Đến tết ta lại bàn chuyện nên ăn tết tây

Nguyễn Đắc Thành |

Cứ đến dịp cuối năm, khi sắp đến tết truyền thống của người Việt, nhiều người lại lôi chuyện nên hay không nên ăn tết truyền thống  ra để bàn. Năm nào cũng vậy, cứ đến hẹn là cuộc tranh luận diễn ra nhưng rồi chẳng có năm nào đưa ra được một kết luận.

Mới đây, bài văn với chủ đề “Ghét tết, vì tết làm mẹ mệt mỏi” của một học sinh đã làm dậy sóng cuộc tranh luận chưa có hồi kết đó.

Nhà nghiên cứu văn hóa, PGS-TS Nguyễn Thị Minh Thái cũng đề xuất chỉ nên đón một cái tết trong năm, để tránh lãng phí và tốn kém. Vì cho rằng tết bây giờ đang dần trở thành chuỗi gánh nặng của mọi nhà, với sự cầu kỳ, tiểu tiết trong các công tác chuẩn bị.

Ý kiến của TS. Nguyễn Thị Minh Thái hoàn toàn chưa hẳn là đúng, bởi sự cầu kỳ, tiểu tiết và mâm cao cỗ đầy chưa hẳn đã là sự chuẩn bị của mọi gia đình khi dịp tết đến xuân về. Sự cầu thị, mâm cao cỗ đầy trong tết truyền thống có ai bắt phải như vậy đâu. Không có luật nào hay quy định nào về việc phải mâm cao cỗ đầy, tiểu tiết trong tết cả.

Mỗi khi tết đến, tôi vẫn gặp nhiều gia đình ở quê, họ chuẩn bị tết rất đơn giản, đôi khi đó chỉ mâm cơm cúng gia tiên, trong ba ngày tết thì chỉ ít mứt, hạt dưa và ấm trà dọn khách. Nhiều người do hoàn cảnh, nhưng cũng có nhiều gia đình không muốn làm nhiều. Thế nên, ý kiến tết là chuỗi gánh nặng của mọi nhà với sự cầu kỳ, tiểu tiết trong công tác chuẩn bị là không đúng. Mâm cao cỗ đầy, cầu kỳ hay đơn giản, tiết kiệm thì đó chỉ là do sự lựa chọn của mỗi nhà.

Nhiều ý kiến bày tỏ việc nên bỏ tết truyền thống để tránh lãng phí về thời gian, tiền bạc nhưng họ lại bàn theo kiểu “nói cho vui, nói cho có” chứ chưa thực sự có một cách bàn luận bài bản. Những lời bình luận đó chỉ xuất hiện trên báo chí, chứ chưa thực sự có một cuộc hội thảo thực sự khoa học. Những ý kiến bàn luận việc bỏ tết lâu nay chỉ dừng lại ở lưng chừng, không có hồi kết.

Nếu nói ăn tết truyền thống là lãng phí thời gian thì hãy nhìn lại việc nghỉ bù trong các dịp lễ. Cứ hễ có lễ hội gì lớn của dân tộc như ngày Quốc khánh, 30.4, 1.5... mà trùng với Chủ nhật thì công nhân viên chức lại được nghỉ bù vào thứ Hai, thứ Ba. Có những dịp lễ, thời gian nghỉ lên đến cả tuần vì trùng thứ Bảy, Chủ nhật. Nhiều công ty hàng nhiều phải tăng gấp đôi lương, thậm chí gấp ba trong những ngày lễ để lôi kéo công nhân đi làm nhằm kịp hàng để giao. Đó mới là sự lãng phí mà chúng ta nên nhìn nhận lại.

Nếu nói rằng tết truyền thống không còn phù hợp thì hãy chỉ ra một nhận định đúng nghĩa và bàn một cách khoa học chứ không phải ai thích nói gì thì nói. Còn nếu nói tết gây lãng phí thời gian thì hãy nhìn lại việc nghỉ bù trong các dịp lễ hội khác hiện nay.

Nguyễn Đắc Thành
TIN LIÊN QUAN

PGS-TS Nguyễn Thị Minh Thái: Chỉ nên đón một cái tết trong năm

Bích Hà- M.K |

Với tư cách là một nhà nghiên cứu văn hóa, PGS-TS Nguyễn Thị Minh Thái đề xuất chỉ nên đón một cái tết trong năm, để tránh lãng phí và tốn kém.

Bàn chuyện Tết gây mệt mỏi, tốn kém: Giữ Tết truyền thống hay ăn Tết hiện đại?

MAI KA - ĐẶNG CHUNG |

Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới còn giữ tục lệ đón Tết theo lịch mặt trăng (âm lịch). Từ xa xưa, dân gian quen gọi là “ăn Tết” thay vì “chơi Tết”. Tết phải có mâm cao cỗ đầy cúng gia tiên, mời khách khứa, bạn bè. Tuy nhiên gần đây, câu hỏi “Tết có cần chuẩn bị hoàn hảo hay giản tiện để đỡ tốn kém, mệt mỏi?”… đã được nhiều người đặt ra, với những băn khoăn nên giữ Tết truyền thống.

Đạo diễn Lê Hoàng: Chị em hãy tung tăng về nhà ngoại ăn Tết nhanh lên!

Bích Hà |

“Cũng là phận làm con, ngày tết phụ nữ cũng mong mỏi được sum vầy bên gia đình bố mẹ đẻ. Hà cớ gì phải vùi mình trong bếp nhà chồng. Năm mới không thể chôn vùi trong quần quật. Hãy tung tăng về bên ngoại nhanh lên!”. 

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

PGS-TS Nguyễn Thị Minh Thái: Chỉ nên đón một cái tết trong năm

Bích Hà- M.K |

Với tư cách là một nhà nghiên cứu văn hóa, PGS-TS Nguyễn Thị Minh Thái đề xuất chỉ nên đón một cái tết trong năm, để tránh lãng phí và tốn kém.

Bàn chuyện Tết gây mệt mỏi, tốn kém: Giữ Tết truyền thống hay ăn Tết hiện đại?

MAI KA - ĐẶNG CHUNG |

Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới còn giữ tục lệ đón Tết theo lịch mặt trăng (âm lịch). Từ xa xưa, dân gian quen gọi là “ăn Tết” thay vì “chơi Tết”. Tết phải có mâm cao cỗ đầy cúng gia tiên, mời khách khứa, bạn bè. Tuy nhiên gần đây, câu hỏi “Tết có cần chuẩn bị hoàn hảo hay giản tiện để đỡ tốn kém, mệt mỏi?”… đã được nhiều người đặt ra, với những băn khoăn nên giữ Tết truyền thống.

Đạo diễn Lê Hoàng: Chị em hãy tung tăng về nhà ngoại ăn Tết nhanh lên!

Bích Hà |

“Cũng là phận làm con, ngày tết phụ nữ cũng mong mỏi được sum vầy bên gia đình bố mẹ đẻ. Hà cớ gì phải vùi mình trong bếp nhà chồng. Năm mới không thể chôn vùi trong quần quật. Hãy tung tăng về bên ngoại nhanh lên!”.