Chi Pu, cải tiến chữ viết vào đề văn: Đừng khiến đề thi trở nên "xô bồ”

Đặng Chung |

Việc ra đề thi bắt học sinh nhập vai, bình luận về những lùm xùm trong làng giải trí khác nào gieo vào đầu các em tính tò mò, cho mình quyền phán xét những chuyện thuộc về cá nhân người khác.

Nó chẳng khác nhặt nhạnh mọi thứ hiện thực xô bồ để mang vào môi trường học đường. 

Xu hướng ra đề thi mở, cập nhật các vấn đề ngoài đời sống xã hội được nhiều giáo viên áp dụng, để học sinh hứng thú hơn với môn Văn. Tuy nhiên, đề mở đến mức nào, còn rất nhiều tranh cãi. 

Mỗi khi học sinh bước vào kỳ thi học kỳ, dư luận cả nước lại một phen “hốt hoảng” với các đề Văn theo hướng mở. Từng có chuyện tranh cãi về việc một trường chuyên ở Vĩnh Phúc yêu cầu học sinh phân tích bài hát “Lạc trôi” của ca sĩ Sơn Tùng M-TP.

Rồi mới đây, một trường yêu cầu học sinh đánh giá về công trình nghiên cứu cải tiến chữ viết của PGS-TS Bùi Hiền. Trường khác đã yêu cầu học sinh nhập vai thành Chi Pu, kể về một ngày của ca sĩ này sau khi ra mắt MV “Từ hôm nay” gây tranh cãi.

Một phụ huynh đã phải thốt lên: “Chi Pu là ai? Có đóng góp gì không? Tại sao lại bắt con tôi hóa thân thành Chi Pu? Chẳng lẽ các thầy cô muốn biến môn Văn thành một công cụ học sinh trình bày những hả hê, cay cú với một nhân vật trong làng giải trí?”.

Theo đánh giá của TS Trịnh Thu Tuyết - nguyên giáo viên Ngữ Văn Trường THPT chuyên Chu Văn An (Hà Nội), đề bài nói riêng và những tri thức cung cấp cho học sinh nói chung phải gần gũi với hiện thực cuộc sống.

Nhưng đó phải là những hiện thực tinh lọc, có giá trị nâng cao năng lực thẩm mỹ, hướng tới mục đích nhận thức, giáo dục nhân cách cho học sinh chứ không phải nhặt nhạnh mọi thứ hiện thực xô bồ, thậm chí rẻ tiền... mang vào học đường.

Cô bày tỏ sự thất vọng khi có giáo viên ra đề thi như thế này.

Chọn những nhân vật trong showbiz để ra đề thi sẽ giúp học sinh cảm thầy gần gũi, vì đa phần mỗi em đều có thần tượng. Tuy nhiên, người giáo viên phải ra đề thật khéo, khai thác những ưu điểm của thần tượng để khuyến khích, định hướng giúp học sinh phấn đấu hơn nữa.

Việc xoáy sâu vào những câu chuyện hậu trường, tranh cãi, lùm xùm không đem lại giá trị gì cả ngoài việc hình thành cho học sinh thói quen tò mò về những câu chuyện cá nhân của người khác.

Chưa kể, việc này có thể thổi bùng tranh cãi giữa các học sinh, khi có người thần tượng ca sĩ Chi Pu, người khác lại muốn bảo vệ thần tượng là Hương Tràm hay ca sĩ khác.

Ra đề Văn, ngoài kích thích được trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo, về mặt giáo dục cũng như tính sư phạm, các thầy cô hoàn toàn có thể ra những đề thi với các hiện tượng tích cực hơn của đời sống. Chứ đừng biến học sinh, những nhà nghiệp dư về âm nhạc phải đánh giá về âm nhạc. Không phải nhà khoa học đi đánh giá về một ý tưởng khoa học.

Việc này không khác nào đánh đố học sinh.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Chi Pu – nhân vật chưa đáng nổi bật để đưa vào đề thi

HUYÊN NGUYỄN |

Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Ngữ văn được cho là của Trường THPT Hạ Hòa (Phú Thọ) với sự xuất hiện của hotgirl Chi Pu đã gây ra những tranh luận. Theo đó, nhiều giáo viên cho rằng đề bài chưa phù hợp về lứa tuổi tiếp cận và chưa có tính giáo dục.

Nói “Chí Phèo” tác động xấu đến nhận thức của học sinh là không chính xác

HUYÊN NGUYỄN |

Sau khi anh Nguyễn Sóng Hiền - nghiên cứu sinh tiến sĩ Trường ĐH Newcastle (Australia) đề xuất nên loại bỏ tác phẩm "Chí Phèo" ra khỏi chương trình sách giáo khoa THPT, nhiều chuyên gia, giáo viên đã lên tiếng phản bác quan điểm này.

“Ly dị” môn Văn: Áp lực thi cử, khiến thầy trò học Văn theo kiểu "nhồi" kiến thức

Bích Hà |

Theo thầy Nguyễn Phi Hùng (giáo viên dạy Văn tại Trường THPT Anhxtanh- Hà Nội), nếu để học sinh chán môn Văn, có lỗi của giáo viên, chương trình trong sách giáo khoa thiếu thực tế và cả chuyện áp lực thi cử, khiến thầy và trò phải dạy-học theo kiểu “nạp” đủ kiến thức để đi thi.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Chi Pu – nhân vật chưa đáng nổi bật để đưa vào đề thi

HUYÊN NGUYỄN |

Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Ngữ văn được cho là của Trường THPT Hạ Hòa (Phú Thọ) với sự xuất hiện của hotgirl Chi Pu đã gây ra những tranh luận. Theo đó, nhiều giáo viên cho rằng đề bài chưa phù hợp về lứa tuổi tiếp cận và chưa có tính giáo dục.

Nói “Chí Phèo” tác động xấu đến nhận thức của học sinh là không chính xác

HUYÊN NGUYỄN |

Sau khi anh Nguyễn Sóng Hiền - nghiên cứu sinh tiến sĩ Trường ĐH Newcastle (Australia) đề xuất nên loại bỏ tác phẩm "Chí Phèo" ra khỏi chương trình sách giáo khoa THPT, nhiều chuyên gia, giáo viên đã lên tiếng phản bác quan điểm này.

“Ly dị” môn Văn: Áp lực thi cử, khiến thầy trò học Văn theo kiểu "nhồi" kiến thức

Bích Hà |

Theo thầy Nguyễn Phi Hùng (giáo viên dạy Văn tại Trường THPT Anhxtanh- Hà Nội), nếu để học sinh chán môn Văn, có lỗi của giáo viên, chương trình trong sách giáo khoa thiếu thực tế và cả chuyện áp lực thi cử, khiến thầy và trò phải dạy-học theo kiểu “nạp” đủ kiến thức để đi thi.