Hạn chế xe máy vào trung tâm: Được thôi, nhưng dân đi bằng gì?

Thế Lâm |

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM đã trình UBND thành phố đề án “Tăng cường vận tải giao thông công cộng kết hợp kiểm soát phương tiện cơ giới giao thông ở TP.HCM”. Theo đó, xe máy có thể bị hạn chế và tiến tới cấm hẳn vào một số quận trung tâm theo một lộ trình từ năm 2020-2030.

Đề án do Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải (Bộ GTVT) nghiên cứu thực hiện. Các quận trung tâm TPHCM được đề xuất theo lộ trình từ hạn chế đến cấm hẳn xe máy gồm quận 1, 3, 5, 10).

Đề xuất hạn chế ôtô, xe máy vào trung tâm TPHCM hay Hà Nội theo giờ, ngày, khu vực, thời gian… không phải là vấn đề mới, mà đã được đề cập đến trong năm 2017. Thậm chí, có những cuộc khảo sát của đơn vị thực hiện đề án còn chỉ ra rằng, “đa phần” các ý kiến đồng thuận với việc hạn chế và tiến tới cấm hẳn ôtô, xe máy vào các quận/khu vực trung tâm Hà Nội và TPHCM.

Cũng là một công dân tại TPHCM, tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương hạn chế xe máy và tiến tới cấm hẳn xe máy vào khu vực trung tâm. Nhưng nếu phải bỏ phiếu để triển khai thực hiện, tôi chỉ gật đầu đồng ý khi chính quyền đã trả lời được câu hỏi: Vậy người dân đi bằng gì?

Vâng, hạn chế hay cấm xe máy vào khu trung tâm TPHCM thì dễ. Dễ cho sự quản lí của các cơ quan chức năng và chính quyền, nhưng sẽ rất khó đối với sự di chuyển của người dân, vốn nặng tập quán đi xe máy để cơ động cho công việc.

Nếu đề án đưa ra đề xuất hạn chế và tiến tới cấm xe máy vào khu trung tâm thành phố không kết nối và song hành được với việc phát triển các phương tiện giao thông công cộng nội đô, thì sẽ rất khó triển khai được trên thực tế.

Hay nói cách khác, chúng ta không thể bàn trước việc hạn chế hay cấm xe máy trong khi nội đô TPHCM hầu như chưa có phương tiện giao thông công cộng hữu hiệu giải quyết việc đi lại trong khoảng cách ngắn và gần của người dân. Khi phần xây dựng các phương tiện giao thông công cộng nội đô còn chưa có hay chưa xong, thì việc hạn chế xe máy dù chỉ là bàn về đề án thôi, cũng trở thành chưa cần thiết vì không có tính khả thi.

Lấy điển hình thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, chỉ mỗi mạng lưới monorail đã giúp giải quyết giảm thiểu nhiều phương tiện giao thông cá nhân vì sự tiện lợi của nó. Khi TPHCM hay Hà Nội xây dựng được mạng lưới giao thông nội đô đa dạng và tiện ích, chính quyền không cần ban hành chính sách hạn chế hay cấm thì không ít người dân cũng tự nguyện giảm bớt việc sử dụng hoặc không sử dụng phương tiện cá nhân.

Trong bối cảnh giao thông đô thị TPHCM đang phức tạp và thậm chí nhiều khi hỗn loạn như hiện nay, trong khi mỗi dự án giao thông công cộng như metro hay monorail cần đến cả chục năm mới triển khai xong, thời hạn 2020, 2025 hay 2030 từ hạn chế đến cấm hẳn xe máy vào trung tâm Sài Gòn xem chừng càng không thể thành hiện thực.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Sở GTVT trình UBND TPHCM đề án liên quan đến cấm xe máy vào trung tâm

M.Q |

Sở GTVT TPHCM vừa trình UBND TPHCM đề án “Tăng cường vận tải giao thông công cộng kết hợp kiểm soát phương tiện cơ giới giao thông ở TPHCM”.  Theo đó TPHCM có thể hạn chế và tiến tới cấm xe máy tại một số quận vào năm 2030.

TP. Hồ Chí Minh: Bao giờ cấm xe máy?

Minh Quân |

Hà Nội đã thông qua lộ trình cấm xe gắn máy từ năm 2030, vấn đề này TPHCM đã đặt ra cách đây hơn 10 năm nhưng loay hoay mãi vẫn chưa đưa ra được một lộ trình cụ thể. Trong thời gian đó, cơ sở hạ tầng của TPHCM không tăng bao nhiêu nhưng xe gắn máy và ô tô cá nhân lại tăng với tốc độ chóng mặt. Theo các chuyên gia giao thông, thành phố cần thiết phải sớm có một lộ trình cụ thể để người dân chuyển đổi hình thức sử dụng phương tiện giao thông từ cá nhân sang giao thông công cộng. Trong đó, để hạn chế và tiến tới cấm xe máy, trước hết, hãy đưa cho người dân một lựa chọn khác tốt hơn.

Bí thư Thành ủy Hà Nội: Ôtô cũng có vấn đề chứ không chỉ hạn chế xe máy là xong

Xuân Hải |

Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đã nói như vậy bên hành lang Quốc hội chiều nay (8.6) khi nói đến quyết sách lớn về giao thông đô thị của thành phố sẽ được HĐND TP. Hà Nội xem xét tại kỳ họp thứ 4, diễn ra vào đầu tháng 7 tới.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Sở GTVT trình UBND TPHCM đề án liên quan đến cấm xe máy vào trung tâm

M.Q |

Sở GTVT TPHCM vừa trình UBND TPHCM đề án “Tăng cường vận tải giao thông công cộng kết hợp kiểm soát phương tiện cơ giới giao thông ở TPHCM”.  Theo đó TPHCM có thể hạn chế và tiến tới cấm xe máy tại một số quận vào năm 2030.

TP. Hồ Chí Minh: Bao giờ cấm xe máy?

Minh Quân |

Hà Nội đã thông qua lộ trình cấm xe gắn máy từ năm 2030, vấn đề này TPHCM đã đặt ra cách đây hơn 10 năm nhưng loay hoay mãi vẫn chưa đưa ra được một lộ trình cụ thể. Trong thời gian đó, cơ sở hạ tầng của TPHCM không tăng bao nhiêu nhưng xe gắn máy và ô tô cá nhân lại tăng với tốc độ chóng mặt. Theo các chuyên gia giao thông, thành phố cần thiết phải sớm có một lộ trình cụ thể để người dân chuyển đổi hình thức sử dụng phương tiện giao thông từ cá nhân sang giao thông công cộng. Trong đó, để hạn chế và tiến tới cấm xe máy, trước hết, hãy đưa cho người dân một lựa chọn khác tốt hơn.

Bí thư Thành ủy Hà Nội: Ôtô cũng có vấn đề chứ không chỉ hạn chế xe máy là xong

Xuân Hải |

Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đã nói như vậy bên hành lang Quốc hội chiều nay (8.6) khi nói đến quyết sách lớn về giao thông đô thị của thành phố sẽ được HĐND TP. Hà Nội xem xét tại kỳ họp thứ 4, diễn ra vào đầu tháng 7 tới.