Cái tát của Khánh Casa, đừng để phản biện phản tác dụng!

Thủy Lâm |

Mấy ngày qua, cư dân mạng lại dậy sóng chỉ vì chuyện một người có tên là Vũ Khánh (tên thường gọi Khánh Casa) tát một nữ nhân viên khi hai người to tiếng với nhau.

Đây là hành động sai trái cần lên án nhưng không phải theo cách như các cư dân mạng đang làm - chửi  bới, mạt sát, tẩy chay. Cả sau khi người tên Khánh đã công khai xin lỗi thì hầu như dư luận vẫn không chịu buông tha.

Nếu như cứ nhất cử nhất động gì chúng ta cũng phải “ném đá” cho bằng được như nhiều vụ việc trong thời gian vừa qua thì không khéo sẽ đến lúc việc “ném đá” chả còn khiến người ta thấy sợ nữa và việc phản biện liệu có trở nên phản tác dụng?

Về chuyện cái tát, bản thân tôi là một phụ nữ nên rất dị ứng với những người có hành vi thô bạo với nữ giới. Song, chuyện gì ra chuyện nấy, chúng ta lên án cũng được nhưng hãy công bằng trong đánh giá bằng việc mỗi người (đang chửi và mạt sát Khánh Casa) thử tự trả lời những câu hỏi như: Nếu giả sử người đánh nhân viên chỉ là một người đàn ông bình thường, không có danh phận, không phải người thành đạt và giàu có thì bạn có ném đá dữ dội như vậy hay không?

Bản thân bạn đã đối xử với người thân của mình (mẹ, vợ, em gái...) và những người phụ nữ khác đã thật sự tôn trọng họ hay chưa? Và nếu bạn là người đó, là người lỡ thiếu kiềm chế mà vung tay cho ra một cái tát, bạn sẽ có tâm trạng như thế nào khi bị cộng đồng lên án, chửi bới và đòi tẩy chay ngay cả khi mình đã xin lỗi?

Chuyện cái tát sẽ đơn giản hơn khi chúng ta coi nó như là một bài học về thiếu sự kiềm chế của mỗi người (không chỉ riêng đàn ông), coi nó như là chuyện một người đàn ông tát một người phụ nữ nếu như chúng ta không thêm mắm thêm muối: đàn ông mà đánh phụ nữ là đàn ông vũ phu, đàn ông giàu có đánh nhân viên là đàn ông cậy có tiền bạc coi khinh người khác, đàn ông đánh phụ nữ có thai là tàn nhẫn, độc ác (thực tế, người mang thai 2 tháng thì chắc chắn là người kia không biết)...

Lên án hành động là được nhưng đừng làm quá lên, bởi cái gì quá cũng không tốt.  

Chúng ta đang nói đến một quyền lực vừa mới ra đời nhưng có vai trò rất quan trọng được gọi là quyền lực thứ 5 – quyền lực facebook. Thực tế cho thấy, thời gian qua, quyền lực thứ 5 đã giúp lan tỏa những điều tốt đẹp và đấu tranh đòi lại lẽ phải công bằng đối với nhiều cá nhân, tổ chức, xã hội.

Song, lạm dụng bất cứ thứ gì cũng có mặt trái và mặt trái của hành động “ném đá” vô tội vạ, ném đá quá nhiều, quá dễ (ai cũng có thể bị ném) sẽ đến lúc vượt ngưỡng, từ chỗ người ta sợ “ném đá” dần dần họ sẽ không còn biết sợ nữa, nhờn. Cái này bên y khoa gọi là nhờn thuốc kháng sinh. Đến lúc đó, nhiều người sẽ nghĩ rằng, ai nói gì thì nói, chửi gì thì chửi, ném gì cứ ném, việc ta ta cứ làm thì thật nguy hại cho xã hội.

"Ta nhìn thấy hạt bụi ở mắt người khác chứ không thấy cục ghèn trước mắt mình!". Cổ nhân dạy vậy, và có lẽ tôi hay bạn cũng hãy nghĩ tới câu nói này khi muốn buông ra một lời phán xét ác ý về người khác để phản biện luôn mang ý nghĩa tích cực đối với xã hội.

Thủy Lâm
TIN LIÊN QUAN

Trạm Cai Lậy đâu “thất thủ”, đúng hơn là sự “thất thủ” trước lòng dân

Thế Lâm |

Tài xế dùng tiền lẻ trả phí qua trạm, người dân tụ tập bày tỏ sự phản đối trạm thu phí Cai Lậy với mức phí quá cao (từ 35.000-180.000 đồng/lượt) và vị trí đặt trạm không hợp lí, khiến nhiều thời điểm phải “xả” trạm. Trạm thu phí Cai Lậy “thất thủ” ư? Không. Vì trên thực tế sang ngày 14.8 trạm đã hoạt động trở lại bình thường…

“Bút phê gây khó” nền giáo dục và sự níu giữ cửa quyền, lạm quyền

Thế Lâm |

“Bút phê gây khó” khi xác nhận sơ yếu lí lịch tại địa phương trên thực tế là sự thể hiện đến mức tận cùng của tình trạng cửa quyền và lạm quyền, và không chỉ xảy ra trong trường hợp xác nhận lí lịch nhập học của sinh viên.

Hơn 120.000 thí sinh từ chối nhập học: Đại học không còn là “học đại“!

Thủy Lâm |

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong số 363.600 thí sinh trúng tuyển đợt một theo hình thức xét tuyển dựa trên điểm thi trung học phổ thông quốc gia, chỉ có hơn 242.000 thí sinh đã đến các trường đại học làm thủ tục nhập học. Hơn 120.000 thí sinh còn lại đã từ chối cơ hội nhập học. Con số này nói lên điều gì?

Ai sẽ “trị bệnh” công chức cửa quyền?

Thủy Lâm |

Thời gian qua, xảy ra liên tiếp vụ việc liên quan đến thái độ ứng xử của cán bộ ở một số phường của Hà Nội khiến người dân bức xúc. Sau vụ khó khăn khi xin giấy chứng tử ở phường Văn Miếu, người dân tiếp tục “tố” cán bộ phường Đại Kim (quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội) cũng có thái độ cửa quyền khi tiếp dân.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Trạm Cai Lậy đâu “thất thủ”, đúng hơn là sự “thất thủ” trước lòng dân

Thế Lâm |

Tài xế dùng tiền lẻ trả phí qua trạm, người dân tụ tập bày tỏ sự phản đối trạm thu phí Cai Lậy với mức phí quá cao (từ 35.000-180.000 đồng/lượt) và vị trí đặt trạm không hợp lí, khiến nhiều thời điểm phải “xả” trạm. Trạm thu phí Cai Lậy “thất thủ” ư? Không. Vì trên thực tế sang ngày 14.8 trạm đã hoạt động trở lại bình thường…

“Bút phê gây khó” nền giáo dục và sự níu giữ cửa quyền, lạm quyền

Thế Lâm |

“Bút phê gây khó” khi xác nhận sơ yếu lí lịch tại địa phương trên thực tế là sự thể hiện đến mức tận cùng của tình trạng cửa quyền và lạm quyền, và không chỉ xảy ra trong trường hợp xác nhận lí lịch nhập học của sinh viên.

Hơn 120.000 thí sinh từ chối nhập học: Đại học không còn là “học đại“!

Thủy Lâm |

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong số 363.600 thí sinh trúng tuyển đợt một theo hình thức xét tuyển dựa trên điểm thi trung học phổ thông quốc gia, chỉ có hơn 242.000 thí sinh đã đến các trường đại học làm thủ tục nhập học. Hơn 120.000 thí sinh còn lại đã từ chối cơ hội nhập học. Con số này nói lên điều gì?

Ai sẽ “trị bệnh” công chức cửa quyền?

Thủy Lâm |

Thời gian qua, xảy ra liên tiếp vụ việc liên quan đến thái độ ứng xử của cán bộ ở một số phường của Hà Nội khiến người dân bức xúc. Sau vụ khó khăn khi xin giấy chứng tử ở phường Văn Miếu, người dân tiếp tục “tố” cán bộ phường Đại Kim (quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội) cũng có thái độ cửa quyền khi tiếp dân.