xét tuyển ĐH. Diện học sinh thi tại địa phương chỉ để công nhận tốt nghiệp THPT. Về nguyên tắc, tôi cho rằng, đây là một định hướng đúng đắn. Tuy nhiên, điều mà tôi lo lắng là công tác tổ chức coi thi và chấm thi - hai khâu quan trọng bậc nhất góp phần vào thành công của kỳ thi. Nay chia tách thành ở hai địa điểm, hai đối tượng chủ trì khác nhau, liệu có sự đồng bộ, nhất quán trong quá trình triển khai, thực hiện hay không? Nhiều người có cơ sở để lo rằng, ở các hội đồng thi do sở GDĐT chủ trì sẽ dễ dẫn đến tình trạng “tháo khoán”, tiêu cực phát sinh mạnh… Vấn nạn này từng hiện hữu rất rõ nét trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT do địa phương tổ chức những năm qua. Do vậy, Bộ GDĐT cần có biện pháp thanh, kiểm tra, xử lý những trường hợp vi phạm quy chế sao cho có tính răn đe cao.

Trải nghiệm hàng chục năm làm công tác thi tốt nghiệp, từ coi thi, chấm thi, thanh tra thi, tôi và nhiều thầy, cô giáo rất ủng hộ việc làm trên của Bộ GDĐT, phải mạnh dạn cải tiến, áp dụng cái mới, chứ nhiều “liều thuốc” cũ nay đã bị nhờn, vô hiệu hóa. Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2015 sắp đến gần, với hai loại cụm thi liên tỉnh và địa phương, Bộ GDĐT cần củng cố thêm về quy định những vật mang vào phòng thi phải rõ ràng, rành mạch, cụ thể hơn.

Một số nhà giáo từng đề xuất ý kiến: Bộ GDĐT đã bố trí đủ các lực lượng làm công tác coi thi thì nên phát huy tính hiệu quả của các đối tượng này, không nên vì áp lực của dư luận xã hội mà đưa ra biện pháp mang tính “đối phó”. Nhưng thực tế lại tồn tại nghịch lý là, bao nhiêu năm nay, hội đồng thi nào cũng đầy đủ các thành phần cả, về chức năng, nhiệm vụ thì được quy định rất chi tiết, cụ thể trong các loại văn bản nhưng tiêu cực vẫn hoàn tiêu cực… Vậy đâu là lý do?

Theo tôi, ngoài vấn đề xây dựng lòng trung thực nói chung cho cả cộng đồng, vấn đề cần thiết là đổi mới căn bản về cách kiểm tra, ra đề theo hướng phát huy được năng lực của người học. Còn các nhà quản lý giáo dục cũng như thầy cô phải rũ bỏ, nói không với căn bệnh thành tích đã thấm trong máu thịt; Việc coi thi thực hiện đúng quy chế, không sợ bất kỳ áp lực nào từ địa phương…. thì mới mong có được những kỳ thi tốt nghiệp thật sự đồng bộ, nghiêm túc, công bằng, khách quan.

ĐỖ TẤN NGỌC (Phó hiệu trưởng - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng - Sơn Tịnh - Quảng Ngãi )

ĐỖ TẤN NGỌC
TIN LIÊN QUAN

Cách ăn chia tại Trung tâm đăng kiểm 29-01V ở Hà Nội

Quang Việt |

Việc khởi tố các bị can tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-01V, cơ quan điều tra cũng làm rõ hành vi nhận hối lộ, cách ăn chia từ giám đốc xuống nhân viên.

Máy bay quân sự Su 22 gặp nạn ở Yên Bái, một phi công hy sinh

PHẠM ĐÔNG |

Máy bay Su 22 của Trung đoàn Không quân 921 gặp nạn khi đang hạ cánh tại Yên Bái, phi công Trần Ngọc Duy hy sinh.

Xin chào và hẹn gặp lại ông Park Hang-seo

ĐÌNH THẢO |

Hôm nay, 31.1.2023, ngày cuối cùng trong “nhiệm kì 5 năm” của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam. Nhiều khán giả hy vọng sẽ “hẹn gặp lại” ông thầy người Hàn Quốc này.

Thót tim cảnh ô tô lao vào nhà dân ven Quốc lộ 6

THANH BÌNH |

Lúc hơn 9h ngày 31.1, một xe ô tô lao vào nhà dân tại bản Hồng Sọt, xã Búng Lao, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. Cảnh tượng được ghi lại khiến nhiều người xem "đứng tim".

Trẻ dưới 18 tuổi đi làm thêm: Nên hay không?

THUỲ DƯƠNG - THIỆN NHÂN |

Với nhiều bạn trẻ đi làm thêm, tự kiếm tiền để tiêu cho các mục đích cá nhân là một nhu cầu khá phổ biến. Không đợi đến tuổi lao động, nhiều bạn trẻ dưới 18 tuổi đã dành một phần trong quỹ thời gian của mình để đi làm thêm kiếm tiền.

Lời khai của nghi phạm trộm 100 lượng vàng ở TPHCM

Anh Tú |

TPHCM  - Ngày 31.1, Phòng Cảnh sát Hình sự (PC02), Công an TPHCM cho biết, đang lấy lời khai đối tượng Phạm Văn Nu (37 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Tháp) để điều tra vụ trộm hơn 100 lượng vàng ở quận 12.

Hàng ghế đá dưới những gốc hoa sữa trên phố Nguyễn Chí Thanh

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Trong đợt cải tạo, chỉnh trang hè phố Nguyễn Chí Thanh vừa qua, dưới các gốc cây hoa sữa đã được bố trí ghế đá, thảm hoa,... làm cho tuyến phố này quang đãng và sạch đẹp trở lại.

Chợ bán đồ cúng, vàng mã lớn nhất TPHCM đông nghịt khách ngày vía Thần Tài

Anh Tú - Khánh Linh |

TPHCM - Chợ Thiếc (quận 11, TPHCM) là nơi chuyên bán đồ cúng từ vàng mã đến hoa, bánh kẹo, đặc biệt là các loại bánh chỉ có ngày vía Thần Tài mới có như bánh thuẫn, bánh bông lan cỡ đại, bánh đào tiên, bánh tổ... Ngày vía Thần Tài, khu bán vàng mã, đồ cúng ở thủ phủ chợ Thiếc tấp nập người dân đến mua các lễ vật về cúng, cầu mong một năm tài lộc, thịnh vượng.