Học cho… cha mẹ!

Trung Hiếu |

Chiều 11.4, một nam sinh lớp 10, Trường Nguyễn Khuyến (TPHCM) đã nhảy từ mái tôn lầu 4 của trường xuống đất và tử vong tại chỗ. Cái chết của em gây xúc động mạnh không chỉ trong thầy trò ngôi trường chuyên, mà xã hội một lần nữa chấn động với câu chuyện giáo dục.

Trước khi tự sát, nam sinh H.T.C đã để lại một thư tuyệt mệnh với nội dung do áp lực học tập; điểm số và hơn hết là mong đợi từ gia đình muốn con mình được học lớp đứng đầu khối. Theo các thầy cô giáo, bạn đồng học, ngay khi phát hiện C có ý định tử tự, nhiều người đứng cách đó 3 mét hết lời khuyên can, nhưng em vẫn gieo mình xuống đất.

Điều đó cho thấy sự tuyệt vọng của em đã đến tận cùng và quyết tâm lìa bỏ cuộc sống quyết liệt đến mức nào. Và đáng buồn thay, thử tìm kiếm trên mạng toàn cầu, các trình duyệt có thể cung cấp ngay hàng loạt vụ học sinh, sinh viên tự sát gần đây do áp lực học tập, xung đột bạn bè… 

Câu chuyện đua nhau cho con vào trường chuyên, lớp chọn đã và diễn ra nhan nhản hàng năm nay trên khắp đất nước. Những ngày đầu tháng 4, 5 này, không khó để bắt gặp hình ảnh ông, bà, cha mẹ tập trung chầu chực từ 1, 2 giờ sáng trước cổng nhiều ngôi trường, với hy vọng tìm cho con, cháu mình một chỗ ngồi tốt trong những ngôi trường nổi tiếng.

Sau cái chết của nam sinh C, mạng xã hội cũng dậy sóng với hàng trăm câu hỏi đặt ra trong giới học sinh, sinh viên và phụ huynh. Học giỏi để làm gì? Tại sao phải trường chuyên, lớp chọn? Vào trường chuyên là cho các em hay vì chính các bậc phụ huynh ?

Nhà báo Hoàng Thái sáng sớm nay đặt trên tường nhà mình một câu hỏi đau xót giành cho các bậc phụ huynh: “Chẳng lẽ u mê này không còn lay tỉnh được sao? Hãy nhắm mắt lại và hình dung gương mặt cậu học trò ấy trước khi thực hiện cú nhảy để thoát khỏi vũng lầy này”.

Nick Vũ Song Anh kể về con gái 8 tuổi đang học một trường chuyên tiểu học ở Đà Nẵng: “Bống đi học về nói, bạn X điên rồi, nên cha lên lớp xin cho nghỉ học rồi mẹ ạ. Bạn ấy học văn hai cô, học toán 2 thầy… !”.

Hỡi các bậc phụ huynh, bao giờ mới cho con mình trở lại người bình thường? Đó là tiếng kêu của một thầy giáo đang dạy lớp 10 một trường chuyên ở Quảng Ngãi. Anh cho biết, không ít người vì trước đây học hành không bằng ai, vì vậy quyết tâm bằng mọi giá, không tiếc tiền của ép buộc con mình phải hơn hẳn bạn bè cùng lứa bằng thành tích học tập…

Và bao câu chuyện đau lòng khác đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra khi cha mẹ sử dụng thành tích học tập, duyên phận, công, dung, ngôn, hạnh… của con, để làm đẹp cho cuộc sống, hình ảnh mình trước bạn bè, bà con chòm xóm… Xin hãy tỉnh ngộ đi các bậc cha mẹ!

Trung Hiếu
TIN LIÊN QUAN

Báo động học sinh bị trầm cảm, tự tử vì áp lực học hành

đặng chung |

Đặt quá nhiều kỳ vọng vào con, bắt con học cho bằng bạn bằng bè, học ở trường, ở nhà rồi ra trung tâm... Tất cả những hành động đó của phụ huynh đang khiến việc học tập không còn là cánh cửa mở ra tương lai, mà trở thành nguyên nhân khiến con em mình vào bệnh viện vì trầm cảm, thậm chí có hành động dại dột.

Học sinh ở các nước có "mất ăn, mất ngủ" vì học thêm?

Dung Hà |

Bệnh thành tích, áp lực học tập, thi cử, điểm số đã đẩy học sinh Việt Nam vào một cuộc đua "học thêm" để "nâng cao thành tích". Học sinh nước ngoài có phải học thêm?

“Hãy cho em được ngủ!”

HUYÊN NGUYỄN - GIANG LINH |

Ngủ ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào đang là một trong những biểu hiện đáng lo ngại về tình trạng thiếu ngủ của học sinh hiện nay.

Biến cố ngành y: Thiếu thuốc, vật tư y tế

Nhóm PV |

Theo PGS.TS Nguyễn Việt Hùng – Nguyên Trưởng khoa Nhiễm khuẩn – BV Bạch Mai, việc thiếu thuốc, vật tư y tế là cuộc khủng hoảng không đáng có trong thời bình. Dù đã có những cảnh bảo từ tháng 6.2022 nhưng ngành y không có ngay các giải pháp tháo gỡ. Gần 9 tháng sau, Nghị quyết 30 của Chính phủ ban hành mới bắt đầu tạo ra những hi vọng gỡ các nút thắt. Tuy nhiên, để gỡ dứt điểm, Bộ Y tế cần phải có những thông tư, hướng dẫn chi tiết dành cho các bệnh viện.

Nam diễn viên gốc Việt đoạt Oscar 2023: Vợ từng nói, thời của tôi sẽ đến

Chí Long |

Quan Kế Huy chính thức trở thành diễn viên đầu tiên giành tượng vàng Oscar với chiến thắng thuyết phục tại mùa giải năm nay.

Vấn đề thu hồi đất, tái định cư nhận nhiều góp ý ở dự thảo Luật Đất đai

Cát Tường |

Các vấn đề nhận được nhiều ý kiến góp ý trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gồm: Quy định chung; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;...

Công an Tiền Giang ra quân xử lý cát tặc sau phản ánh của Báo Lao Động

Thành Nhân |

Sau khi Báo Lao Động phản ánh về tình trạng nhiều tàu khai thác cát trái phép "tung hoành" hạ nguồn sông Tiền, lực lượng công an tỉnh Tiền Giang ra quân bắt quả tang 6 tàu, ghe liên quan đến việc khai thác cát trái phép.

"Tầm nhìn biển" được khắc lên đá núi Ngũ Hành Sơn từ thế kỷ XVIII

Thanh Hải |

Đầu tháng 3.2023, UBND TP.Đà Nẵng đón nhận bằng công nhận Ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Báo động học sinh bị trầm cảm, tự tử vì áp lực học hành

đặng chung |

Đặt quá nhiều kỳ vọng vào con, bắt con học cho bằng bạn bằng bè, học ở trường, ở nhà rồi ra trung tâm... Tất cả những hành động đó của phụ huynh đang khiến việc học tập không còn là cánh cửa mở ra tương lai, mà trở thành nguyên nhân khiến con em mình vào bệnh viện vì trầm cảm, thậm chí có hành động dại dột.

Học sinh ở các nước có "mất ăn, mất ngủ" vì học thêm?

Dung Hà |

Bệnh thành tích, áp lực học tập, thi cử, điểm số đã đẩy học sinh Việt Nam vào một cuộc đua "học thêm" để "nâng cao thành tích". Học sinh nước ngoài có phải học thêm?

“Hãy cho em được ngủ!”

HUYÊN NGUYỄN - GIANG LINH |

Ngủ ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào đang là một trong những biểu hiện đáng lo ngại về tình trạng thiếu ngủ của học sinh hiện nay.