Học sinh giật mình thon thót, không biết sắp tới sẽ được mang ra “thử nghiệm” gì nữa?

Hoàng Văn Thái |

Tôi là một người cầm phấn thế hệ 7x, xin được góp tiếng nói về vấn đề đang gây bức xúc trong dư luận xã hội, đó là đổi mới căn bản và toàn diện GDĐT.

Tôi không hiểu sao những năm gần đây nền giáo dục lại “đổi mới”, “cải cách” nhiều đến thế. Thường thì khi một công việc, một cách làm yếu kém, không đạt yêu cầu hoặc không còn phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế thì người ta mới cải cách. 

Đằng này trong báo cáo của Bộ GDĐT và các Sở giáo dục đều cho rằng ngành GDĐT có nhiều ưu điểm, tiến bộ. Thậm chí nếu xem tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2016 của các tỉnh, thành phố đều xấp xỉ 90% đến 95% , cá biệt có những tỉnh, thành phố có tỉ lệ tốt nghiệp gần 100% thì chúng ta còn “đổi mới”, “cải cách” để nâng tỷ lệ này là 100% trong cả nước hay sao? 

Tôi nói điều này là vì trong chương trình thời sự ngày 07/9/2016 và trong cuộc trả lời phỏng vấn báo VNExpress của ông Phùng Xuân Nhạ - Bộ trưởng Bộ GDĐT có nhắc đến đổi mới thi THPTQG và các phương án tuyển sinh 2017, trong đó Bộ Giáo dục dự định thí sinh thi bốn bài thi trong đó ba bài thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một bài thi tự chọn giữa Khoa học tự nhiên (tích hợp giữa các môn Vật lý, Hóa học và Sinh học) và Khoa học xa hội (tích hợp giữa các môn Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân). 

Theo ông Phùng Xuân Nhạ - Bộ trưởng Bộ GDĐT thì thi như thế để đánh giá năng lực của học sinh và giảm tải cho học sinh cũng như phụ huynh. Theo ý kiến của riêng tôi thì thi như thế không những không giảm tải mà thêm tải vì học sinh phải học tất cả sáu môn! Nếu nói trong bài thi Khoa học tự nhiên gộp cả ba môn là giảm tải thì chắc là quý vị đã học lâu quá rồi nên quên – ba môn này với ba cuốn SGK to đùng với bao kiến thức hàn lâm được nhồi nhét một cách vô tội vạ thì các em sẽ học phần nào, bỏ phần nào? Đó là chưa kể còn hệ thống kiến thức của cả chương trình lớp 10 và 11 của ba môn đó mà các giáo viên ra đề còn tích hợp trong các câu hỏi thi thì các em sẽ học như thế nào?

Tôi còn nghe các em học sinh học lớp 12 năm nay kháo nhau là nếu thi kiểu này thì thôi, không học phần tự chọn nữa và khi vào thi thì đánh “lụi” vì muốn học cũng không biết bắt đầu từ đâu. Đó là chưa kể các em đã có tới 12 năm học theo kiểu thi hàn lâm, nay đùng một cái thi kiểm tra năng lực thì các em sẽ thi như thế nào? (Xin nói thêm rằng trong thực tế giáo dục nước ta hiện nay đang tồn tại vấn nạn thi gì học nấy). 

Tôi không phản đối việc cải cách giáo dục bởi nền giáo dục của chúng ta quả thật có nhiều vấn đề - từ giáo dục toàn diện cho học sinh phổ thông (gồm kiến thức, kỹ năng, thể dục thể thao), giáo dục đạo đức, đào tạo bậc Đại học và sau Đại học (như lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói khi tham dự Hội nghị tổng kết năm học của Ngành Giáo dục năm học 2015-2016) – nhưng tôi thiết nghĩ đến năm học 2018-2019 thì ngành Giáo dục sẽ thay đổi chương trình và SGK theo hướng tích hợp. Khi đó Bộ Giáo dục mới nên thay đổi cách thi như trên để vừa phù hợp với cách dạy, vừa tránh việc tạo sự lo lắng cho phụ huynh, học sinh và cả giáo viên. 

Tôi không thể tưởng tượng được là trong ba năm mà ngành Giáo dục đã đổi mới cách thi tới hai lần và một lần chỉnh sửa quy chế. Hay là Bộ GDĐT đang đào tạo năng lực “thích nghi” cho học sinh mà không chịu nói rõ cũng nên. Đến đây tôi chợt nghĩ đến cuộc vận động “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” mà bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân phát động vào năm 2007. Thiết nghĩ, nếu như ngày đó, Bộ GDĐT không sợ dư luận xã hội kêu ca về chất lượng giáo dục mà cứ thực hiện triệt để cuộc vận động (như Bộ đã chỉ đạo các địa phương) thì nền giáo dục nước nhà đã tốt đẹp lên biết bao. Những thầy cô nào giảng dạy qua thời kỳ đó, đặc biệt là các tỉnh thành thực hiện cuộc vận động một cách nghiêm túc từ 3 năm đến 4 năm sẽ cảm nhận rõ nhất những chuyển biến trong nhận thức của học sinh và phụ huynh thời kỳ đó. Tôi thiết nghĩ trong năm học 2016-2017 và 2017-2018 Bộ GDĐT nên giữ nguyên phương án thi THPTQG như cũ và điều chỉnh một số bất cập trong công tác tuyển sinh. Còn lại bộ GDĐT nên dành thời gian, nhân lực, vật lực cho nhiệm vụ đổi mới căn bản và toàn diện GDĐT như NQ Đảng đã đề ra, trong đó có đổi mới cả cách kiểm tra và thi cử chứ không phải kiểu đổi mới nửa vời, chụp giật, bất cập như hiện nay. 

Đừng biến các em thành “chuột bạch”, suốt ngày giật mình thon thót không biết sắp tới mình sẽ được mang ra “thí điểm”, “thử nghiệm” những sáng kiến nào nữa!

(Hoàng Văn Thái - hdthingan76@gmail.com)

Hãy tham gia Diễn đàn! Bạn đọc có thể bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình tại phần Bình luận sau mỗi bài viết; bấm vào chuyên mục "Làm báo cùng Lao Động" hoặc gửi vào địa chỉ email: bandoclaodong@gmail.com; Fanpage Báo Lao Động: www.facebook.com/laodongonline. Bài viết của bạn đọc sẽ được trả nhuận bút. Bình luận (comment) của bạn đọc nhận được nhiều lượt thích (like) sẽ có phần thưởng xứng đáng. Trân trọng cảm ơn mọi đóng góp của bạn đọc.
Hoàng Văn Thái
TIN LIÊN QUAN

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Khổ luyện để trở thành kỳ nữ Mai hoa thung

Tạ Quang |

Để có thể biểu diễn Mai hoa thung, các vận động viên phải khổ luyện, thành thạo múa lân truyền thống và bắt buộc là phải biết võ thuật. Những chú lân bay nhảy trên dàn cọc sắt, cao từ 1m đến 3m, kết hợp với các động tác tung hứng mạo hiểm, tạo nên những pha thót tim.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội nhận 10.000 USD cảm ơn

Việt Dũng |

Ngoài chỉ đạo cấp dưới thương thảo, đàm phán nhà thầu "hỗ trợ" 2-5% giá trị gói thầu, cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn còn nhận "cảm ơn".