Khi đại biểu Quốc hội tự thấy ..."xấu hổ"

Hoàng Thạch Sơn - Bình Phước |

Những kỳ họp Quốc hội vừa qua, có nhiều vị đại biểu chưa thực hiện được lời hứa của mình với cử tri. Do vậy, chưa nói được tiếng nói của dân, nhiều đại biểu trong quá trình họp không phát biểu … thậm chí cả kỳ họp không phát biểu. Hoặc nếu có phát biểu thì cũng chưa đi thẳng vào vấn đề mà dư luận quan tâm, thật sự chưa đáp ứng được sự nguyện vọng của cử tri...

Ngày 17.3.2016, báo Dân trí đăng bài Vì sao Đại biểu Dương Trung Quốc tự thấy… “xấu hổ”? đọc xong, tôi chợt nghĩ có bao nhiêu Đại biểu tự thấy… “xấu hổ” như đại biểu này? Nếu nhìn nhận khách quan và đánh giá thẳng thắn, nhiều người sẽ nói rằng ông Dương Trung Quốc là mẫu Đại biểu được người dân quan tâm và kỳ vọng , bởi mỗi lần ông đăng đàn là mỗi lần nghị trường trở nên “nóng”, truyền thông cũng “dậy sóng”, vì những phát biểu của ông là sự xoáy thẳng vào những vấn đề nóng hổi, bức xúc, thậm chí là vấn đề nhức nhối, liên quan đến cuộc sống người dân, vận mệnh tổ quốc.

Phát biểu của ông làm mọi người nhớ tới bài phát biểu gây “chấn động” nghị trường của bà Đào Thị Biểu (thường gọi Sáu Trầu), đại biểu Quốc hội tỉnh Cửu Long (nay là Vĩnh Long) trước nghị trường Quốc Hội năm 1985; hay phát biểu của Đại biểu Quốc hội - Trung tướng Nguyễn Quốc Thước những năm trước đây. Đó là sự thẳng thắn nhưng rất dân chủ, rất xây dựng và cũng rất hùng biện, khúc triết, có lý, có tình.

Chúng ta đều biết rằng Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Ở đấy tiếng nói của đại biểu có vai trò vô cùng quan trọng đối với cử tri cả nước; Vì đấy là nơi sinh ra những quyết sách quyết định đến cuộc sống của người dân cũng như vận mệnh tổ quốc. Ở đấy Đại biểu thể hiện rõ nhất vai trò, trách nhiệm cũng như lương tâm, đạo đức của mình đối với cử tri. Đó cũng là nơi nhân dân đặt trọn niềm tin của mình.

Trên diễn đàn Quốc hội, nhiều năm nay cử tri luôn dõi theo để lắng nghe tiếng nói của đại biểu; Với Đại biểu Dương Trung Quốc, khi thấy ông cử tri vui mừng. Tiếng nói của ông chính là tiếng nói của cử tri, thể hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân. Thế mà nhiều khi ông tự thấy… “xấu hổ”.

Tại sao Đại biểu Dương Trung Quốc lại tự thấy… “xấu hổ”? Phải chăng ông  chưa thật sự làm được nhiều việc có ích cho nhân dân? Chưa giải quyết được những vấn đề mà nhân dân đang cần? chưa thật sự thỏa mãn vì hứa với cử tri thì nhiều mà những điều mình làm được còn ít? Hay do quá nhạy cảm,vv… Dẫu sao tự “xấu hổ” của ông cũng cho ta thấy được sự trăn trở rất thật của con người có rất lương tâm, trách nhiệm. Điều này thể hiện rõ nét nhân cách của một Đại biểu.

Thời gian gần đây, các kỳ họp Quốc hội luôn được truyền hình trực tiếp, được truyền thông đưa tin, diễn biến của các kỳ họp quốc hội luôn được nhân dân theo dõi sát sao và đánh giá cao; Trong đó, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn thể hiện tính dân chủ ngày càng tiến bộ, chuyên nghiệp…

Trên diễn đàn này, ngày càng xuất hiện nhiều đại biểu được nhân dân mến mộ, nhiều đại biểu thật sự đã để lại dấu ấn sâu đậm trong mỗi kỳ họp quốc hội như các đại biểu Dương Trung Quốc, Trần Du Lịch, Nguyễn sỹ Cương, Nguyễn Minh Thuyết, Bùi Thị An, Lê Văn Cuông, Lê Như Tiến, Nguyễn Bá Thuyền,… phát biểu của các đại biểu này không những thể hiện được lòng yêu nước, tầm cao của trí tuệ, sự hiểu biết sâu sắc, bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần dân chủ… mà còn thấu hiểu được cả tâm tư nguyện vọng của nhân dân.

Chất vấn của các đại biểu này thực sự đã làm "nóng" nghị trường, được nhiều đại biểu cũng như cử tri cả nước đồng tình ủng hộ. Họ đã nói thẳng thắn, không né tránh, không ngại đụng chạm những vấn đề nóng hổi, bức xúc mà dư luận đang quan tâm. Rõ ràng hoạt động chất vấn của các đại biểu đã làm thỏa mãn và đáp ứng được sự kỳ vọng của nhân dân. Hoạt động chất vấn trong mỗi kỳ họp Quốc hội thật sự trở nên chuyên nghiệp hơn, chất lượng hơn, ý nghĩa hơn.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều đại biểu chưa thực hiện được lời hứa của mình với cử tri. Do vậy, chưa nói được tiếng nói của dân, nhiều đại biểu trong quá trình họp không phát biểu … thậm chí cả kỳ họp không phát biểu. Hoặc nếu có phát biểu thì cũng chưa đi thẳng vào vấn đề mà dư luận quan tâm, thật sự chưa đáp ứng được sự nguyện vọng của cử tri. Đáng buồn hơn còn vắng họp, gần đây vào 10g20 sáng 14-11-2015 khi Quốc hội tham gia biểu quyết toàn văn Nghị quyết về ngân sách trung ương năm 2016, có đến 102 Đại biểu vắng mặt. Sự vắng mặt này phản ánh rõ nhất vai trò, trách nhiệm, lương tâm của đại biểu đối với cử tri. Đại biểu đi họp mà vắng mặt thì cử tri còn trông chờ được gì nữa?

Lại có những đại biểu khi trả lời chất vấn thì cứ quanh co, hỏi một đường trả lời một nẻo; không những không dám nhận trách nhiệm về mình mà còn loanh quanh “câu giờ”, tránh lỗi, kiểu trả lời như vậy đã làm cho nhiều đại biểu đang ngồi họp phải cười, cử tri theo dõi qua truyền hình cũng phải cười. Song, cười mà đau, cười mà xót. Nhiều đại biểu trả lời chất vấn vòng vo đến mức Chủ tịch Quốc hội phải nhắc nhở “Câu hỏi của đại biểu đơn giản thôi, đồng chí nói dứt điểm đi”; Còn người chất vấn thì không hề hài lòng. Đại biểu Trương Văn Vở (Đồng Nai) đã  phải thốt lên “…Bộ trưởng trả lời như thế này thì tôi biết phải nói thế nào với cử tri”.

Vấn đề đặt ra ở đây là vì sao trong các phiên chất vấn của kỳ họp Quốc hội nhiều đại biểu sao cứ ngồi yên, sao không phát biểu? hoặc nếu có phát biểu thì sao không nói thẳng những vấn đề mà dư luận đang rất quan tâm, đang nóng bỏng, đang bức xúc?

Tại sao khi trả lời chất vấn nhiều đại biểu là “tư lệnh” ngành lại cứ vòng vo, loanh quanh, né tránh mãi như vậy? Phải chăng người hỏi cũng như người trả lời họ quá hồi hộp, quá lo lắng, quá “ngợp” khi phải đăng đàn? Phải chăng họ không nắm vững lĩnh vực mà mình quản lý? Phải chăng do trình độ, năng lực? phải chăng…  dẫu có nhiều lí do hơn nữa thì rõ ràng những đại biểu như vậy đã làm giảm niềm tin, giảm sự kỳ vọng của nhân dân, giảm chất lượng cũng như tính chuyên nghiệp của kỳ họp Quốc hội. Họ đã thất hứa với mình, thất hứa với cử tri – những người đã tin tưởng bỏ phiếu bầu cho họ.

Đến đây, bất chợt tôi nhớ tới cảnh báo của Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến về xuất hiện tình trạng lãnh đạo địa phương “vận động” các đại biểu Quốc hội trước mỗi kỳ họp: “Có thể chất vấn, nói về bất cứ vấn đề gì, trừ tham nhũng ra, bởi việc đó chẳng khác nào vạch áo cho người xem lưng”(báo Người lao động ngày 7.11.2013). Tại sao lại “vận động” đại biểu không nói đến tham nhũng?

Vai trò, trách nhiệm của đại biểu là rất to lớn, góp phần quyết định đối với sự nghiệp phát triển của đất nước, của nhân dân. Bác Hồ từng nói: “Quốc hội phải có những đại biểu thật xứng đáng, những đại biểu một lòng một dạ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân và phục vụ chủ nghĩa xã hội” chính là vì lẽ đó.

Cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân đang đến gần, làm sao để sáng suốt lựa chọn được những người có tài, có đức xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, để thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng, hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” là trách nhiệm của cử tri.

Song, khi được chọn lựa đại biểu phải không ngừng nổ lực phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng để có phẩm chất tốt đẹp, bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ dũng cảm để thực hiện sứ mệnh thiêng liêng mà cử tri tin tưởng giao phó; Đại biểu phải biết tự vấn và tự… “xấu hổ” với những điều mà mình hứa nhưng làm chưa được trọn vẹn với cử tri, với nhân dân.

Như vậy mới có thể tiến bộ, mới có thể làm đúng vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ, lương tâm và đạo đức của mình, xứng đáng là người đại biểu của nhân dân. 

Hoàng Thạch Sơn 

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Phước 

Hoàng Thạch Sơn - Bình Phước
TIN LIÊN QUAN

Hàng trăm khách Việt có mặt ở Thái Lan cổ vũ trận chung kết AFF Cup

Ý Yên |

Từ 17h, không khí bên ngoài sân vận động Thammasat đã nóng lên với tiếng reo hò cổ vũ của hàng trăm cổ động viên trước trận chung kết AFF Cup giữa Việt Nam và Thái Lan.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Vụ việc cháu bé rơi xuống hố bê tông: Đã rút được đoạn cọc đầu tiên

PHONG LINH |

Tỉnh Đồng Tháp thông tin đã rút được được đoạn cọc bê tông đầu tiên tại công trình cầu Rọc Sen, nơi cháu bé 10 tuổi bị rơi xuống trước đó.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.