Cấm uống rượu bia trong giờ làm việc: Không lẽ cứ khó khả thi thì… buông?

Thế Lâm |

Trong hội thảo về Dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia diễn ra mới đây, không ít ý kiến cho rằng qui định cấm uống rượu bia trong giờ làm việc là khó khả thi, không nên đưa vào dự án luật.

Nhìn rộng ra thì nhiều qui định ở nước ta, không phải lúc nào cũng khả thi 100% trong tình hình xã hội có nhiều sự chênh lệch về trình độ, nhận thức, văn hóa,… nhưng vẫn đưa vào luật nhằm định hướng người dân, song song đó cũng có cơ sở để xử lí những trường hợp vi phạm nghiêm trọng, tái phạm nhiều lần.

Tất nhiên trước khi được đưa vào Dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia, qui định cấm uống rượu bia trong giờ làm việc cũng đã được áp dụng ở các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và cả các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong nước.

Với các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài, vì qui định cấm và chế tài phạt nặng, và cả núi công việc còn không đủ thời gian để xử lí, vì thế ít xảy ra tình trạng rượu bia trong giờ làm việc. Tình trạng này diễn ra nhiều tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, vì một phần do thói quen, tính kỉ luật cũng chưa thật nghiêm và áp lực công việc không quá lớn.

Tập quán chào đón, tiếp nhau bằng rượu bia khá phổ biến ở xã hội Việt Nam từ xưa tới nay. Tuy nhiên đến thời đại 4.0, có những thứ thói quen, lề thói của xã hội nền nông nghiệp lúa nước cần phải thay đổi, tình trạng hay rượu bia chính là một trong những lề thói cần phải thay đổi.

Không cứ vì khó khả thi thì không đưa qui định cấm vào dự luật. Không cứ vì khó khả thi thì… buông?

Qui định cấm rượu bia trong giờ làm việc cũng tương tự như qui định cấm hút thuốc lá tại nơi công cộng, trong phòng làm việc, tại các cơ sở y tế, trường học…. Phải nói rằng rất khó, không thể đạt tính khả thi 100%, song không thể không đưa ra qui định cấm. Ngược lại, rất cần có qui định cấm uốn nắn, răn đe và xác lập tính pháp lí để những người không hút thuốc lá, không uống rượu bia trong giờ làm việc được quyền hưởng môi trường làm việc và môi trường nơi công cộng trong lành.

Vụ án “xe đi lùi” trên đường cao tốc vừa được Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Nguyên xử phúc thẩm. Xét về nguyên nhân sâu xa dẫn đến vụ án này chính là tình trạng uống rượu bia vẫn điều khiển phương tiện. Tài xế lái chiếc xe con Innova miệng nồng nặc mùi rượu điều khiển xe “chạy lùi” (chạy ngược chiều) trên đường cao tốc, khiến tài xế lái xe container Lê Ngọc Hoàng bất ngờ phanh gấp va vào chiếc xe con khiến 4 người tử vong.

Nếu tài xế Innova không uống rượu bia rồi điều khiển phương tiện, chắc hẳn đã không xảy ra trường hợp xe “đi lùi” hiếm lạ trên đường cao tốc, không có tai nạn xảy ra làm chết oan 4 mạng người và bi kịch cũng không ập đến với tài xế xe container và gia đình.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam tăng bậc về rượu bia: Không tự hào mà còn cảm thấy xấu hổ…

Thế Lâm |

Năm 2010, Việt Nam đứng thứ 94 trong danh sách các quốc gia dùng nhiều rượu bia trên thế giới. Nhưng đến năm 2016, thứ bậc này đã nhảy lên xếp hạng thứ 60. Một sự “thăng hạng” đáng buồn hơn đáng vui.

Hạn chế rượu bia bằng cách nào?

THÙY LINH |

Tại hội thảo cung cấp thông tin về dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu bia do Bộ Y tế tổ chức ngày 8.6 cho thấy, lượng tiêu thụ rượu bia ở Việt Nam đứng thứ 3 Châu Á, 64 thế giới, với mức trung bình 8,3 lít năm 2016 (năm 2003 chỉ là 3,8 lít). Dự báo đến năm 2025, mức độ tiêu thụ rượu bình quân sẽ là 7 lít/người/năm. Nhiều chuyên gia cho rằng, việc tăng thuế, tăng giá để giảm tiêu thụ rượu bia là hết sức cần thiết.

Tranh luận gay gắt xung quanh quy định cấm bán rượu bia theo giờ

Thùy Linh |

Dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu bia đã được họp lấy ý kiến rất nhiều lần và dự kiến sẽ trình Quốc hội vào kỳ họp thứ năm diễn ra vào tháng 10.2018; tuy nhiên, đến nay vẫn còn quá nhiều tranh cãi. 

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Tuyển thủ Việt Nam dự Olympic 2024 đang nhận lương thế nào?

HOÀI VIỆT |

Thể thao Việt Nam đã có 11 tuyển thủ giành suất chính thức dự Olympic Paris (Pháp) 2024. Lương, thu nhập của các gương mặt trọng điểm cũng là vấn đề nhận nhiều sự quan tâm.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Việt Nam tăng bậc về rượu bia: Không tự hào mà còn cảm thấy xấu hổ…

Thế Lâm |

Năm 2010, Việt Nam đứng thứ 94 trong danh sách các quốc gia dùng nhiều rượu bia trên thế giới. Nhưng đến năm 2016, thứ bậc này đã nhảy lên xếp hạng thứ 60. Một sự “thăng hạng” đáng buồn hơn đáng vui.

Hạn chế rượu bia bằng cách nào?

THÙY LINH |

Tại hội thảo cung cấp thông tin về dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu bia do Bộ Y tế tổ chức ngày 8.6 cho thấy, lượng tiêu thụ rượu bia ở Việt Nam đứng thứ 3 Châu Á, 64 thế giới, với mức trung bình 8,3 lít năm 2016 (năm 2003 chỉ là 3,8 lít). Dự báo đến năm 2025, mức độ tiêu thụ rượu bình quân sẽ là 7 lít/người/năm. Nhiều chuyên gia cho rằng, việc tăng thuế, tăng giá để giảm tiêu thụ rượu bia là hết sức cần thiết.

Tranh luận gay gắt xung quanh quy định cấm bán rượu bia theo giờ

Thùy Linh |

Dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu bia đã được họp lấy ý kiến rất nhiều lần và dự kiến sẽ trình Quốc hội vào kỳ họp thứ năm diễn ra vào tháng 10.2018; tuy nhiên, đến nay vẫn còn quá nhiều tranh cãi.