Cô giáo “quyền lực” không giảng bài nhận sai: Cứ vi phạm, nhận lỗi là… xong?

HẢI ĐĂNG |

Diễn biến vụ học sinh tại TPHCM bật khóc “tố” giáo viên “quyền lực” không giảng bài trong nhiều tháng là người này đã nhận lỗi và “hòa giải” với học sinh (HS). Tuy nhiên, dư luận vẫn sục sôi, nhiều người không chấp nhận.

Theo Hiệu trưởng THPT Long Thới (Nhà Bè, TPHCM), sau sự việc, cô Trần Thị Minh Châu đã nhận lỗi và cam kết sẽ giải quyết ôn hòa với học trò, giảng bài bình thường cũng như cởi mở hơn với lớp.     

Tuy nhiên, dư luận vẫn bức xúc, nhiều người đề nghị kỷ luật cô Châu với hình thức cho ra khỏi ngành. Bởi vì, việc cô Châu nhận lỗi, hứa hẹn chỉ xảy ra sau khi có ý kiến phản ánh của HS với lãnh đạo Sở GD, bị báo chí phản ánh, do lo sợ mất việc, chứ không xuất phát từ sự tự giác, chân thành.

Thứ hai, cái sai hoàn toàn thuộc về cô, nên việc “hòa giải” là không hợp lý. Lý do “sợ HS ghi âm tung lên mạng”, cô đưa ra, cũng "lạ". Bởi, GV giảng dạy đàng hoàng thì không bao giờ sợ, chỉ khi làm điều mờ ám mới sợ. 

Việc cô Châu “cam kết” sẽ giảng bài bình thường cũng vô lý. Bởi, giảng bài là yêu cầu bắt buộc, đương nhiên. Việc cô giáo "quyền lực" không giảng bài trong nhiều tháng liền là cậy thế, cố ý vi phạm, gây áp lực lớn đến tâm lý HS và ảnh hưởng uy tín của nhà trường, của ngành giáo dục. 

Nếu có vấn đề gì khúc mắc, cô có thể trao đổi với cán bộ lớp, GV chủ nhiệm, ban giám hiệu để phối hợp giải quyết, hoặc có thể xin chuyển lớp. Thế nhưng, cô đã có ứng xử rất tùy tiện, chưa từng có trong lịch sử giáo dục.

Người Việt vốn tôn sư trọng đạo và khoan dung, “đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”, nhưng không có nghĩa là dễ dãi, tùy tiện, vô nguyên tắc.  

Nếu tiếp tục “khoan dung” cho GV này, không chắc chắn cô sẽ khắc phục triệt để, không tái vi phạm. Trước đó, tại trường cô làm việc và đã chuyển đi, hội đồng kỷ luật trường từng biểu quyết buộc thôi việc cô giáo này.

Mặt khác, việc này sẽ tạo ra tiền lệ xấu, GV ai muốn làm gì thì làm, bất chấp tất cả, sau đó chỉ cần vài lời xin lỗi, hứa hẹn là xong (?).  

Lúc đó, kỷ cương, nề nếp của ngành sẽ bị buông lỏng, đảo lộn, không còn đủ sức răn đe.                      

Nhiều người đã nhắn gửi cô Châu: Không yêu trẻ thì đừng làm GV. Hiện có rất nhiều sinh viên sư phạm giỏi, nhưng vì vướng biên chế nên không có cơ hội đứng trên bục giảng. Trong khi đó, nhiều GV yếu kém, vi phạm triền miên lại lợi dụng sự "khoan dung", dễ dãi của mọi người để “cố thủ”.

Câu chuyện này cho thấy ngành giáo dục cần phải quyết liệt thanh lọc đội ngũ, cho thôi việc những GV kém chuyên môn, yếu về đạo đức và ý thức kỷ luật, để tạo điều kiện cho những người giỏi, tâm huyết cống hiến; từ đó, tạo ra động lực cạnh tranh để nâng cao chất lượng đội ngũ.

HẢI ĐĂNG
TIN LIÊN QUAN

“Không giảng bài trong lớp”, “dùng lời nói thô tục”: Hãy nhìn lại cách dạy học!

Kim Đồng |

Một cô giáo “không giảng bài mà chỉ chép lên bảng” khiến học sinh phản ứng và việc một thầy giáo dùng lời nói “quá lố” khi đứng lớp… là những câu chuyện tưởng chừng không hề có nhưng lại tồn tại trong môi trường giáo dục hiện nay, ngay tại TPHCM.

Cô giáo “quyền lực” nhận sai: Cái “sai” của cô là không chịu tương tác

Thế Lâm |

Vụ cô giáo “quyền lực” không giảng bài tại Trường THPT Lâm Thới, huyện Nhà Bè, TPHCM đã khiến dư luận dậy sóng thời gian qua và cô giáo này đã phải nhận lỗi sai và xin lỗi học sinh: “Tôi đã sai và không có gì để bàn cãi”.

Cô giáo "quyền lực" không giảng bài: Cần loại bỏ ngay ra khỏi ngành giáo dục

QUANG ĐẠI |

Cô Trần Thị Minh Châu- GV Trường THPT Long Thới, Nhà Bè, TP.HCM đã thừa nhận không giảng bài suốt 3 tháng tại lớp 11A1, nhưng chưa giải thích rõ nguyên nhân. 

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

“Không giảng bài trong lớp”, “dùng lời nói thô tục”: Hãy nhìn lại cách dạy học!

Kim Đồng |

Một cô giáo “không giảng bài mà chỉ chép lên bảng” khiến học sinh phản ứng và việc một thầy giáo dùng lời nói “quá lố” khi đứng lớp… là những câu chuyện tưởng chừng không hề có nhưng lại tồn tại trong môi trường giáo dục hiện nay, ngay tại TPHCM.

Cô giáo “quyền lực” nhận sai: Cái “sai” của cô là không chịu tương tác

Thế Lâm |

Vụ cô giáo “quyền lực” không giảng bài tại Trường THPT Lâm Thới, huyện Nhà Bè, TPHCM đã khiến dư luận dậy sóng thời gian qua và cô giáo này đã phải nhận lỗi sai và xin lỗi học sinh: “Tôi đã sai và không có gì để bàn cãi”.

Cô giáo "quyền lực" không giảng bài: Cần loại bỏ ngay ra khỏi ngành giáo dục

QUANG ĐẠI |

Cô Trần Thị Minh Châu- GV Trường THPT Long Thới, Nhà Bè, TP.HCM đã thừa nhận không giảng bài suốt 3 tháng tại lớp 11A1, nhưng chưa giải thích rõ nguyên nhân.