Tôn vinh thủ khoa- dễ "biến chứng" của bệnh thành tích!

QUANG ĐẠI |

Đến hẹn lại lên, sau mỗi kì thi THPT quốc gia, mùa tuyển sinh ĐH, cả nước lại tưng bừng tổ chức các lễ khen thưởng, vinh danh “thủ khoa”. Để rồi sau đó, các thủ khoa đi đâu, làm gì, hầu như không ai quan tâm nữa.

Người Việt trọng sự học, trọng khoa bảng, chức danh. Ngày xưa đậu ông nghè, ông cống được cả cộng đồng tôn vinh. Chức danh thủ khoa (đứng đầu kì thi hương) cũng rất được trọng vọng, gắn luôn với tên người đậu.

Tuy nhiên, ngày xưa số người đậu đại khoa, thủ khoa rất ít, do vài năm mới có một đợt thi, tỉ lệ người đi học thấp và dân số cũng ít. Còn hiện nay, danh xưng thủ khoa đang ngày càng lạm phát.

Ở trường ĐH, có thủ khoa đầu vào (tuyển sinh) và thủ khoa đầu ra (tốt nghiệp), mỗi chuyên ngành có một thủ khoa, có hàng trăm trường ĐH nên số lượng người được gọi là thủ khoa rất nhiều. Nghịch lý là có những em đạt điểm thủ khoa ở trường này, nhưng tổng điểm 3 môn xét tuyển lại không trúng tuyển ở trường khác.

Nhiều trường gọi các em có điểm cao nhất ở các kì thi tuyển sinh THPT, thi học sinh giỏi các cấp, thậm chí thi thử ĐH..., tất tần tật đều là thủ khoa. Mặt khác, trong khi thi cử đang dính tiêu cực như hiện nay, danh xưng thủ khoa nhiều khi cũng đáng ngờ.

Vinh danh những học sinh có kết quả học tập tốt là điều nên làm. Tuy nhiên, nếu chúng ta cứ ồn ào tôn vinh các thủ khoa, rồi khen thưởng những em đạt điểm cao trong tổ hợp 3 môn xét tuyển ĐH, sẽ dẫn đến ngộ nhận điểm cao là mục đích của sự học.

Trong khi, kết quả của công việc, thành tích trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học kĩ thuật, sáng chế... đem lại sự thay đổi tích cực đối với cộng đồng mới là mục tiêu thực sự của giáo dục.

Chúng ta đã thấy được những hậu quả, hệ lụy của nền giáo dục chạy theo thành tích, điểm số, hư danh, thành tích ảo. Nhiều sinh viên điểm thi cao vút nhưng năng lực thực sự không có gì nổi bật, thậm chí không đáp ứng yêu cầu công việc; tỉ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp ngày càng tăng, nhiều doanh nghiệp phải đào tạo lại sinh viên...

Làm gì để phát triển nền giáo dục “thực học-thực nghiệp” mà các bậc tiền bối đã nêu ra cách đây hàng trăm năm, đang là trăn trở lớn.

Thiết nghĩ, cộng đồng cần có sự thay đổi về cách nhìn, quan niệm đối với thành tích trong giáo dục.

Nên chăng, đối với các học sinh đạt điểm cao trong tuyển sinh ĐH mà nhiều nơi gọi là thủ khoa, các cấp chính quyền chỉ tuyên dương, động viên chứ không thưởng tiền; chỉ hỗ trợ vật chất cho những học sinh khó khăn và các dự án nghiên cứu, ứng dụng khoa học kĩ thuật.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Gian lận điểm thi ở Hà Giang: Cựu thủ khoa tốt nghiệp 2017 lên tiếng

Trường Hùng |

 Theo 2 thủ khoa kỳ thi THPT Quốc gia 2017, "gian lận thi cử điểm số tốt nghiệp chẳng qua đến từ sự hão huyền về cánh cổng đại học sẽ mang đến thành công mà thôi."

Thủ khoa “chăn lợn” ở Hà Giang nói gì về vụ nâng điểm thi chấn động của tỉnh nhà?

V.Tr |

Liên quan đến vụ nâng điểm thi chấn động ở Hà Giang, PV Báo Lao Động đã liên hệ với Bùi Thị Hà, cô thủ khoa đầu ra ngành sư phạm (quê Hà Giang) quyết về quê chăn lợn, từng gây xôn xao cuối năm 2017.

Thủ khoa khối C toàn quốc mơ ước trở thành chiến sĩ công an

Dương Huyền |

Với 28,5 điểm, thủ khoa khối C toàn quốc 2018 Phan Trung Kiên đang hiện thực hóa ước mơ của mình là trở thành sinh viên Học viện An ninh nhân dân.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Gian lận điểm thi ở Hà Giang: Cựu thủ khoa tốt nghiệp 2017 lên tiếng

Trường Hùng |

 Theo 2 thủ khoa kỳ thi THPT Quốc gia 2017, "gian lận thi cử điểm số tốt nghiệp chẳng qua đến từ sự hão huyền về cánh cổng đại học sẽ mang đến thành công mà thôi."

Thủ khoa “chăn lợn” ở Hà Giang nói gì về vụ nâng điểm thi chấn động của tỉnh nhà?

V.Tr |

Liên quan đến vụ nâng điểm thi chấn động ở Hà Giang, PV Báo Lao Động đã liên hệ với Bùi Thị Hà, cô thủ khoa đầu ra ngành sư phạm (quê Hà Giang) quyết về quê chăn lợn, từng gây xôn xao cuối năm 2017.

Thủ khoa khối C toàn quốc mơ ước trở thành chiến sĩ công an

Dương Huyền |

Với 28,5 điểm, thủ khoa khối C toàn quốc 2018 Phan Trung Kiên đang hiện thực hóa ước mơ của mình là trở thành sinh viên Học viện An ninh nhân dân.