Lùm xùm vụ giáo sư bị tố đạo văn: Cần có quy định, chế tài cụ thể về đạo văn

QUANG ĐẠI |

Vụ việc GS Nguyễn Đức Tồn - nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học – bị tố đạo văn của học trò nhận được sự quan tâm của dư luận về một thực trạng “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.

Hiện tượng đạo văn khá phổ biến trong các lĩnh vực khoa học, giáo dục, đặc biệt là lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Thậm chí, nhiều người coi đó là bình thường. Đã có nhiều vụ đạo văn làm chấn động giới học thuật, được thực hiện bởi những cá nhân tên tuổi, có học hàm học vị cao, còn các vụ đạo văn nhỏ lẻ thì diễn ra thường xuyên.

Nguyên nhân, theo TS Trần Nam Dũng thể hiện trong một bài báo: “Chúng ta đã không chú ý đến vấn đề giáo dục sự trung thực khoa học cho sinh viên, các học viên khoa học và cả các nhà khoa học. Chúng ta đã không nhận rõ tính chất nghiêm trọng của vấn đề và vì thế sinh viên của chúng ta không được dạy cách tôn trọng bản quyền, không biết những hậu quả của việc đạo văn”.

Cũng theo chuyên gia nói trên, “ở Việt Nam, lỗi đạo văn thường ít bị phạt, cùng lắm chỉ ở mức độ nhắc nhở, yêu cầu bổ sung trích dẫn”.

Một nguyên nhân khác, là hiện pháp luật chưa có định nghĩa rõ ràng về hành vi “đạo văn”, trừ trường hợp “thuổng” nguyên xi toàn bộ tác phẩm, vi phạm bản quyền.

Trong thực tế, hành vi đạo văn rất ít không diễn ra với tình trạng thô thiển như vậy, mà thường được thực hiện tinh vi, với nhiều tiểu xảo. Ví dụ: Cách thứ nhất, copy một đoạn, vài chục trang, thậm chí hàng trăm trang tác phẩm của người khác, nhưng lại “quên” dẫn nguồn, tên tác giả. Hiện tượng thứ 2 là lấy ý tưởng, nội dung của người khác nhưng diễn đạt khác đi. Thứ 3 là lấy kết quả nghiên cứu, khảo sát của người khác để đưa vào công trình của mình.

Đối với cách thứ nhất, hầu như những người quan tâm, chịu khó tìm tòi hoặc chính tác giả mới có thể phát hiện. Trường hợp này thường được người vi phạm bao biện, lấp liếm là “quên” dẫn nguồn, hay đóng dấu ngoặc kép.

Đối với trường hợp thứ 2 rất khó phát hiện và xử lý. Trường hợp thứ 3 cũng khó phát hiện, khó xử lý. Ngoài ra, đạo văn còn thể hiện ở nhiều các thức khác nữa. Có những hiện tượng rất đặc biệt là thầy đạo văn trò, hay đạo văn của chính mình.

Về bản chất, đạo văn là hành vi vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, tại Nghị định số 47/2009 về xử phạt vi phạm hành chính quyền tác giả và các quyền liên quan ban hành ngày 13.5.2009, vẫn chưa có giải thích về hành hành vi “đạo văn”, cũng như các chế tài xử lý (trừ trường hợp “bê nguyên xi”).

Thiết nghĩ, đây là kẽ hở, khoảng trống của pháp luật cần được nghiên cứu để bổ sung, nhằm tạo ra hành lang pháp lý giải quyết các tình huống phát sinh, cũng như tạo nên sức răn đe và tránh được những trường hợp tranh cãi, gây lúng túng cho các bên.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Vụ lùm xùm giáo sư đạo văn: Học trò "phản bác" ý kiến của GS Trần Ngọc Thêm

TS Nguyễn Thuý Khanh |

Liên quan đến lùm xùm Giáo sư (GS) Nguyễn Đức Tồn bị tố “đạo văn” của học trò, Lao Động đã nhận được bài viết của Tiến sĩ (TS) Nguyễn Thúy Khanh - người học trò trong câu chuyện. Bà mong muốn được phản hồi về những phát ngôn của GS Tồn và GS Trần Ngọc Thêm liên quan đến vụ việc này.

Vụ giáo sư bị tố đạo văn của học trò: Học trò sẵn sàng đối chất

Đặng Chung |

Tiến sĩ Nguyễn Thúy Khanh – tác giả luận án “Đặc điểm trường từ vựng ngữ nghĩa tên gọi động vật” mong muốn vụ việc của bà và Giáo sư (GS) Nguyễn Đức Tồn cần đưa ra Hội đồng khoa học xem xét và xử lý dứt điểm.

Vụ giáo sư bị tố “đạo văn”: Phong giáo sư theo kiểu nhân văn, vị tha thì thật nguy hiểm

Đặng Chung |

Việc công nhận, bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư (GS, PGS) ở nước ta vẫn chưa hết nóng, khi vụ việc GS Nguyễn Đức Tồn – nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học – bị “tố” đạo văn của học trò bị “khui lại”.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Vụ lùm xùm giáo sư đạo văn: Học trò "phản bác" ý kiến của GS Trần Ngọc Thêm

TS Nguyễn Thuý Khanh |

Liên quan đến lùm xùm Giáo sư (GS) Nguyễn Đức Tồn bị tố “đạo văn” của học trò, Lao Động đã nhận được bài viết của Tiến sĩ (TS) Nguyễn Thúy Khanh - người học trò trong câu chuyện. Bà mong muốn được phản hồi về những phát ngôn của GS Tồn và GS Trần Ngọc Thêm liên quan đến vụ việc này.

Vụ giáo sư bị tố đạo văn của học trò: Học trò sẵn sàng đối chất

Đặng Chung |

Tiến sĩ Nguyễn Thúy Khanh – tác giả luận án “Đặc điểm trường từ vựng ngữ nghĩa tên gọi động vật” mong muốn vụ việc của bà và Giáo sư (GS) Nguyễn Đức Tồn cần đưa ra Hội đồng khoa học xem xét và xử lý dứt điểm.

Vụ giáo sư bị tố “đạo văn”: Phong giáo sư theo kiểu nhân văn, vị tha thì thật nguy hiểm

Đặng Chung |

Việc công nhận, bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư (GS, PGS) ở nước ta vẫn chưa hết nóng, khi vụ việc GS Nguyễn Đức Tồn – nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học – bị “tố” đạo văn của học trò bị “khui lại”.