Bỏ tục cướp hoa tre tại Lễ hội đền Sóc: Quản không được thì bỏ?

QUANG ĐẠI |

Trước tình trạng hỗn loạn dẫn đến ẩu đả không kiểm soát được khi đám đông tranh nhau “cướp” lộc hoa tre, ban tổ chức Lễ hội đền Sóc đã cam kết bỏ tục lệ nói trên trong năm nay.

Quyết định nói trên gây nhiều tranh cãi. Chắc hẳn BTC đã rất “đau đầu” trước khi đưa ra quyết định bỏ tục lệ cướp lộc. Tình trạng tranh cướp hoa tre, trầu cau đã dẫn đến ẩu đả, mất kiểm soát, làm mất đi tính tôn nghiêm của lễ hội và ảnh hưởng an ninh trật tự, gây phản cảm, diễn ra trong nhiều năm.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa đồng tình, băn khoăn về quyết định nói trên. GS.TS Nguyễn Chí Bền, Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa quốc gia, cho rằng nên thận trọng trong việc thay đổi những nghi thức văn hóa mang tầm nhân loại, mỗi trò diễn là sản phẩm của rất nhiều thế hệ đã được thừa nhận.

“Các trình diễn, trò diễn của Lễ hội đền Phù Đổng và Lễ hội đền Sóc đã nằm trong hồ sơ Việt Nam trình UNESCO để vinh danh năm 2010. Những thay đổi khiến cho người ta có thể hiểu khác đi giá trị của lễ hội, giá trị mang tầm nhân loại của lễ hội thì nên thận trọng”, ông Bền nói.

Tục “cướp lộc” đã trở thành một yếu tố của di sản, được lưu truyền từ hàng trăm năm qua, được các thế hệ gìn giữ, bảo lưu. “Cướp lộc” là dựng lại thần tích, để mọi người lấy may, xin lộc thánh, đồng thời cũng là dịp thi thố sức khỏe, sự nhanh nhẹn, làm nên không khí náo nhiệt của lễ hội.

Hoa tre hay trầu cau cũng không phải là vật có giá trị lớn mà chỉ có ý nghĩa tượng trưng. Việc bỏ tục này (dù bất đắc dĩ) cũng đã làm mai một giá trị di sản.

Đành rằng, di sản, phong tục cũng không phải nhất thành bất biến, những yếu tố không phù hợp với quan niệm, lối sống hiện đại, văn minh cần điều chỉnh, loại bỏ. Thời gian qua, nhiều tục lệ bạo lực, dã man, phản cảm tại lễ hội như đâm trâu, treo cổ trâu, chém lợn… đã được hủy bỏ hoặc thay đổi. Một số lễ hội chọi trâu mới mở mang tính “ăn theo” vì mục đích thương mại hóa cũng đã bị dẹp bỏ.

Tuy nhiên, bỏ cái gì, thay đổi cái gì và nên bảo tồn cái gì là điều cần được nghiên cứu hết sức thận trọng, sao cho phù hợp với các yếu tố văn hóa, khoa học và nguyện vọng của người dân.

Còn chạy theo dư luận, hành động vì áp lực dư luận, hễ có cái gì bị dư luận phản ứng là bỏ, điều chỉnh… thì chúng ta sẽ đánh mất bản sắc văn hóa, “hòa tan” trong xã hội hiện đại.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Bỏ cướp lộc hoa tre ở lễ hội đền Sóc: Cần thận trọng với nghi lễ mang tính nhân loại

Dung Hà |

Trước ý kiến bỏ tục lệ “cướp lộc” hoa tre ở lễ hội đền Sóc trong mùa lễ năm nay, GS-TS Nguyễn Chí Bền - Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia cho rằng nên thận trọng trong việc thay đổi những nghi thức văn hóa mang tầm nhân loại

Bàn chuyện Tết gây mệt mỏi, tốn kém: Giữ Tết truyền thống hay ăn Tết hiện đại?

MAI KA - ĐẶNG CHUNG |

Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới còn giữ tục lệ đón Tết theo lịch mặt trăng (âm lịch). Từ xa xưa, dân gian quen gọi là “ăn Tết” thay vì “chơi Tết”. Tết phải có mâm cao cỗ đầy cúng gia tiên, mời khách khứa, bạn bè. Tuy nhiên gần đây, câu hỏi “Tết có cần chuẩn bị hoàn hảo hay giản tiện để đỡ tốn kém, mệt mỏi?”… đã được nhiều người đặt ra, với những băn khoăn nên giữ Tết truyền thống.

Với nửa bên kia: Tục lệ là cái gì?

PHẠM THỊ |

Tục lệ là cái gì, em muốn hỏi thế, khi xem cảnh cướp vợ diễn ra ngay tại Sa Pa, một cô học trò lớp 9 lăn lộn dưới đất, van khóc khi bị một gia đình đến bắt vợ cho con trai chiều 5.2, cô bé đang học trường THCS Sa Pả, thuộc huyện Sa Pa. Tục lệ nó thế, một đám đông đứng xem, không can ngăn được “đây là phong tục truyền thống của người Mông nên pháp luật không can thiệp được”, người ta bảo thế.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Bỏ cướp lộc hoa tre ở lễ hội đền Sóc: Cần thận trọng với nghi lễ mang tính nhân loại

Dung Hà |

Trước ý kiến bỏ tục lệ “cướp lộc” hoa tre ở lễ hội đền Sóc trong mùa lễ năm nay, GS-TS Nguyễn Chí Bền - Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia cho rằng nên thận trọng trong việc thay đổi những nghi thức văn hóa mang tầm nhân loại

Bàn chuyện Tết gây mệt mỏi, tốn kém: Giữ Tết truyền thống hay ăn Tết hiện đại?

MAI KA - ĐẶNG CHUNG |

Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới còn giữ tục lệ đón Tết theo lịch mặt trăng (âm lịch). Từ xa xưa, dân gian quen gọi là “ăn Tết” thay vì “chơi Tết”. Tết phải có mâm cao cỗ đầy cúng gia tiên, mời khách khứa, bạn bè. Tuy nhiên gần đây, câu hỏi “Tết có cần chuẩn bị hoàn hảo hay giản tiện để đỡ tốn kém, mệt mỏi?”… đã được nhiều người đặt ra, với những băn khoăn nên giữ Tết truyền thống.

Với nửa bên kia: Tục lệ là cái gì?

PHẠM THỊ |

Tục lệ là cái gì, em muốn hỏi thế, khi xem cảnh cướp vợ diễn ra ngay tại Sa Pa, một cô học trò lớp 9 lăn lộn dưới đất, van khóc khi bị một gia đình đến bắt vợ cho con trai chiều 5.2, cô bé đang học trường THCS Sa Pả, thuộc huyện Sa Pa. Tục lệ nó thế, một đám đông đứng xem, không can ngăn được “đây là phong tục truyền thống của người Mông nên pháp luật không can thiệp được”, người ta bảo thế.