Vấn nạn giấy phép con không dễ gì loại bỏ

Diệp Văn Sơn |

Ngày 22.4 tại cuộc họp báo thông tin về hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp, ông Vũ Tiến Lộc chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp VN (VCCI) cho biết, hiện có gần 7.000 giấy phép con.Trong đó, trên một nửa không còn căn cứ pháp lý để tồn tại, vì các giấy phép đó được quy định bởi các thông tư, mà theo quy định pháp luật mới thì thông tư của các bộ, ngành và địa phương không được hạn chế quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp.

Về pháp lý, từ ngày 1.7.2016, những điều kiện kinh doanh được quy định bởi thông tư nếu tiếp tục thực hiện thì coi như vi phạm pháp luật. Gần đây một số bộ, ngành vẫn phớt lờ “sự có mặt” của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp mới, vẫn tiếp tục ban hành một số giấy phép con, điều kiện kinh doanh trong các thông tư. 

Việc truy tìm và bãi bỏ những giấy phép con không cần thiết đã được tiến hành ngay từ năm 1998, tuy nhiên công việc này không mấy đạt hiệu quả như mong muốn!? 

Thủ tục là một biện pháp của Chính phủ mọi quốc gia dùng để quản lý điều tiết mọi hoạt động của đời sống xã hội. Thủ tục đúng, hợp lý sẽ giúp quản lý tốt xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Ngược lại thủ tục rườm rà, chồng chéo, không cần thiết, thiếu tính khả thi sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội, gây mất lòng tin đối với công chúng, tạo điều kiện phát sinh tệ nhũng nhiễu... 

Vì suy cho cùng thủ tục là do con người và cơ chế bày ra .Cũng con người đó cơ chế đó thì thủ tục loại đó ,loại phiền hà phi lý, tái xuất hiện cũng là chuyện dể hiểu. 

Không chỉ có ở nước ta, mà hầu như câu chuyện về quy định thủ tục thiếu tính khả thi, gây phiền hà thậm chí là không cần thiết, luôn là vấn nạn chung đối với mọi nền hành chính của mọi quốc gia. Tuy nhiên có một điểm khàc, nhiều quốc gia đã quan tâm đến việc tính toán, lượng hoá được chi phí do các quy định, thủ tục gây ra để cân nhắc xem xét một cách nghiêm túc khi ban hành. Người ta quan tâm đến 4 loại chi phí tài chính như sau:

Thứ nhất, chi phí tài chính của chính quyền để quản lý việc ban hành các quy định, thủ tục ( ở Mỹ, chi phí này đã tăng 5 lần trong thời gian từ năm 1970 đến năm 1995). 

Thứ hai, chi phí cho những công việc văn phòng và hành chính cho các doanh nghiệp và người dân ( tại các nước là thành viên của OECD, loại chi phí này ước tính chiếm 1,7% GDP) 

Thứ ba, chi phí để thực thi như việc mua sắm các trang thiết bị mới, tái cơ cấu quá trình sản xuất, việc xây dựng lại, và tăng chi phí do chậm trể trong việc nhận giấy phép ( ở các nước OECD, khoản chi phí này ước tính chiếm tới 10% GDP). 

Thứ tư, chi phí gián tiếp cho nền kinh tế, như làm giảm cạnh tranh, giảm sút đầu tư. 

Trong công tác quản lý, việc đặt ra giấy phép là cần thiết; điều này đã rõ. Đó là một loại công cụ quản lý hành chính nhằm điều tiết, kiểm soát những hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc dịch vụ cần có những điều kiện nhất định để bảo đảm lợi ích chung của cộng đồng, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo vệ và phát triển môi trường, sức khỏe của nhân dân và trật tự, an toàn xã hội.  

Điều quan trọng không phải là “càng ít giấy phép càng tốt” xét đơn thuần về số lượng, mà là tác động xã hội, là sự cần thiết của giấy phép. Vấn đề đặt ra là cần ngăn chặn những loại giấy phép không có căn cứ pháp lý, không rõ mục đích, không cần thiết, thậm chí trở thành rào cản, hạn chế sức phát triển của doanh nghiệp. 

Nhưng tại sao một văn bản thiếu tính khả thi, sẽ gây lãng phí như vậy vẫn được “tiếc nuối”? Câu hỏi đó rất khó trả lời nhưng lại rất dễ hiểu trong bối cảnh cải cách hành chính quá chậm và ì ạch, cuộc chiến với các giấy phép con rất gian nan nhưng còn lâu mới kết thúc. Hầu như bộ, ngành, địa phương nào cũng đặt ra những “lệ” riêng cho mình với những quy định khắt khe hơn nếu so với quy định của luật, pháp lệnh. Lý do là các đơn vị, địa phương vẫn muốn dễ “quản” nên cần “cấm” và không loại trừ có cả lý do lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm. 

Hàng trăm giấy phép con đã bị vạch mặt, chỉ tên trong những đợt rà soát trong suốt mấy năm qua nhưng hễ bị cắt ít lâu là nó lại nhanh chóng mọc trở lại.

Giấy phép là một loại công cụ quản lý hành chính nhằm điều tiết, kiểm soát những hoạt động kinh tế- xã hội để bảo đảm lợi ích chung của cộng đồng, bảo đảm sự phát triển, ổn định và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Do đó, việc đặt ra các loại giấy phép là cần thiết trong công tác quản lý. 

Có một nhận thức quan trọng, đó là không nhất thiết chỉ nhìn nhận, đánh giá đơn thuần về số lượng- “càng ít giấy phép càng tốt”, mà quan trọng hơn là sự đảm bảo về tính pháp lý của nó. Bên cạnh đó phải cần xét đến tác động xã hội, về sự cần thiết của giấy phép. Vấn đề đặt ra là cần ngăn chặn những loại giấy phép không có căn cứ pháp lý, không rõ mục đích, không cần thiết, thậm chí tạo nên sự bất bình đẳng hoặc trở thành rào cản, hạn chế sự phát triển của xã hội 

Chính phủ từ lâu, nhiều lần đã tỏ rõ quyết tâm rà soát, bải bõ sửa đồi nhiều quy định thủ tực không phù hợp. Tuy nhiên kết quả thu được không như mong muốn. Điều này thấy rõ qua vấn nạn giấy phép con. Càng bãi bỏ lại xuất hiện càng nhiều “giấy phép cháu”. Có người ví von giống như “đầu Phạm Nhan “càng chặt càng mọc nhiều thêm! Có thể xem những quy định, thủ tục không phù hợp, kém chất lượng “như cỏ dại khó diệt trừ tận gốc”, một phần do hầu hết chúng sinh ra để phục vụ những mục tiêu cụ thể, và đồng thời chúng cũng tạo ra lợi ích cục bộ cho một bộ phận có quyền ban hành các quy định, thủ tục đó. Bộ phận này chắc chắn sẽ không hài lòng, thậm chí phản ứng lại bằng nhiều hình thức khi bị đánh mất quyền và cơ hội. Nguyên nhân bao trùm có thể nhận thấy là nền hành chính nặng tính “cai trị” chưa chuyển sang nền hành chính “phục vụ”. 

Thiết nghĩ ngoài luật Ban hành văn bản vi phạm pháp luật, cần thiết phải có luật về Quy định ban hành hành các thủ tục. Trong luật phải có quy định về chế tài. Nhất thiết các Dự thảo về quy định, thủ tục  đều phải được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và lấy ý kiến phản biện rộng rãi. Nếu các quy định, thủ tục nào gây thiệt hại cho công dân, doanh nghiệp mà chứng minh được thiệt hại là hiện hữu và quy được thiệt hại thành tiền thì có thể kiện ra Toà án hành chính đòi cơ quan công quyền bồi thường. Có làm được như vậy mới góp phần cho các cơ quan công quyền đưa ra được những quy định, thủ tục có chất lượng, phù hợp, khả thi để quản lý tốt xã hội, điều tiết nền kinh tế phát triển nhanh, đúng hướng.


 

Diệp Văn Sơn
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.