Thành phố Hồ Chí Minh vươn ra biển

Lục Tùng |

Việc các nhà quy hoạch đang hướng địa lý phát triển của TPHCM về hướng Nam, tức ra biển Đông, không chỉ là sự kế thừa tư duy mở cõi của ông cha ta và các quốc gia trên thế giới, mà còn đáp ứng được nhu cầu thực tế của thành phố năng động.

Mấy ngày nay, mạng xã hội nóng lên với chuyện TPHCM đang hướng địa lý phát triển về phía Nam – tức hướng ra biển Đông. Người phản đối thì dựa vào các nghiên cứu cách đây hơn 40 năm để cho rằng đây là hành động đâm đầu vào “vũng lầy” vì nền móng mềm yếu,.. Người ủng hộ, lại cho đó không chỉ là sự kế thừa tư duy mở cõi của ông cha, mà còn tận dụng được thế giao lưu thủy-hải- bộ để mở ra lợi thế đa dạng hơn cho TPHCM năng động.

Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển đất nước cho thấy, tổ tiên ta từ vùng núi Phong Châu nhỏ, hẹp đã Nam tiến và Đông tiến, dần tiến xuống đồng bằng và miền biển mà hình thành nên một Việt Nam ngày nay.

Nhìn rộng hơn, các thành phố thương mại lớn trên thế giới đều nằm ven biển. Cho nên, việc TPHCM phát triển về phía biển không chỉ kế thừa tư duy của cha ông, phù hợp với xu thế lịch sử. Hơn thế nữa, nó còn đáp ứng nhu cầu thực tiễn của thành phố năng động.

Bởi TPHCM sẽ gặp nhiều cái khó khi Bắc tiến, hay Đông hoặc Tây tiến. Điển hình, nếu phát triển theo hướng Đông, giáp Đồng Nai, Vũng Tàu –Bà Rịa, tuy là địa hình cao, nhưng không thuận lợi cho TPHCM cho việc xuất – nhập hàng hóa qua cảng Sài Gòn vì sẽ phải vận chuyển xuyên qua nội thành. Trong khi đó, nếu phát triển về hướng Nam, vừa “mở cửa” ra biển Đông, đồng thời cũng mở cửa tiến về ĐBSCL. Nghĩa là giao thông thủy vô cùng tiện lợi.

Mặt khác, nếu nạo vét, mở rộng, sâu thêm, ta không chỉ có hệ thống giao thông thủy thông thoáng hơn, mà còn có thêm vật liệu để nâng cao trình mặt bằng, khắc phục được độ cao. Hơn thế nữa, những tiến bộ trong kỹ thuật xây dựng hiện đại sẽ hỗ trợ cho các công trình an toàn trên nền đất yếu.

Nếu xây dựng thêm các khu công nghiệp, việc xử lý ô nhiễm cũng sẽ nhẹ nhàng hơn. Thậm chí, khi có bất trắc ngoài ý muốn, tác hại (nếu có) đến nguồn nước mặt cũng nhẹ hơn việc bố trí các khu công nghiệp trên vùng thượng nguồn sông Đồng Nai, sông Sài Gòn - nguồn nước chủ yếu cung cấp nước ngọt phục vụ đời sống, sản xuất của cả TPHCM.

Mọi tác động vào thiên nhiên đều có 2 mặt tích cực và tiêu cực. Lịch sử phát triển thành phố thương mại cho thấy sẽ hợp lý nhất nếu TPHCM vẫn phải ưu tiên hướng địa lý phát triển ra biển Đông. Vấn đề là quy hoạch sao để đô thị nhỏ không gây khó khăn hơn về môi trường cho đô thị lớn, đã có trước.

Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

TPHCM: Trung tâm Triển lãm 800 tỷ dở dang, hoang tàn, ai phải chịu trách nhiệm?

Huân Cao |

Trung tâm Triển lãm Quy hoạch TPHCM được đầu tư hơn 800 tỷ, dự kiến đưa vào sử dụng năm 2015, tuy nhiên công trình bị chậm tiến độ và lùi thời gian đến hết năm 2019. Một công trình được đầu tư với số vốn rất lớn bằng ngân sách nhưng không hoàn thành đúng tiến độ ban đầu, lại còn bị ngập nước và xuống cấp theo thời gian tại sao không có người chịu trách nhiệm?

TPHCM xây nhà hát 1.500 tỉ: Nhà hát chưa xây nhưng đã sắm đủ bộ nhạc cụ hơn 40 tỉ

Huân Cao |

HĐND TPHCM vừa thông qua chủ trương xây nhà hát giao hưởng 1.500 tỉ, nếu được xây dựng thì nhà hát này còn phải mất nhiều năm nữa mới hoàn thành. Tuy nhiên, nhiều năm qua, TPHCM đã rót hơn 40 tỉ đồng để mua nhạc cụ phục vụ cho dàn nhạc giao hương và những nhạc cụ này hiện đang “gửi nhờ” tại nhiều nơi.

Tâm tư, nguyện vọng của người dân Thủ Thiêm sau cuộc gặp Chủ tịch TPHCM

MINH QUÂN |

Một số người dân Thủ Thiêm cho biết dù đã được trả tiền đền bù từ nhiều năm trước nhưng họ không cần tiền bồi thường nữa và sẽ trả tiền, yêu cầu trả lại nhà vì người dân cho rằng nhà của họ nằm ngoài ranh giới.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

TPHCM: Trung tâm Triển lãm 800 tỷ dở dang, hoang tàn, ai phải chịu trách nhiệm?

Huân Cao |

Trung tâm Triển lãm Quy hoạch TPHCM được đầu tư hơn 800 tỷ, dự kiến đưa vào sử dụng năm 2015, tuy nhiên công trình bị chậm tiến độ và lùi thời gian đến hết năm 2019. Một công trình được đầu tư với số vốn rất lớn bằng ngân sách nhưng không hoàn thành đúng tiến độ ban đầu, lại còn bị ngập nước và xuống cấp theo thời gian tại sao không có người chịu trách nhiệm?

TPHCM xây nhà hát 1.500 tỉ: Nhà hát chưa xây nhưng đã sắm đủ bộ nhạc cụ hơn 40 tỉ

Huân Cao |

HĐND TPHCM vừa thông qua chủ trương xây nhà hát giao hưởng 1.500 tỉ, nếu được xây dựng thì nhà hát này còn phải mất nhiều năm nữa mới hoàn thành. Tuy nhiên, nhiều năm qua, TPHCM đã rót hơn 40 tỉ đồng để mua nhạc cụ phục vụ cho dàn nhạc giao hương và những nhạc cụ này hiện đang “gửi nhờ” tại nhiều nơi.

Tâm tư, nguyện vọng của người dân Thủ Thiêm sau cuộc gặp Chủ tịch TPHCM

MINH QUÂN |

Một số người dân Thủ Thiêm cho biết dù đã được trả tiền đền bù từ nhiều năm trước nhưng họ không cần tiền bồi thường nữa và sẽ trả tiền, yêu cầu trả lại nhà vì người dân cho rằng nhà của họ nằm ngoài ranh giới.