Hủ tục - giữ hay bỏ: Các biến tướng của lễ hội

B.B.Đ |

Lễ hội chém lợn của làng Ném Thượng (Bắc Ninh) khai màn cho gần 9.000 lễ hội trong năm, gây “sóng gió” trên dư luận với những luồng ý kiến trái chiều. Trong đó, nhiều ý kiến cần loại bỏ những hủ tục lạc hậu - dù đó là tập quán từ ngàn xưa. Hình ảnh chém lợn một cách dã man mà con người đã hành xử với con vật đã không còn nằm trong lễ hội của một làng, nó đã trở thành sự quan tâm của đông đảo người dân khi mà cuộc sống đang cần cái thiện hiện hữu ngày càng nhiều để loại bỏ cái ác.
Những ý kiến trái chiều

 

Con lợn bị trói bốn chân đưa ra giữa sân đình của làng Ném Thượng trong tiếng hò reo, phấn khích của người xem. Không thể không động lòng trắc ẩn khi thấy một cô gái áo dài, khăn đóng lau nước mắt cho con lợn, một thanh niên đang cố ấn vào miệng lợn chai nước... được xem là sự đặc ân của con người với con lợn trước khi khai đao “hành quyết”.

Con lợn bị bốn người ở bốn góc giữ dây buộc chân, đúng giờ ngọ, sau tiếng trống khai đao, hai người đàn ông lực lưỡng giơ cao thanh đao chém vào vùng cổ lợn. Trong vài phút con lợn bị phanh thây, máu me be bét, dòng người xô vào cố quệt được tí máu lợn vào đồng tiền trên tay để có được sự may mắn cả năm.

Những hình ảnh đó gây nên làn sóng phản ứng của không ít cư dân mạng về một lễ hội không có tính nhân văn - dù con lợn là vật nuôi, là nguồn thực phẩm không thể thiếu của người dân, nhưng với cách giết lợn như diễn ra tại lễ hội làng Ném Thượng thì quả là... phản cảm. Không ít người xem còn trẻ đã phải rùng mình, nhắm mắt để không tận mắt chứng kiến hành vi được cho là dã man của con người với con vật.

Nhưng, người làng Ném Thượng có lý của mình khi khôi phục lễ hội này - người dân trong làng tự hào về một nghi thức đầy ý nghĩa khi Thành hoàng làng Lý Đoàn Thượng chém lợn để khao quân. Là nhà nghiên cứu văn hoá, trả lời trên VnE, Giáo sư Nguyễn Chí Bền - nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia - nói rằng, nên để người dân giữ nguyên tục chém lợn truyền thống. Nghi thức chém lợn là nghi thức hiến sinh để người dân địa phương dâng lên vị thành hoàng món thực phẩm ngài đã dùng khi sinh thời. Ta nên tôn trọng ý nguyện cộng đồng là để họ duy trì nghi thức truyền thống, bởi hơn ai hết, cộng đồng là nơi lưu giữ, bảo vệ tốt nhất di sản của họ.

Trong khi đó, cũng đề cập đến lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng, tờ Thể Thao Văn Hóa đã có bài viết “Thành hoàng làng Ném Thượng là cướp”. Đây là nội dung gây sốc với khá nhiều người. Nhà nghiên cứu văn hóa Toan Ánh đã viết trong cuốn sách “Hội hè đình đám” được Nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 2005 có chi tiết: Thành hoàng làng này họ Lý không rõ tên gì nhưng được gọi là Lý Công, lúc sinh thời làm nghề ăn cướp, chết gặp giờ linh nên được dân làng thờ phụng làm Thành hoàng.

Lễ hội bị biến tướng

Cho dù là tập quán từ ngàn xưa - theo lời người dân làng Ném Thượng - nhưng việc “khai đao” với con lợn dưới góc nhìn của thế hệ trẻ vẫn là điều không nên làm, trong bối cảnh cuộc sống mà con người đang rất cần hướng đến cái thiện. Bởi, chỉ trong có mấy ngày nghỉ tết, có trên 6.200 người bị thương tích do đánh nhau, trong đó có tới vài chục người bị chết. Ở thời buổi mà anh em ruột thịt, chỉ vì xích mích khiến “người thì chết, kẻ vào tù”, hoặc sẵn sàng đâm chết người chỉ vì bị coi là nhìn đểu hoặc một lời nói bâng quơ... thì việc duy trì một lễ hội mang tính tàn bạo, dã man như lễ hội chém lợn cũng cần phải cân nhắc giữa cái lợi và cái hại.

Những ngày qua, cộng đồng mạng không khỏi giật mình và suy ngẫm khi thấy những bức hình bạo lực trong lễ hội đền Gióng. Theo GS Ngô Đức Thịnh - Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia - hoạt động mang tính chất “chân, tay” trong các lễ hội truyền thống xưa thì chỉ mang tính chất tượng trưng, được thể hiện trên tinh thần vui vẻ, không hề có dấu ấn của “tả xung hữu đột” như vừa xảy ra tại lễ hội đền Gióng. Việc tấn công, cướp giật đó là sự lợi dụng truyền thống để thỏa mãn lòng tham và cuồng vọng cá nhân và rất phản truyền thống, phản văn hóa.

Dư luận lên án gay gắt và bày tỏ thái độ là không thể chấp nhận hành vi giẫm, đạp lên nhau cướp, giật đồ lễ để lấy may như tại lễ hội đền Gióng (Hà Nội), đền Trần (Nam Định) bao năm qua... Hình ảnh của việc cướp, giật lễ không còn gói gọn trong một lễ hội mà nó có ảnh hưởng rất xấu trong cộng đồng. Do đó, không thể cứ lấy cái gọi là niềm tin, tín ngưỡng là tập tục để duy trì hủ tục lạc hậu và bị biến tướng như hiện nay.

Bạn đọc có ý kiến đóng góp cho diễn đàn "Hủ tục lạc hậu - giữ hay bỏ” xin gửi về địa chỉ: toasoan.laodong@gmail.com.
Xin cảm ơn sự cộng tác của các bạn.
B.B.Đ
TIN LIÊN QUAN

Không phát huy thế mạnh của thời kỳ dân số vàng sẽ là lãng phí rất lớn

PHẠM ĐÔNG |

Theo đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa, nếu chúng ta không có chính sách để tận dụng thời cơ và phát huy thế mạnh của thời kỳ dân số vàng thì đây sẽ là lãng phí rất lớn, có tác động tiêu cực về nhiều mặt và kéo dài qua nhiều thế hệ.

Châu Á chìm sâu trong giá rét suốt 3 ngày Tết Nguyên đán

Thanh Hà |

Hàn Quốc trải qua ngày lạnh nhất trong năm vào mùng 3 Tết Nguyên đán trong khi Trung Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ... cũng trải qua đợt giá rét kỷ lục.

Nghệ sĩ Trung Anh: Rất hiếm để có người thứ hai như NSND Trần Tiến

Hải Minh |

NSND Trần Tiến sinh năm 1937 tại Hà Nội. Ông bắt đầu hoạt động nghệ thuật từ năm 1954 bằng những vai hề chèo.

Doanh nghiệp Việt đừng quên thị trường nội địa gần 100 triệu dân

Anh Tuấn |

Dù tự hào về thành tích xuất khẩu trong năm 2022, nhưng các chuyên gia cho rằng, để hạn chế rủi ro của thị trường xuất khẩu khi gặp tình huống bất thường, thị trường nội địa với gần 100 triệu người tiêu dùng cần được quan tâm đúng mức.

Top 3 Hoa hậu Việt Nam 2022 bật mí cách ứng phó câu hỏi khó ngày Tết

Nhóm PV |

Nhân dịp đầu Xuân năm mới, Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện cùng top 3 Hoa hậu Việt Nam 2022: Hoa hậu Thanh Thủy, Á hậu Trịnh Thùy Linh và Á hậu Ngọc Hằng.

Thêm vụ xả súng hàng loạt khác ở California, 7 người chết

Thanh Hà |

Một vụ xả súng hàng loạt khác xảy ra ở bang California, Mỹ trong chiều 23.1 khiến 7 người chết. Đây là vụ xả súng thứ 2 ở California trong vòng 3 ngày.

Vòng loại World Cup 2026 và cơ hội của bóng đá Đông Nam Á

NGUYỄN ĐĂNG |

Chuyên gia bóng đá Hàn Quốc -  Choi In-young nhấn mạnh các đội bóng lớn ở Châu Á cần phải dè chừng sức mạnh từ các đội ở Đông Nam Á, trong đó có tuyển Việt Nam với những tiến bộ dưới thời huấn luyện viên Park Hang-seo.

Điều gì đang chờ đợi ngành ngân hàng trong năm 2023?

Thái Mạnh |

2022 đánh dấu một năm ngân hàng tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh kinh tế bứt phá. Tuy nhiên, những thách thức vĩ mô tiếp diễn và điều kiện tài chính thắt chặt hơn sẽ là trở ngại của ngành ngân hàng trong năm 2023. Báo Lao Động có cuộc trao đổi với ông Simon Chen - Tổng Giám đốc CTCP xếp hạng tín nhiệm Việt Nam về những điều đang chờ đợi ngành ngân hàng trong năm 2023.