Quan chức, công chức chạy theo học hàm để làm gì?

Thế Lâm |

Bể học là mênh mông (học, học nữa, học mãi), bể nghiên cứu là vô tận, bao nhiêu thời gian cũng không là đủ, vậy thì quan chức, công chức chạy theo học hàm thì lấy đâu thời gian để giảng dạy và nghiên cứu; hoặc nếu tập trung cho giảng dạy và nghiên cứu thì lấy đâu thời gian làm công tác chuyên môn?

Vấn đề này, đối với nhiều nước phát triển, đã được phân định rạch ròi từ lâu. Khi họ đang là quan chức, công chức, chẳng thể lấy đâu ra thời gian để giảng dạy và nghiên cứu nên hầu như rất hiếm có trường hợp trở thành Giáo sư, Phó giáo sư (GS, PGS) khi đang đương chức chính quyền/nhà nước, trừ trường hợp các quan chức, công chức trong ngành giáo dục đào tạo, hay cơ quan nghiên cứu khoa học.

Ngược lại, trong trường hợp họ đang là GS, PGS nhưng được bổ nhiệm vào các cơ quan chính quyền, lãnh đạo doanh nghiệp đại chúng, sau một thời gian không tập trung cho công tác giảng dạy và nghiên cứu thì sẽ thôi chức danh GS, PGS.

Đó là lẽ thường tình và cũng là công bằng, sòng phẳng. Đó là sự rạch ròi, rõ ràng, cho thấy chức danh GS, PGS bản chất là dành cho khu vực giảng dạy và nghiên cứu khoa học, chứ chức danh ấy không là “chiếc áo” trang trí để cho oai, để đề huề cả hai mặt quyền hành và danh vọng cho bản thân.

Ở nước ta, hiện có đến hơn 50% GS, PGS, Tiến sĩ tập trung ở khu vực quản lí nhà nước. Với chức danh Tiến sĩ, đạt được từ sự học, được giữ suốt đời, song với chức danh GS và PGS, là học hàm được xét duyệt và phong tặng. Trường hợp sau khi đạt học hàm được bổ nhiệm làm công tác quản lí, hay làm chính trị…, cần có qui định rõ ràng rằng nếu trong khoảng thời gian nhất định mà không tham gia giảng dạy và nghiên cứu đủ số giờ, số công trình.v.v…, thì cần rút lại chức danh. Đó không phải là do yếu kém hay lí do về năng lực, mà đơn giản vì không còn làm việc trong môi trường giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học nữa.

Và suy cho cùng, khi không còn giảng dạy và nghiên cứu khoa học mà vẫn giữ chức danh GS, PGS, thì chẳng khác nào là lãng phí chức danh đó, hoặc không còn thực chất nữa.

Quan chức, công chức, dành toàn thời gian cho chuyên môn nghiệp vụ còn chưa chắc làm tốt được thì còn lấy đâu thời gian mà “vừa xay lúa vừa ẵm em”? Tuy nhiên do ở ta, những qui định về ranh giới này chưa rõ, vì thế mới “ra lò” nhiều quan chức, công chức GS, PGS mà nếu chúng ta thử làm một cuộc kiểm tra trong 5 năm gần nhất họ giảng dạy và nghiên cứu được gì, thì sẽ rõ ngay chức danh học hàm của họ còn thực chất hay không. 

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Lùm xùm rà soát GS-PGS: Còn đâu niềm tin vào "ngôi đền thiêng"?

HẢI ĐĂNG |

Chưa bao giờ trong lịch sử giáo dục, việc xét phong học hàm GS-PGS lại gặp nhiều rắc rối, thị phi như năm nay. Niềm tin vào “ngôi đền thiêng” cuối cùng trong giáo dục đang bị lung lay.

Quy trình, tiêu chuẩn công nhận chức danh GS, PGS hiện nay “rất có vấn đề”

Đặng Chung |

Đây là khẳng định của TS Lê Viết Khuyến– nguyên Vụ phó Vụ giáo dục Đại học (Bộ GDĐT) với Lao Động sau câu chuyện Trưởng khoa Luật của ĐH Công nghiệp TPHCM xin rút khỏi danh sách được công nhận đạt chuẩn chức danh PGS vì "đạo văn".

94 người chưa đủ chuẩn và bao nhiêu người "chưa bị lộ" còn hám danh?

Thế Lâm |

Việc rà soát lại sự công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS) năm 2017 đã xong bước đầu và theo thông tin  thì có tới 94 người bị phản ánh là chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn GS, PGS  như thiếu giờ giảng, thiếu bài báo nghiên cứu khoa học…

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Lùm xùm rà soát GS-PGS: Còn đâu niềm tin vào "ngôi đền thiêng"?

HẢI ĐĂNG |

Chưa bao giờ trong lịch sử giáo dục, việc xét phong học hàm GS-PGS lại gặp nhiều rắc rối, thị phi như năm nay. Niềm tin vào “ngôi đền thiêng” cuối cùng trong giáo dục đang bị lung lay.

Quy trình, tiêu chuẩn công nhận chức danh GS, PGS hiện nay “rất có vấn đề”

Đặng Chung |

Đây là khẳng định của TS Lê Viết Khuyến– nguyên Vụ phó Vụ giáo dục Đại học (Bộ GDĐT) với Lao Động sau câu chuyện Trưởng khoa Luật của ĐH Công nghiệp TPHCM xin rút khỏi danh sách được công nhận đạt chuẩn chức danh PGS vì "đạo văn".

94 người chưa đủ chuẩn và bao nhiêu người "chưa bị lộ" còn hám danh?

Thế Lâm |

Việc rà soát lại sự công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS) năm 2017 đã xong bước đầu và theo thông tin  thì có tới 94 người bị phản ánh là chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn GS, PGS  như thiếu giờ giảng, thiếu bài báo nghiên cứu khoa học…