"Bắt bệnh" nguyên nhân đề xuất của 2 ông Hiền bị cộng đồng tẩy chay

HẢI ĐĂNG |

Có một sự trùng hợp khá thú vị về tên của tác giả của hai ý tưởng gây sóng gió dư luận gần đây: PGS.TS Bùi Hiền với phương án cải cách chữ viết, và nghiên cứu sinh Nguyễn Sóng Hiền với đề xuất loại bỏ truyện ngắn “Chí Phèo” ra khỏi sách giáo khoa.

Cả hai đề xuất nói trên đều bị dư luận phản ứng dữ dội. Theo giới chuyên môn, nguyên nhân đều do những bất cập trong ý tưởng của mỗi người.

Về mặt hình thức, cả hai ý tưởng đều có vỏ bọc “mới”, “sáng tạo”, “khoa học”, nhưng thực chất đều đã cũ, lỗi thời. Phương án của ông Bùi Hiền đã có hàng trăm năm trước. Còn cách đọc hiểu văn học của ông Sóng Hiền cũng đã được định danh từ lâu là “xã hội học dung tục”.

Về nguyên nhân đề xuất giải pháp, cả hai tác giả đều cho rằng cần thiết phải thay đổi, xuất phát từ những bất cập, tồn tại, những hệ lụy của phương án hiện hữu. Ông Bùi Hiền cho rằng chữ quốc ngữ hiện tại có nhiều bất hợp lý, gây khó khăn cho việc học, tốn kém, lãng phí. Còn ông Nguyễn Sóng Hiền cho rằng tác phẩm “Chí Phèo” có thể có những tác động tiêu cực, nguy hại đến nhân cách học sinh.

Tuy nhiên, cả hai tác giả nói trên đều sai lầm, thổi phồng về những bất cập, hệ lụy của phương án hiện hữu; nghĩa là sai từ “vạch xuất phát”. Chữ viết tiếng Việt được đánh giá là dễ học, dễ nhớ, thuận tiện và đã ổn định hàng trăm năm. “Chí Phèo” của Nam Cao được đánh giá là một kiệt tác, mang tính nhân đạo và hiện thực sâu sắc, thể hiện bằng một nghệ thuật viết văn bậc thầy, được nhiều thế hệ độc giả yêu thích.

Cả hai (chữ quốc ngữ, và truyện "Chí Phèo"), đều là những sản phẩm văn hóa đã có chỗ đứng trong lòng mọi người. 

Về nội dung đề xuất, cả hai phương án đều không có cơ sở chuyên môn, phi lôgic, không có giá trị khoa học. Phương án của ông Bùi Hiền không phù hợp với các quy luật của ngôn ngữ, mâu thuẫn và phi lý. Cách đọc – hiểu “Chí Phèo” của Nguyễn Sóng Hiền không xuất phát từ đặc trưng của văn chương nghệ thuật, dẫn đến kết quả méo mó, hài hước.

Do đó, về giá trị thực tiễn, cả hai ý tưởng của ông Bùi Hiền và Nguyễn Sóng Hiền đều là số âm, sẽ tác động tiêu cực, gây nhiều hệ lụy cho cộng đồng. Nếu áp dụng phương án của ông Bùi Hiền, sẽ vô cùng tốn kém, làm đảo lộn xã hội. Còn giải pháp đưa “Chí Phèo” ra khỏi chương trình phổ thông, không những làm học sinh mất đi cơ hội được học tập, nghiên cứu một kiệt tác, mà còn làm méo mó các tác phẩm văn học bởi lối tư duy giản đơn, thô thiển.

Kết cục chung: Không những giới chuyên môn (ngôn ngữ, văn học, văn hóa) phản đối, mà đông đảo cộng đồng đều tẩy chay, không chấp nhận các đề xuất của ông Bùi Hiền và Nguyễn Sóng Hiền.

HẢI ĐĂNG
TIN LIÊN QUAN

Sao lại phải cải cách chữ viết chỉ để... người nước ngoài dễ học?

QUANG ĐẠI |

Trao đổi với một tờ báo, GS Ngô Như Bình (công tác tại ĐH Harvard – Hoa Kỳ) cho rằng việc cải cách chữ viết là việc có thể làm được và cần làm, thực hiện sẽ không có hệ lụy nghiêm trọng nào đối với kinh tế.

Cải cách chữ viết: Dân tẩy chay, chuyên gia chê, Bộ từ chối

ĐĂNG TRUNG |

Phát biểu trên chương trình “Cà phê sáng” của VTV ngày 28.11, TS Đoàn Hương cho rằng đề xuất cải cách tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền là công trình khoa học, và nếu ý tưởng mới ra đời bị “ném đá” thì xã hội sẽ không phát triển được.

Thưa TS Đoàn Hương, "đám quần chúng" ấy có nhiều nhà trí thức đáng trân trọng

ĐĂNG TRUNG |

Về ý tưởng cải cách chữ viết của PGS.TS Bùi Hiền, ngày 28.11, trong chương trình “Café Sáng” trên VTV, TS Đoàn Hương phát biểu: “Khi một ý tưởng mới ra đời, trước hết phải suy ngẫm, nhìn nhận nó bằng con mắt khoa học, đây là một công trình khoa học cho nên phải có ý kiến của các nhà khoa học chứ không phải là đám quần chúng không hiểu gì cứ ào ào vào ném đá…”.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Sao lại phải cải cách chữ viết chỉ để... người nước ngoài dễ học?

QUANG ĐẠI |

Trao đổi với một tờ báo, GS Ngô Như Bình (công tác tại ĐH Harvard – Hoa Kỳ) cho rằng việc cải cách chữ viết là việc có thể làm được và cần làm, thực hiện sẽ không có hệ lụy nghiêm trọng nào đối với kinh tế.

Cải cách chữ viết: Dân tẩy chay, chuyên gia chê, Bộ từ chối

ĐĂNG TRUNG |

Phát biểu trên chương trình “Cà phê sáng” của VTV ngày 28.11, TS Đoàn Hương cho rằng đề xuất cải cách tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền là công trình khoa học, và nếu ý tưởng mới ra đời bị “ném đá” thì xã hội sẽ không phát triển được.

Thưa TS Đoàn Hương, "đám quần chúng" ấy có nhiều nhà trí thức đáng trân trọng

ĐĂNG TRUNG |

Về ý tưởng cải cách chữ viết của PGS.TS Bùi Hiền, ngày 28.11, trong chương trình “Café Sáng” trên VTV, TS Đoàn Hương phát biểu: “Khi một ý tưởng mới ra đời, trước hết phải suy ngẫm, nhìn nhận nó bằng con mắt khoa học, đây là một công trình khoa học cho nên phải có ý kiến của các nhà khoa học chứ không phải là đám quần chúng không hiểu gì cứ ào ào vào ném đá…”.