Loại “Chí Phèo” khỏi sách giáo khoa: Chúng ta cần cảm ơn ông Nguyễn Song Hiền?

QUANG ĐẠI |

Dư luận chưa nguội vụ đề xuất cải cách chữ quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền, lại tiếp tục “nóng” với đề xuất loại bỏ truyện ngắn “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao ra khỏi chương trình giáo dục phổ thông, vì lo ngại những tác động tiêu cực của tác phẩm tới nhân cách học sinh.

Người nêu ý tưởng, ông Nguyễn Song Hiền, giải thích: “Chúng ta đã và đang hàng ngày chứng kiến những cảnh đau lòng của bạo lực học đường, học sinh "quan hệ" khi còn vị thành niên, học sinh cưỡng bức bạn học... Nếu để nguyên tác phẩm này, mặc nhiên nó đang ca ngợi Chí, ủng hộ Chí, bảo vệ Chí đó cũng là ủng hộ, bảo vệ và cổ xuý những hành vi thú tính và sai trái của Chí”.

Đây là một cách nhìn rất “lạ”, nếu không nói là hài hước, có phần ngây thơ về một tác phẩm văn học quen thuộc với nhiều thế hệ.

Vậy là lâu nay, các giáo sư, tiến sỹ, chuyên gia, nhà giáo, nhà văn hóa, và nhiều thế hệ độc giả trong và ngoài nước… đều đã yếu kém đến mức, không nhận ra được mối “nguy hiểm chết người” từ một tác phẩm văn học? Và bao nhiêu thế hệ học sinh, trong đó có chúng ta, đã bị tác phẩm này “đầu độc” mà không hay biết?

Và chúng ta, phải cảm ơn, tôn vinh phát hiện “động trời” của ông Nguyễn Song Hiền?

Nhưng, thật may mắn, là không có sự bất ngờ, hay phát minh nào trong ý kiến của ông Nguyễn Song Hiền. Thực chất, đó là kết quả của cách đọc-hiểu tác phẩm văn học một cách máy móc, ngây thơ, mang tính chất xã hội học giản đơn.

Nếu áp dụng “phương pháp Nguyễn Song Hiền” (tạm gọi- PV) đọc tác phẩm văn học, chúng ta sẽ có nhiều kết quả khá thú vị: Chuyện cổ tích là lừa dối trẻ em, bằng những điều không có thật, hão huyền? Chuyện “Cây khế” sẽ đưa các em đến một nhận thức lệch lạc: không cần phấn đấu, trí tuệ, chỉ cần tốt bụng, thật thà sẽ trở nên giàu có, hạnh phúc?

Và kiệt tác “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du cũng sẽ rất “nguy hiểm”: Làm học sinh tiêm nhiễm tệ nạn xã hội; nhân vật Thúy Kiều cũng không tiêu biểu cho giai cấp nào của phụ nữ Việt Nam?

Tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng càng “phản giáo dục” hơn: Chỉ cần lừa đảo, lưu manh, đểu giả, là sẽ thành đạt?

Rồi thơ tình của Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính… tiểu thuyết Tự lực văn đoàn… cũng làm học sinh ủy mị, yếu đuối, sa vào yêu đương mơ mộng vẩn vơ, quên mất lý tưởng học tập, rèn luyện?

Nếu theo “tiêu chí” của ông Nguyễn Song Hiền, không chừng chương trình Ngữ văn phổ thông chỉ còn lại lác đác vài ba câu ca dao vô thưởng vô phạt, vài mẩu truyện cười, truyện ngụ ngôn…

Đương nhiên, giới chuyên môn sẽ không mấy bận tâm về việc sẽ có sự thay đổi chương trình Ngữ văn sau đề xuất của ông Nguyễn Song Hiền. Nhưng với đề xuất “độc” này, ông đã trở nên khá nổi tiếng. Và thiết nghĩ, chúng ta cũng không nên quá bức xúc, nặng lời với tác giả.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

"Thị Nở" phản đối việc đưa Chí Phèo ra khỏi sách Ngữ văn 11

Đào Bích |

Người nổi tiếng với vai diễn Thị Nở trong bộ phim "Chí Phèo" tỏ ra ngạc nhiên khi nghe đến ý kiến đề xuất bỏ tác phẩm này ra khỏi sách Ngữ văn 11.

Loại “Chí Phèo” khỏi sách giáo khoa: Tưởng hợp lí nhưng lại vô lí

HUYÊN NGUYỄN |

Bàn về đề xuất loại tác phẩm “Chí Phèo” khỏi chương trình sách giáo khoa, giáo viên Trịnh Quỳnh (THPT Lương Thế Vinh, Nam Định) cho rằng: Dùng văn hóa, chuẩn mực đạo đức và pháp luật của thời hiện đại để phán xét câu chuyện của quá khứ đã là một sự không phù hợp.

Tuyệt đối không thể loại bỏ tác phẩm “Chí Phèo” ra khỏi sách giáo khoa

Đặng Chung |

TS Trịnh Thu Tuyết (nguyên giáo viên dạy Ngữ văn tại trường THPT chuyên Chu Văn An, Hà Nội) cho rằng, ý kiến “loại bỏ tác phẩm Chí Phèo ra khỏi chương trình SGK phổ thông tuyệt đối không thể chấp nhận được”.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

"Thị Nở" phản đối việc đưa Chí Phèo ra khỏi sách Ngữ văn 11

Đào Bích |

Người nổi tiếng với vai diễn Thị Nở trong bộ phim "Chí Phèo" tỏ ra ngạc nhiên khi nghe đến ý kiến đề xuất bỏ tác phẩm này ra khỏi sách Ngữ văn 11.

Loại “Chí Phèo” khỏi sách giáo khoa: Tưởng hợp lí nhưng lại vô lí

HUYÊN NGUYỄN |

Bàn về đề xuất loại tác phẩm “Chí Phèo” khỏi chương trình sách giáo khoa, giáo viên Trịnh Quỳnh (THPT Lương Thế Vinh, Nam Định) cho rằng: Dùng văn hóa, chuẩn mực đạo đức và pháp luật của thời hiện đại để phán xét câu chuyện của quá khứ đã là một sự không phù hợp.

Tuyệt đối không thể loại bỏ tác phẩm “Chí Phèo” ra khỏi sách giáo khoa

Đặng Chung |

TS Trịnh Thu Tuyết (nguyên giáo viên dạy Ngữ văn tại trường THPT chuyên Chu Văn An, Hà Nội) cho rằng, ý kiến “loại bỏ tác phẩm Chí Phèo ra khỏi chương trình SGK phổ thông tuyệt đối không thể chấp nhận được”.