Bé khoanh tay, lớn thích chào thế nào thì tuỳ?

Xuân Hùng |

Tại cuộc họp với nhóm nghiên cứu xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học mới đây, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: “Đừng quy định chung chung kiểu như học sinh phải ngoan ngoãn, lễ phép mà nên quy định cụ thể, như học sinh gặp thầy cô giáo phải dừng lại, khoanh tay chào hay giáo viên gặp học sinh phải niềm nở, vui vẻ… Có như vậy thì mọi người dễ hiểu, dễ thực hiện, giám sát và đánh giá mới được”.

Đúng quá, thưa Bộ trưởng! Nhưng thực ra, điều Bộ trưởng yêu cầu đâu có mới! Thầy tôi - PGS.TS Hà Văn Minh - Phó Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn ĐHSP Hà Nội (sinh viên hay gọi là thầy Hà Minh) mỗi lần gặp các thầy (dù nay là đồng nghiệp, có thể là cấp dưới) vẫn dừng lại, đứng nép vào một bên cúi đầu “Em chào thầy ạ!”. Chính cái nép mình đó là một bài học sâu sắc không cần lên giảng đường cho mỗi sinh viên. Giờ mỗi lần gặp thầy Hà Minh, chúng tôi lại nép mình: “Em chào thầy ạ!”. Còn học trò để chỏm thời xưa thì đương nhiên khoanh tay chào rất chuẩn. 

Con tôi hồi học mẫu giáo, về nhà bao giờ cũng khoanh tay chào ông bà, bố mẹ. Nay cháu học lớp 5 đã quên béng điều này. Thì ra, chỉ mẫu giáo các cô mới dạy. 

Trẻ con Nhật bao giờ cũng rất kỷ luật và nền nếp. Việc cúi đầu cung kính chào người trên, cảm ơn người qua đường... luôn được các em thực hiện rất trân trọng, dù học mẫu giáo hay đã là sinh viên. Bởi lẽ, ở Nhật, người lớn luôn thực hiện điều đó một cách nghiêm cẩn. 

Nhân cách mỗi con người phải được hình thành qua cả quá trình sống và rèn luyện, học tập, trưởng thành. Nếu người lớn không duy trì những hành động đẹp thành một nguyên tắc thì đừng hy vọng trẻ con sẽ nghiêm cẩn thực hiện. 

Vậy thì điều gì khiến ngày nay thầy Bộ trưởng phải bận tâm lưu ý dạy cho trẻ con cách khoanh tay chào nhỉ? Thì ra lâu nay không ít người lớn quen nói chung chung, qua loa, bỏ rơi mất hành động đẹp đã được cha ông gầy dựng tự bao đời. 

Văn hoá là dòng chảy qua các thế hệ tạo nên giá trị của một dân tộc, một quốc gia. Hình ảnh người Nhật hai tay sát mép áo, cúi đầu thật sâu chào đã trở thành hành vi văn hoá đặc trưng được lưu truyền qua bao thế hệ, tạo nên sức mạnh và lối sống của họ. Người Lào, người Thái, người Miến Điện… thì chắp tay chào. Còn người Việt? 

Chúng ta là quốc gia có nền văn hoá mở của một đất nước ven biển, vì vậy, quá trình đấu tranh tiếp thu, tiếp nhận và tiếp biến văn hoá luôn diễn ra. Nhưng hoà nhập chứ không hoà tan. Mình nên có cách chào nhau thế nào cho thống nhất chứ? Bộ trưởng đã chỉ đạo học sinh phải khoanh tay chào thầy cô giáo. Vậy thầy cô giáo chào học sinh và chào nhau thế nào? Chẳng lẽ việc khoanh tay chào chỉ dành cho học sinh mẫu giáo? Bé khoanh tay, lớn thích chào thế nào thì tuỳ?

Xuân Hùng
TIN LIÊN QUAN

Lấp "chỗ trống" đạo đức giáo viên cần loại bỏ tính hình thức

Nguyên Linh |

Giáo sư Đào Trọng Thi cho rằng việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa học đường phải đáp ứng được yêu cầu thực tế chứ không phải chỉ mang tính hình thức.

Đạo đức người thầy: Không rà soát lại thì sẽ còn nhiều hiện tượng giáo dục xấu

Hạ Nhiên |

Đây là quan điểm của nhiều chuyên gia giáo dục trước về vấn đề đào tạo chuẩn mực đạo đức cho người thầy.  

42 học sinh bị phạt đứng hành lang: Lại một sự ngộ nhận về phương pháp giáo dục!

Thẩm Hồng Thụy |

Khi mà vụ cô giáo phạt học sinh uống nước vắt từ giẻ lau bảng còn đang gây xôn xao, thì lại xảy ra một vụ việc khác khiến dư luận nhìn về môi trường học đường như là nơi đang ẩn họa loại giáo dục lệch lạc, giáo dục hiểm họa.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Lấp "chỗ trống" đạo đức giáo viên cần loại bỏ tính hình thức

Nguyên Linh |

Giáo sư Đào Trọng Thi cho rằng việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa học đường phải đáp ứng được yêu cầu thực tế chứ không phải chỉ mang tính hình thức.

Đạo đức người thầy: Không rà soát lại thì sẽ còn nhiều hiện tượng giáo dục xấu

Hạ Nhiên |

Đây là quan điểm của nhiều chuyên gia giáo dục trước về vấn đề đào tạo chuẩn mực đạo đức cho người thầy.  

42 học sinh bị phạt đứng hành lang: Lại một sự ngộ nhận về phương pháp giáo dục!

Thẩm Hồng Thụy |

Khi mà vụ cô giáo phạt học sinh uống nước vắt từ giẻ lau bảng còn đang gây xôn xao, thì lại xảy ra một vụ việc khác khiến dư luận nhìn về môi trường học đường như là nơi đang ẩn họa loại giáo dục lệch lạc, giáo dục hiểm họa.