Phong GS, PGS: Cần một cuộc đại phẫu chấm dứt sự mập mờ, lẫn lộn

QUANG ĐẠI |

Sau rà soát, có đến 41 ứng viên đã bị “rớt đài” chức danh GS, PGS, trong đó có nhiều quan chức. Đã đến lúc, cần thay đổi quy định để trả lại chức danh GS, PGS về cho các giảng viên đại học.

Việc xét công nhận học hàm cho quan chức, sau rà soát chức danh GS, PGS, đã bộc lộ hành vi gian dối của một số ứng viên. Theo quy định, tiêu chuẩn “cứng” để được công nhận GS, PGS là phải đảm bảo thâm niên và số giờ dạy tương đương giảng viên đại học.

Theo quy định của pháp luật, quan chức là công chức, đã ăn lương nhà nước thì phải làm việc ngày 8 tiếng cho hoạt động công vụ. Nếu tham gia thỉnh giảng, quan chức chỉ có thể dạy vào thứ 7, Chủ nhật, hoặc… ban đêm. Đó là thời gian mà sinh viên, học viên chính quy cũng được nghỉ. Vậy, các giảng viên thỉnh giảng này chỉ có thể dạy các lớp tại chức?

Mặt khác, để dạy đại học, giảng viên phải có thời gian nghiên cứu lớn hơn thời gian giảng dạy. Đã là cán bộ lãnh đạo, quản lý, công vụ quá bận rộn, thậm chí phải làm việc vào ban đêm, ngày nghỉ, vậy thời gian đâu để nghiên cứu?

Có thể xem xét hồ sơ của ứng viên tại thời điểm trước khi được bổ nhiệm chức danh lãnh đạo. Nếu vậy thì việc công nhận chức danh GS, PGS là không cần thiết và không đúng quy định. Theo Quyết định 174/2008 của Thủ tướng Chính phủ, nhiệm vụ của GS, PGS là: Thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo; giảng dạy, đào tạo đại học, nghiên cứu khoa học, tổ chức hoạt động học thuật… Đây là những nhiệm vụ, chức năng chỉ dành cho giảng viên ĐH, quan chức dù tài giỏi đến mấy, cũng không thể đảm đương được.

Một thực tế nữa là có không ít tiến sĩ “tại chức”, nghĩa là cán bộ, công chức được cử hoặc xin đi học tiến sĩ, nhưng vẫn đảm đương chức vụ. Tình trạng này cũng lặp lại đối với các “giáo sư tại chức”, nghĩa là không thể vừa đảm đương nhiệm vụ cán bộ quản lý, vừa nghiên cứu trình độ tiến sĩ. Họa chăng có phép “phân thân”, các ứng viên mới không phải chạy chọt, gian dối để có bằng đạt chất lượng.

Việc cấp bằng tiến sĩ cho quan chức cũng không phù hợp với mục tiêu đào tạo của trình độ này, theo quy định của Luật Giáo dục là: Giúp nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết và thực hành, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát hiện và giải quyết những vấn đề mới về khoa học, công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn.

Trong khi, quan chức không phải và không thể là người nghiên cứu chuyên nghiệp, và sau khi được cấp bằng, họ cũng tiếp tục làm quan, chứ không nghiên cứu khoa học.

Cần lắm một cuộc “đại phẫu” để chấm dứt tình trạng mập mờ, gian dối, trả lại thực chất và ý nghĩa cho các danh hiệu học thuật cao quý.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Infographic: Quy trình công nhận, bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư diễn ra như thế nào?

Văn Thắng |

Quy trình công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư gồm các bước đăng ký và nộp hồ sơ, thẩm định hồ sơ, xét công nhận đạt tiêu chuẩn tại Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở; ngành, liên ngành và cuối cùng là Hội đồng nhà nước.

Hồ sơ ứng viên GS, PGS không đạt chuẩn: Chưa “chuẩn xác” hay gian lận hồ sơ?

HUYÊN NGUYỄN |

TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GDĐT cho rằng: Nhiều lí do được đưa ra lí giải cho việc hồ sơ 41 ứng viên GS, PGS năm 2017 bị rà soát là không đạt chuẩn như minh chứng không xác thực, hồ sơ chưa chuẩn xác..., xét sâu xa ở đây có là hành vi gian lận hồ sơ, vi phạm nghiêm trọng về đạo đức trong làm nghiên cứu khoa học.

Hàng loạt hồ sơ GS, PGS “gian dối”: Các hội đồng xét duyệt không thể vô can

Đặng Chung |

Chỉ đến khi Thanh tra Bộ GDĐT vào cuộc, hàng loạt điểm “chưa chuẩn xác” trong hồ sơ xét công nhận đạt chuẩn chức danh GS, PGS của các ứng viên mới được phát hiện. Sẵn sàng gian dối, đánh đổi cả danh dự, uy tín của nhà khoa học để mong có được chức danh làm đẹp lý lịch, liệu có đáng?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Infographic: Quy trình công nhận, bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư diễn ra như thế nào?

Văn Thắng |

Quy trình công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư gồm các bước đăng ký và nộp hồ sơ, thẩm định hồ sơ, xét công nhận đạt tiêu chuẩn tại Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở; ngành, liên ngành và cuối cùng là Hội đồng nhà nước.

Hồ sơ ứng viên GS, PGS không đạt chuẩn: Chưa “chuẩn xác” hay gian lận hồ sơ?

HUYÊN NGUYỄN |

TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GDĐT cho rằng: Nhiều lí do được đưa ra lí giải cho việc hồ sơ 41 ứng viên GS, PGS năm 2017 bị rà soát là không đạt chuẩn như minh chứng không xác thực, hồ sơ chưa chuẩn xác..., xét sâu xa ở đây có là hành vi gian lận hồ sơ, vi phạm nghiêm trọng về đạo đức trong làm nghiên cứu khoa học.

Hàng loạt hồ sơ GS, PGS “gian dối”: Các hội đồng xét duyệt không thể vô can

Đặng Chung |

Chỉ đến khi Thanh tra Bộ GDĐT vào cuộc, hàng loạt điểm “chưa chuẩn xác” trong hồ sơ xét công nhận đạt chuẩn chức danh GS, PGS của các ứng viên mới được phát hiện. Sẵn sàng gian dối, đánh đổi cả danh dự, uy tín của nhà khoa học để mong có được chức danh làm đẹp lý lịch, liệu có đáng?