Không chỉ là 25 tỉ đồng mua sữa cho trẻ em nghèo

Trịnh Kiệt |

Những người có mặt tại lễ phát động chương trình “Sữa học đường quốc gia Vì tầm vóc Việt” hôm 29.9 vừa qua đã “choáng một cách hạnh phúc” khi chứng kiến một cặp vợ chồng doanh nhân tuyên bố tặng 25 tỉ đồng mua sữa cho trẻ em nghèo. Đó là vợ chồng ông Lê Văn Kiểm và bà Trần Cẩm Nhung.

Ít người biết, ông Kiểm là ngưới đứng đầu một trong những gia đình doanh nhân lâu năm nhất tại Việt Nam hiện nay (Theo Forber Việt Nam). Nhưng điều mà còn ít người biết hơn, đó là ông từng trải qua một giai đoạn kinh doanh vô cùng sóng gió, từng đứng trước khả năng bị kết án tù.

Theo bài viết đăng tải trên Tiền phong, sự nghiệp kinh doanh của ông Kiểm, bà Nhung bắt đầu cuối thập niên 1970. Lúc đó, kinh tế cả nước chật vật khó khăn, vợ chồng ông quyết định làm thức ăn gia súc rồi ép hạt cao su làm sơn, bột màu xây dựng với thương hiệu Huy Hoàng và lập tức thành công.

Sau đó, ông Kiểm cùng một số cổ đông thành lập ngân hàng Châu Á - Thái Bình Dương. Ông bắt đầu đầu tư vào bất động sản từ đầu những năm 1990. Việc thế chấp đất đai, đầu tư từ tiền vay ngân hàng của ông đưa đến rủi ro, khi khủng hoảng tài chính xảy ra, thị trường địa ốc đóng băng. Ông Kiểm đối mặt với khả năng bị khởi tố, mức án chờ ông có thể là chung thân hoặc thậm chí là tử hình vì những khoản nợ khủng.

Năm 1999, vợ chồng ông viết tâm thư gửi lên Bộ Chính trị và Chính phủ, xin không phải chịu án hình sự, đồng thời chứng minh tài sản của gia đình có thể đảm bảo trả được nợ và xin giãn nợ, khoanh nợ lại trong vòng 3-5 năm. Lá thư đó đã được xem xét, vụ việc đã không bị “hình sự hóa”. Ba năm sau, thị trường địa ốc ấm lên. Ông Kiểm chuộc được gần hết đất, bán đất có tiền để trả toàn bộ số nợ, cộng cả lãi suất ngân hàng. Ông tiếp tục đầu tư kinh doanh thành công. Năm 2008, ông được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

Khoan hãy nói về những thành ông của vợ chồng doanh nhân này. Cái đáng nói ở đây là, nếu như không có cái quyết định “không hình sự hóa quan hệ kinh tế” gần chục năm trước, liệu đất nước có thêm một doanh nhân thành đạt, một doanh nghiệp thành công như hôm nay?

Câu chuyện hình sự hóa các quan hệ kinh tế dường như lúc nào cũng nóng hổi. “Cà phê Xin chào” là ví dụ nhiều người biết gần đây nhất.

Tại hội nghị “Doanh nghiệp - Động lực phát triển kinh tế” tổ chức hồi tháng 4 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng tái khẳng định một số nguyên tắc, đó là không lạm quyền, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự; xử lý nghiêm việc tùy tiện hình sự hóa các quan hệ kinh tế, tạo niềm tin cho nhà đầu tư, doanh nghiệp…

PGS TS Nguyễn Như Phát – Trọng tài Viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) – Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật chia sẻ trên báo Diễn đàn Doanh nghiệp: Trong đời sống pháp luật, người ta nhắc đến những hiện tượng như “hành chính hóa”, “dân sự hóa” và “hình sự hóa”. Hay đơn cử, một hành vi vi phạm pháp luật DN lại bị truy tố hình sự như vụ “cà phê Xin chào” được gọi là “hình sự hóa”… Tất cả những hiện tượng “hóa” đó đều được coi là áp dụng sai pháp luật và đều cần phải được loại bỏ trong trật tự nhà nước pháp quyền.

Theo nghĩa đó, không chỉ Chính phủ mà mọi cơ quan có chức năng thi hành, áp dụng pháp luật đều không được “hình sự hóa” mà không chỉ các quan hệ kinh tế. Vì vậy, đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn của Chính phủ nhằm khắc phục yếu kém vừa qua trong thực thi pháp luật và nhằm kiến tạo thị trường phát triển theo nhà nước pháp quyền.

Một điều rất đáng mừng nữa, đó là Bộ luật hình sự 2015 cũng đã được sửa theo hướng không hình sự hóa quan hệ kinh tế, tạo sự an toàn cho nhà đầu tư. Bộ luật này đang được chỉnh sửa bước cuối, không lâu nữa sẽ có hiệu lực thi hành.

Rõ ràng, các doanh nhân sẽ cảm thấy an tâm, an toàn hơn trong giai đoạn làm ăn không thể nói là dễ thở như hiện nay. Để không chỉ chúng ta có thêm 25 tỉ đồng nữa dành mua sữa cho trẻ em nghèo…

Bạn đọc có thể bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình tại phần Bình luận sau mỗi bài viết; bấm vào chuyên mục "Làm báo cùng Lao Động" hoặc gửi vào địa chỉ email: bandoclaodong@gmail.com; Fanpage Báo Lao Động: www.facebook.com/laodongonline. Bài viết của bạn đọc sẽ được trả nhuận bút. Bình luận (comment) của bạn đọc nhận được nhiều lượt thích (like) sẽ có phần thưởng xứng đáng. Trân trọng cảm ơn mọi đóng góp của bạn đọc.

 

Trịnh Kiệt
TIN LIÊN QUAN

Đổi đời cho nhiều trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Những năm qua, hàng chục trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn ở Đắk Lắk đã được lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh cưu mang, nhận làm con nuôi để giúp ăn học, có một cuộc đời mới sáng sủa hơn.

Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán 2023 có mưa kèm rét đậm hay không?

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng cho biết Tết Nguyên đán 2023 ở miền Bắc khả năng mưa nhỏ mưa phùn vài nơi, sáng sớm có sương mù. Trời phổ biến trạng thái rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.

“Người vận chuyển” những chuyến xe miễn phí đón công nhân về quê ăn Tết

Trần Tuấn |

Để việc đón công nhân về quê ăn Tết diễn ra thuận tiện nhất, lái xe của các doanh nghiệp vận tải đã đưa xe đến khu công nghiệp Thăng Long từ tối hôm trước và ngủ qua đêm chờ công nhân tới.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Người lao động Việt Nam ở nước ngoài: Luôn khắc khoải nỗi nhớ Tết quê nhà

Vương Trần |

Tết Nguyên đán Quý Mão đến nhưng ở nơi xa xứ, nhiều lao động Việt Nam vẫn đang ngược xuôi, mưu sinh với công việc. Xa quê, nơi xứ người, nhiều lao động không khỏi bồi hồi, nhớ hương vị Tết quê.

Nỗi lòng người lao động đón Tết xa quê ở Bình Dương

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Tại Bình Dương, nhiều gia đình công nhân lao động do bị thất nghiệp, giảm giờ làm khiến cuộc sống gặp nhiều khó khăn không thể về quê đón Tết. Người lao động chấp nhận đón Tết ở Bình Dương để tiết kiệm chi phí, lo cho con cái trong năm mới.