Có phải chúng ta tụt hậu vì ăn tết cổ truyền?

QUANG ĐẠI |

Nhiều ý kiến cho rằng cần bỏ Tết Âm lịch, gộp với Tết Dương lịch và chỉ nghỉ tết trong vòng 3 ngày, vì việc ăn tết cổ truyền làm kinh tế chậm phát triển, đất nước tụt hậu.

Tiêu biểu là ý kiến của nhà văn Tuệ Nghi: “Chúng ta chọn đất nước giàu mạnh hay chọn cố chấp giữ truyền thống để cứ phải ngậm ngùi nhìn các quốc gia khác vượt mặt chúng ta hàng thập kỷ?

Chúng ta chọn mở rộng phát triển kinh tế, giao thương với các nước Châu Âu, Châu Mỹ hay chọn chỉ quanh quẩn làm ăn với các nước láng giềng cùng đón tết như ta?”.

Nếu ý kiến nói trên là đúng thì cần gì phải đau đầu nghĩ ra những giải pháp tăng trưởng kinh tế để sánh vai với các cường quốc, chỉ cần bỏ Tết Âm lịch là xong? Tuy nhiên, vấn đề không “đơn giản, gọn nhẹ” như suy nghĩ của nhà văn Tuệ Nghi.

Trước hết, ý kiến các nước ăn tết tây, ta cũng ăn tết, là không chính xác. Tết Dương lịch, công chức, viên chức chỉ được nghỉ 1 ngày, cũng tương tự ngày 1.5, 2.9… Và người Việt, cơ bản không có khái niệm “ăn Tết Dương lịch”. Trước và sau kỳ nghỉ này, mọi việc vẫn diễn ra bình thường.

Ý kiến bỏ tết ta để “mở rộng phát triển kinh tế” thay vì “quanh quẩn làm ăn với các nước láng giềng” cũng không có căn cứ. Không có quốc gia nào lựa chọn đối tác làm ăn chỉ vì “lệch pha” trong việc ăn tết. Minh chứng rõ nét nhất là hiện nay chúng ta đã gia nhập WTO, nhiều tổ chức kinh tế quốc tế, và liên kết-làm ăn với hàng trăm quốc gia trên thế giới…

Hiện nay, kỳ nghỉ Tết Âm lịch chỉ gói gọn trong vòng một tuần, gồm cả ngày nghỉ tuần. Hết kỳ nghỉ, mọi hoạt động của doanh nghiệp, cơ quan hành chính trở lại bình thường. Nhiều doanh nghiệp còn ra quân làm việc trong ngày mồng 2 Tết. Nông dân cũng nhiều nơi xuống ruộng, ra khơi từ mồng 1, mồng 2 Tết.

Những nhận xét về việc ăn tết “tốn kém”, “lãng phí”, “ảnh hưởng đến kinh tế”… cũng chỉ xuất phát từ chủ quan, cảm tính, chứ không căn cứ trên các khảo sát, thống kê, nghiên cứu khoa học.

Mặt khác, nếu đã như vậy thì dù có nhập hai tết làm một thì người ta vẫn cứ ăn chơi, làm sao thay đổi được.

Nhìn ra thế giới, nhiều quốc gia cũng có phong tục ăn Tết Nguyên đán như Việt Nam gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore… - đều là các cường quốc kinh tế của châu lục và thế giới.

Nhiều nước khác, có cả nước giàu và nước nghèo, đều có các kỳ nghỉ, ngày tết, lễ hội… linh thiêng, tưng bừng, là những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc đó.

Rõ ràng, không thể coi tết cổ truyền là căn nguyên của những yếu kém, tụt hậu của nền kinh tế.

Những trăn trở, lo lắng cho sự phát triển quốc gia là đáng quý. Nhưng thiết nghĩ, hãy nhìn rộng hơn, sâu hơn để có những giải pháp hữu hiệu, thay vì năm nào cũng hô hào đòi bỏ tết cổ truyền - một nét văn hóa linh thiêng của dân tộc.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Bỏ nét văn hóa tết truyền thống, vậy chúng ta muốn giữ lại gì?

Thế Lâm |

Cuộc tranh cãi tết tây - tết ta vẫn chưa có hồi kết. Trong một bài viết trước, chúng tôi đã cho rằng để trẻ em “ghét tết” là lỗi của người lớn. Vấn đề là chúng ta đã ăn tết như thế nào mà để cho con cháu ghét nó.

Mặc tranh cãi, Tết cổ truyền sẽ mãi đồng hành cùng người Việt

QUANG ĐẠI |

Mỗi dịp cận kề Tết cổ truyền, lại nổ ra các cuộc tranh luận triền miên không có hồi kết về việc có nên bỏ tết Ta (Nguyên đán), gộp vào Tết Dương lịch như một số nước khác.

Nhạc sĩ Trịnh Việt Cường: Bỏ Tết là đánh mất hồn thiêng!

M.T |

Sau khi một số giáo sư và PGS. TS cho rằng nên bỏ Tết cổ truyền, là một người Việt xa xứ lâu năm, ca - nhạc sĩ Trịnh Việt Cường cho rằng, dân Việt bỏ Tết cũng đồng nghĩa với việc “đánh mất hồn thiêng”.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Bỏ nét văn hóa tết truyền thống, vậy chúng ta muốn giữ lại gì?

Thế Lâm |

Cuộc tranh cãi tết tây - tết ta vẫn chưa có hồi kết. Trong một bài viết trước, chúng tôi đã cho rằng để trẻ em “ghét tết” là lỗi của người lớn. Vấn đề là chúng ta đã ăn tết như thế nào mà để cho con cháu ghét nó.

Mặc tranh cãi, Tết cổ truyền sẽ mãi đồng hành cùng người Việt

QUANG ĐẠI |

Mỗi dịp cận kề Tết cổ truyền, lại nổ ra các cuộc tranh luận triền miên không có hồi kết về việc có nên bỏ tết Ta (Nguyên đán), gộp vào Tết Dương lịch như một số nước khác.

Nhạc sĩ Trịnh Việt Cường: Bỏ Tết là đánh mất hồn thiêng!

M.T |

Sau khi một số giáo sư và PGS. TS cho rằng nên bỏ Tết cổ truyền, là một người Việt xa xứ lâu năm, ca - nhạc sĩ Trịnh Việt Cường cho rằng, dân Việt bỏ Tết cũng đồng nghĩa với việc “đánh mất hồn thiêng”.