"Người Việt chi mạnh cho tết vì đua đòi và sĩ diện"

Dung Hà |

Với quan niệm “đói giỗ cha, no ba ngày tết”, nhiều người đã không ngần ngại chi mạnh tay mua bán, sắm sửa mỗi dịp tết đến, xuân về.

Theo chuyên gia kinh tế Bùi Quang Tín, điều này dường như đã thành văn hóa của người Việt, cứ đến tết là phải mua sắm. “Năm nay, tôi nhận định rằng, với sự tăng trưởng kinh tế 6,83%, các doanh nghiệp, các tổ chức có thu nhập tốt thì quay ngược lại người dân cũng sẽ có thu nhập tốt, từ đó kéo theo xu hướng và nhu cầu tiêu dùng sẽ nhiều hơn. Tôi cho rằng năm nay người dân sẽ chi càng mạnh tay để mua sắm trong dịp tết”.

Chị Nguyễn Thị Minh (47 tuổi, Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, nhà chỉ có 2 vợ chồng và 2 đứa con nhưng tết nào cũng phải đặt mấy chục con gà, vịt, thêm mấy chục cân cả giò, chả, thịt bò. “Trước tết, vợ chồng về quê một chuyến, mang cả ôtô để chở đồ. Nhà mình ít người thì ăn không hết bao nhiêu nhưng cả 2 vợ chồng đều là con cả, khách khứa cũng nhiều, không thể làm qua loa được”, chị Minh cho biết.

Với quan niệm cả năm mới có một cái tết và cũng chẳng thể làm qua loa để mất mặt vì là con trưởng trong gia đình nên hàng năm, gia đình chị Minh đều chi mạnh tay cho thực phẩm tết, đó là còn chưa kể đến việc trang trí nhà cửa.

Ông Đỗ Văn Lan – nghệ nhân vườn hoa Nhật Tân - cho biết: Đến thời điểm hiện tại, vườn nhà ông đã có người đặt những cây có giá lên tới hàng chục thậm chí là cả trăm triệu đồng để chơi tết. “Tết năm nào, tôi cũng thấy mọi người chi rất mạnh tay, hàng đẹp là đều có người mua cả, người dân cũng không ngần ngại bỏ tiền ra để mua đồ chơi tết” – ông Lan nói.

Nói về điều này, PGS.TS - chuyên gia văn hóa Phạm Ngọc Trung cho rằng, việc người dân hào phóng chi tiêu trong các dịp tết xuất phát từ truyền thống ngày tết phải đủ đầy, thế nhưng, ngày nay việc người ta đua nhau để mua sắm cũng tạo ra mặt trái. Mặc dù nhiều người còn khó khăn, thu nhập thấp nhưng tết đến vẫn bỏ ra một khoản tiền lớn để sắm đồ tết, đến lúc không sử dụng hết lại bỏ đi gây ra lãng phí.

“Tâm lý con gà tức nhau tiếng gáy hay tâm lý sĩ diện dẫn đến tình trạng này, tôi lấy ví dụ ở quê có nhà mổ lợn để ăn tết, nhà khác có thể không cần phải như vậy, chỉ cần mua vài cân ngoài chợ là đủ ăn tết nhưng thấy nhà kia mổ lợn thì nhà mình cũng phải mổ lợn… nó tạo ra sự khó khăn sau tết cho người dân”.

Cũng theo chuyên gia văn hóa Phạm Ngọc Trung, do chạy theo những phong trào hay chi mạnh tay quá nhiều tiền cho tết, thậm chí thâm hụt cả tiền chi tiêu cho những tháng sau đó khiến sau tết nhiều gia đình bị kiệt quệ.

Dung Hà
TIN LIÊN QUAN

Ngắm đào Thất Thốn Nhật Tân giá cả trăm triệu đồng

HOA DŨNG |

Ðào Thất Thốn là loại đào cổ, hiếm và là biểu tượng cho tinh hoa đào Nhật Tân. Để có cây đào thế đẹp, hoa bung nở to, đỏ thẫm đúng dịp Tết là cả một quá trình chăm sóc lâu dài và kỳ công của nghệ nhân. Đào Thất Thốn là loại đào quý, xưa nay hiếm nên được các “đại gia” săn đón trước Tết cả tháng.

Người dân vẫn “thờ ơ” mua sắm Tết

KHÁNH VŨ |

Trong những năm gần đây, thói quen mua sắm, tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán của người dân đã thay đổi khá nhiều: Từ chỗ “ăn Tết” nặng về đời sống vật chất, dành nhiều thời gian cho mua sắm, tích trữ lương thực, thực phẩm, bánh, mứt, kẹo… thì người dân đã chuyển sang mua sắm Tết gọn nhẹ, đơn giản và dành nhiều thời gian quan tâm đến đời sống tinh thần, đi du lịch. Chính vì vậy, dù chỉ còn gần 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán 2018, vẫn không xảy ra tình trạng “chen nhau mua sắm” như trước.

Hải Phòng: “Quấn chăn” chăm đào quý chờ Tết Mậu Tuất

VƯƠNG TRẦN |

Tết Mậu Tuất đang đến thật gần, thời điểm này người dân đang ở xã Đặng Cương (An Dương, Hải Phòng) đang tất bật với các công việc cho vườn đào đón xuân.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Ngắm đào Thất Thốn Nhật Tân giá cả trăm triệu đồng

HOA DŨNG |

Ðào Thất Thốn là loại đào cổ, hiếm và là biểu tượng cho tinh hoa đào Nhật Tân. Để có cây đào thế đẹp, hoa bung nở to, đỏ thẫm đúng dịp Tết là cả một quá trình chăm sóc lâu dài và kỳ công của nghệ nhân. Đào Thất Thốn là loại đào quý, xưa nay hiếm nên được các “đại gia” săn đón trước Tết cả tháng.

Người dân vẫn “thờ ơ” mua sắm Tết

KHÁNH VŨ |

Trong những năm gần đây, thói quen mua sắm, tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán của người dân đã thay đổi khá nhiều: Từ chỗ “ăn Tết” nặng về đời sống vật chất, dành nhiều thời gian cho mua sắm, tích trữ lương thực, thực phẩm, bánh, mứt, kẹo… thì người dân đã chuyển sang mua sắm Tết gọn nhẹ, đơn giản và dành nhiều thời gian quan tâm đến đời sống tinh thần, đi du lịch. Chính vì vậy, dù chỉ còn gần 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán 2018, vẫn không xảy ra tình trạng “chen nhau mua sắm” như trước.

Hải Phòng: “Quấn chăn” chăm đào quý chờ Tết Mậu Tuất

VƯƠNG TRẦN |

Tết Mậu Tuất đang đến thật gần, thời điểm này người dân đang ở xã Đặng Cương (An Dương, Hải Phòng) đang tất bật với các công việc cho vườn đào đón xuân.