Trạm Cai Lậy đâu “thất thủ”, đúng hơn là sự “thất thủ” trước lòng dân

Thế Lâm |

Tài xế dùng tiền lẻ trả phí qua trạm, người dân tụ tập bày tỏ sự phản đối trạm thu phí Cai Lậy với mức phí quá cao (từ 35.000-180.000 đồng/lượt) và vị trí đặt trạm không hợp lí, khiến nhiều thời điểm phải “xả” trạm. Trạm thu phí Cai Lậy “thất thủ” ư? Không. Vì trên thực tế sang ngày 14.8 trạm đã hoạt động trở lại bình thường…

Sự “thất thủ” đúng hơn, là đối với lòng dân.

Bởi ngay từ đầu, người dân đã bày tỏ rằng việc đặt trạm thu phí trên cả hai tuyến đường tránh và Quốc lộ 1 qua Cai Lậy, với mức phí cao, là không hợp lí.

Đầu tư làm đường theo phương thức BOT, phải thu hồi vốn và phải có lãi, là chuyện đương nhiên. Nhưng vấn đề gây bức xúc, không chỉ ở địa phận Cai Lậy thuộc tỉnh Tiền Giang mà trên bình diện cả nước, cũng chính là điều mà người dân và tài xế qua trạm Cai Lậy bức xúc: Vị trí đặt trạm và mức phí.

Về vị trí đặt trạm, theo qui định hiện hành, các trạm phải cách nhau ít nhất 70km. Vậy câu hỏi đặt ra, việc chủ đầu tư là Cty TNHH BOT Đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang đặt trạm ở trên Quốc lộ 1 và cả tuyến đường tránh là có hợp lí và đúng qui định hay không, khoảng cách giữa hai trạm có đúng ít nhất 70km hay không?

Mức phí từ 35.000-180.000 đồng/lượt cho phần tuyến tránh (đầu tư mới với chiều dài 12km, xây mới 7 cây cầu, tổng vốn đầu tư khoảng hơn 1.000 tỉ đồng) và phần bảo trì, tăng cường Quốc lộ 1 (đoạn qua Cai Lậy có chiều dài 26,5km với vốn đầu tư trên 300 tỉ đồng) là cao hay thấp? Quá cao nếu so với nhiều tuyến đường BOT khác trong đó gồm cả những tuyến cao tốc thênh thang chiều dài lên đến cả trăm km.

Dân phản ứng, tỉnh Tiền Giang cũng nhận ra và đã có kiến nghị với Bộ GTVT về việc giảm mức phí qua trạm Cai Lậy. Những ngày qua, khi kiến nghị này chưa được xem xét, thì tình hình trạm Cai Lậy lại nóng với chiêu thức tiền lẻ qua trạm. Vẫn biết các tài xế dùng tiền lẻ trả phí qua trạm là nhằm làm khó vì không đồng tình với mức phí cao, nhưng về mặt luật pháp, họ đâu có vi phạm. Vẫn là tiền đấy thôi. Vẫn trả phí đấy thôi.

Một hướng khác “giải quyết vấn đề” là hè nhau đi vào tuyến đường né trạm, hệ lụy là lộ Giồng Cát được nhà nước đầu tư 46 tỉ đồng xây dựng nhanh chóng bị xuống cấp, người dân ở trên tuyến lộ này đối mặt với nguy hiểm là tai nạn giao thông và không khí trở nên ô nhiễm vì bụi khói.

Khi lòng dân không thuận, thì không chỉ có tiền lẻ, sự né trạm, mà còn nhiều sự phản ứng khác sẽ tác động làm giảm hiệu quả thu phí của nhà đầu tư BOT. Vậy tại sao các bộ ngành có thẩm quyền trong việc duyệt vị trí đặt trạm và mức phí, đã lắng nghe chủ đầu tư BOT nhưng sao chưa chịu lắng nghe tâm tư nguyện vọng của dân? Mức thu phí cao, trạm thu lại sát nhau, gánh nặng lên dân, lên doanh nghiệp có phương tiện vận tải đã quá rõ. Bởi không đâu, người dân lại đi làm khó trạm thu phí làm gì vì như thế chính họ cũng mệt mỏi và bị phiền phức. Chỉ có một nguyên nhân khiến họ phản ứng như vậy là vì bị trạm phu phí với mức phí cao, làm họ mệt mỏi và bức xúc.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Xác định danh tính nam thanh niên mặc quân phục công an bị dân vây đánh

Cường Ngô |

Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) thông tin về vụ nam thanh niên mặc quân phục công an bị dân vây đánh trên phố, gây xôn xao dư luận.

Luật sư bị kiện đòi hơn 82 tỷ đồng vì dẫn bài báo gây bất lợi cho doanh nghiệp?

Bảo Thắng |

Một doanh nghiệp vừa gửi đơn khởi kiện một luật sư, thuộc Đoàn luật sư TP Hà Nội, với số tiền đòi bồi thường hơn 82 tỷ đồng. Sau buổi làm việc, phía lãnh đạo Đoàn luật sư TP Hà Nội cho hay, vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Đoàn.

“Bút phê gây khó” nền giáo dục và sự níu giữ cửa quyền, lạm quyền

Thế Lâm |

“Bút phê gây khó” khi xác nhận sơ yếu lí lịch tại địa phương trên thực tế là sự thể hiện đến mức tận cùng của tình trạng cửa quyền và lạm quyền, và không chỉ xảy ra trong trường hợp xác nhận lí lịch nhập học của sinh viên.

Khi “đùng một cái” thuế tăng 400%

Đào Tuấn |

Thuế tăng gấp 3-4 lần sau chỉ một đêm không phải là sốc mà là rất sốc. Sốc không phải chỉ ở tỷ lệ % tăng thêm như một mũi tên thẳng đứng mà sốc còn ở cả cách chúng ta chưa lường được khả năng chịu đựng của dân.

Xin hiến kế cho Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

Anh Đào |

Chi tiêu cho giáo dục ở Việt Nam năm 2005 chiếm 8,3% GDP, vượt cả Mỹ chỉ có 7,2%. dựa vào tỷ lệ 62,3% chi phí thường xuyên cho giáo dục là để trả lương, đáng lẽ thu nhập của giáo viên bình quân phải là 38 triệu đồng nếu như hệ thống giáo dục được tổ chức và điều hành quy củ và hợp lý.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Xác định danh tính nam thanh niên mặc quân phục công an bị dân vây đánh

Cường Ngô |

Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) thông tin về vụ nam thanh niên mặc quân phục công an bị dân vây đánh trên phố, gây xôn xao dư luận.

Luật sư bị kiện đòi hơn 82 tỷ đồng vì dẫn bài báo gây bất lợi cho doanh nghiệp?

Bảo Thắng |

Một doanh nghiệp vừa gửi đơn khởi kiện một luật sư, thuộc Đoàn luật sư TP Hà Nội, với số tiền đòi bồi thường hơn 82 tỷ đồng. Sau buổi làm việc, phía lãnh đạo Đoàn luật sư TP Hà Nội cho hay, vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Đoàn.

“Bút phê gây khó” nền giáo dục và sự níu giữ cửa quyền, lạm quyền

Thế Lâm |

“Bút phê gây khó” khi xác nhận sơ yếu lí lịch tại địa phương trên thực tế là sự thể hiện đến mức tận cùng của tình trạng cửa quyền và lạm quyền, và không chỉ xảy ra trong trường hợp xác nhận lí lịch nhập học của sinh viên.

Khi “đùng một cái” thuế tăng 400%

Đào Tuấn |

Thuế tăng gấp 3-4 lần sau chỉ một đêm không phải là sốc mà là rất sốc. Sốc không phải chỉ ở tỷ lệ % tăng thêm như một mũi tên thẳng đứng mà sốc còn ở cả cách chúng ta chưa lường được khả năng chịu đựng của dân.

Xin hiến kế cho Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

Anh Đào |

Chi tiêu cho giáo dục ở Việt Nam năm 2005 chiếm 8,3% GDP, vượt cả Mỹ chỉ có 7,2%. dựa vào tỷ lệ 62,3% chi phí thường xuyên cho giáo dục là để trả lương, đáng lẽ thu nhập của giáo viên bình quân phải là 38 triệu đồng nếu như hệ thống giáo dục được tổ chức và điều hành quy củ và hợp lý.