Mùa lễ hội bắt đầu: Cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc

TÚ NGUYÊN |

Sau Tết Nguyên đán là bắt đầu mùa lễ hội tháng Giêng. Điều này đồng nghĩa với hai ngành văn hóa và công an phải tích cực vào cuộc để những lễ hội truyền thống năm 2017 thực sự mang tính nhân văn vốn có lúc ban đầu và văn minh.

Thống kê chưa đầy đủ, ghi nhận hàng năm cả nước có trên 8.000 lễ hội với bao nhiêu tập tục vừa phát huy truyền thống bản sắc đậm đà dân tộc vừa tồn tại một số hủ tục cần phải vận động nhân dân xóa bỏ.

Thực tế ghi nhận trong nhiều năm qua, nhiều lễ hội phải đối diện với những tập tục lỗi thời, không phù hợp với trào lưu văn minh nhân loại và đạo đức, gây tranh cãi cũng như bức xúc trong xã hội.

Trước hết là các tập tục đốt vàng mã gây ô nhiễm cũng như nguy cơ cháy nổ; tập tục phóng sinh bị thương mại hóa, mất ý nghĩa nhân văn; tập tục rải tiền làm tha hóa nhân cách; tập tục bói toán vô bổ, thần thánh hóa, đưa con người tin tưởng mù quáng vào thế lực siêu nhiên, vốn dĩ chỉ tồn tại ở xã hội chưa văn minh, tiến bộ về khoa học.

Thứ hai là những biến tướng, những cảnh xô bồ chen chúc, tranh nhau, càn lên nhau thậm chí đánh nhau u đầu sứt trán để tranh nhau dâng lễ vật, tranh ấn, cướp lộc, cướp phết, cướp tiền rãi... hay “chặt chém” khách hành hương dưới nhiều hình thức, nhiều thủ đoạn tạo nên một khung cảnh bát nháo mất văn hóa trong lễ hội; làm mất đi ý nghĩa đời sống tâm linh đích thực của dân tộc; làm xấu đi cái nhìn của người nước ngoài đối với truyền thống văn hóa của dân tộc.

Không thể tồn tại trong mùa lễ hội năm nay những điều chưa tốt khi mà mọi người Việt ta đến với lễ hội bằng một niềm tin rất đáng trân trọng: Tưởng nhớ về  quá khứ tốt đẹp để hướng về một tương lai xán lạn; cầu bình bình an, hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội; cầu cho mưa thuận gió hòa để mọi người được an cư lạc nghiệp; cầu cho đất nước phồn vinh, văn minh, tiến bộ…

Điều mà người viết thực sự quan tâm là những lễ hội còn tồn tại những tập tục gây nhiều tranh cãi, bị nhiều người lên án từ nhiều năm nay: Tập tục “Chém lợn trước sân đình tế Thánh” làng Ném Thượng, xã Khắc Kiệm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh hay tục “Đâm trâu” ở Tây Nguyên.

Để từng bước bỏ đi những tập tục trên, từ nhiều năm nay, ngành văn hóa đã phối hợp với địa phương cố gắng làm thay đổi từ cách nghĩ tới cách làm của dân làng: Tư duy một chiều - giữ gìn một truyền thống lâu đời đã có bao đời trước, những người sau bắt buộc phải giữ lấy như một luật cha truyền con nối mà chẳng cần những ý kiến phản biện của ai, cơ quan nào vì bất cứ lý do gì. Đây là một thứ tư duy cực đoan, bảo thủ, phiến diện: Chuyện của làng thì làng tự giải quyết, không cứ gì người khác phải chen vào(?).  

Thường thì chúng ta thấy tư duy này dễ tồn tại ở những người có tuổi - sống lâu lên lão làng (có khuynh hướng sống chăm chăm vào sự trải nghiệm cá nhân), nhất là những người nắm giữ quyền lực (cho dù cái quyền lực đó chỉ bó gọn ở thôn, làng) hay những người có chút ít tiền, của ("nhà giàu đựng lúa bằng ve, chuột ăn không đủ cũng khoe nhà giàu") hoặc những người ở những vùng, miền sâu, xa, chưa tiếp cận với văn minh hiện đại. Nhận định như vậy nên tôi cho rằng, cho dù năm 2017 hay vài năm tới tục “khai đao chém lợn tế Thánh” hay “đâm trâu” có thể tạm thời còn tồn tại theo định hướng mới mà ngành văn hóa đã cố gắng vận động trong năm 2016. Nếu các cơ quan chức năng tích cực vào cuộc và kiên trì vận động thì các tập tục này nhất định sẽ không tồn tại trong tương lai.

Từ khi có khuyến cáo của Tổ chức Động vật châu Á (Animals Asia) cho rằng hành vi chém lợn công khai là man rợ(?), các giới chức từ bộ, tỉnh cho đến chính quyền cơ sở có nhiều cố gắng đưa tục chém lợn công khai sang một chiều hướng khác nhẹ nhàng hơn, kín đáo hơn để vừa không can thiệp quá sâu vào lễ hội vừa phần nào đáp ứng khuyến cáo của tổ chức nêu trên. Những lý do mà chính quyền đưa ra tuy vẫn chưa thuyết phục được người dân làng Ném Thượng lúc đầu nhưng cuối cùng năm 2016, tục “chém lợn tế Thánh” vẫn diễn ra nhưng tiến bộ hơn là không theo “nguyên bản” như những năm trước.

Tôi không phản bác bất cứ một lễ hội nào ở bất cứ vùng, miền nào nếu nó phù hợp với luật pháp và đạo đức truyền thống của dân tộc. Nhưng tập tục “chém lợn” công khai trước sân đình hay “đâm trâu” tế thần linh, trước sự chứng kiến của công chúng (trong đó có cả trẻ em), tôi nghĩ thông qua chính quyền địa phương, cơ quan cấp bộ (như Bộ VH-TT&DL) kiên trì định hướng cho người dân có cách nghĩ và cách làm phù hợp vừa mang tính bảo tồn vừa mang tính nhân văn của một lể hội truyền thống là điều rất cần thiết và nhất định phải làm được, cho dù còn gặp rất nhiều khó khăn trở ngại, tốn nhiều công sức như phải có sự phối hợp nhuần nhuyễn, vận động thường xuyên, kiên trì lâu dài giữa cơ quan cấp bộ và chính quyền địa phương và quan trọng nhất là chính quyền cấp cơ sở.

Phải đối thoại làm sao cho dân làng thấu tình đạt lý tập tục của họ. Cái lý là vì một đất nước văn minh, tiến bộ, giàu đẹp; cái tình là tập tục không bị mất đi mà còn được chính quyền các cấp khuyến khích, hỗ trợ theo một định hướng nhân văn.

Hãy tham gia Diễn đàn! Bạn đọc có thể bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình tại phần Bình luận sau mỗi bài viết; bấm vào chuyên mục "Làm báo cùng Lao Động" hoặc gửi vào địa chỉ email: bandoclaodong@gmail.com; Fanpage Báo Lao Động: www.facebook.com/laodongonline. Bài viết của bạn đọc sẽ được trả nhuận bút. Bình luận (comment) của bạn đọc nhận được nhiều lượt thích (like) sẽ có phần thưởng xứng đáng. Trân trọng cảm ơn mọi đóng góp của bạn đọc.
TÚ NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Tiến Linh: Tết vui nhất khi có gia đình

Thanh Vũ |

Thường xuyên thi đấu xa nhà, với Tiến Linh, dịp Tết là thời gian quý báo để anh có thể đoàn tụ cùng gia đình cũng như hướng đến những mục tiêu mới cho bản thân trong tương lai.

Chuyên gia hướng dẫn cách bảo quản đồ ăn ngày Tết an toàn

Nhóm PV |

Dịp Tết Nguyên đán, nhiều người có thói quen tích trữ thực phẩm, làm nhiều đồ ăn để ăn uống, tiếp khách. Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo, nếu thực phẩm không được bảo quản tốt có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Những vật thể kỳ lạ nhất trong vũ trụ

Anh Vũ |

Hành tinh của chúng ta đại diện cho sự sống, một phần rất nhỏ của các hiện tượng đặc biệt có thể được tìm thấy khắp vũ trụ. Mỗi ngày, các nhà thiên văn học lại đưa ra những điều ngạc nhiên mới về khoảng không bao la ngoài kia.

Khu trọ của những người xa quê ở lại Bình Dương ngày giáp Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Những dãy trọ ở Bình Dương ngày giáp Tết vắng hẳn người. Không gian lắng đọng lại với những người lao động xa quê vì điều kiện kinh tế khó khăn không thể về quê đón Tết, sum họp cùng người thân.

Những ngày cuối năm ở xóm sợ... Tết

Trần Trung - Nguyễn Thúy |

Tết Nguyên đán là dịp mà những con người đang tha phương cầu thực nơi xứ lạ luôn mong mỏi trở về, nhưng tại con ngõ nhỏ 121 Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), điều đó lại hoàn toàn trái ngược. Đối với họ, Tết lại là khoảng thời gian luôn nặng trĩu những tâm tư.

Đổi đời cho nhiều trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Những năm qua, hàng chục trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn ở Đắk Lắk đã được lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh cưu mang, nhận làm con nuôi để giúp ăn học, có một cuộc đời mới sáng sủa hơn.

Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán 2023 có mưa kèm rét đậm hay không?

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng cho biết Tết Nguyên đán 2023 ở miền Bắc khả năng mưa nhỏ mưa phùn vài nơi, sáng sớm có sương mù. Trời phổ biến trạng thái rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.

Những phong tục đón Tết Âm lịch độc đáo trên thế giới

Quỳnh Nga |

Nhiều quốc gia ở châu Á như Hàn Quốc, Mông Cổ, Singapore, Trung Quốc… cũng đón Tết Âm lịch như Việt Nam, có nhiều phong tục đặc sắc.