Bạn đọc viết: Hãy để kỳ thi như năm trước. Hãy cải cách năng lực giáo viên, phương pháp giảng dạy

Lê Minh Đức |

Tôi là một giảng viên toán ở HN. Nhiều năm dạy và theo dõi tiến trình cải cách giáo dục, tôi rất băn khoăn và trăn trở với nền giáo dục nước nhà. Vừa qua Bộ GD&ĐT chính thức công bố dự thảo phương án thi 2017 tôi có ý kiến như sau:

Hơn 10 năm qua bộ giáo dục thay đổi cải cách vấn đề thi và xét tuyển bậc PTTH rất nhiều và không cần thiết, gây hoang mang lo lắng cho cả học sinh và giáo viên. Vậy mục tiêu giáo dục phổ thông là gì? Cải cách như những năm qua có giải quyết được gốc rễ vấn đề?

Theo tôi một tư duy rất đơn giản: NẾU KHÔNG BẰNG NƯỚC KHÁC THÌ HỌC HỎI VÀ ÁP DỤNG. Chứ bây giờ cứ loay hoay làm thế nào, thi ra sao, ra đề kiểu gì, phải cải cách sách theo hướng gì… thì ta đang đi các bước mà hàng trăm năm trước Mỹ và Tây âu đã đi. Thế thì sản phẩm giáo dục của ta cũng kém họ từng ấy thời gian.

Bậc đại học và sau đại học của ta rất yếu kém nhưng không thấy cải cách nhiều, khi mà các bậc học này sát với ứng dụng thực tế nhất nhưng lại học xa vời thực tế nên không đáp ứng được công việc khi ra trường. Đó là chưa nói đi học cao lên, có bằng để “tại chức”, còn làm công ty thì các công ty họ phải đào tạo lại. Số sáng chế hay các báo cáo khoa học trên các tạp chí uy tín chúng ta đã biết là thua kém các nước láng giềng như Thái lan những 50 năm, Singapore trên trăm năm. Công việc chính chúng ta nên cải cách bậc đại học và sau đại học.  

Tôi xin nêu khía cạnh thi trắc nghiệm môn toán và 3 môn ban khoa học tự nhiên mà bộ vừa công bố:

Thi trắc nghiệm toán, cũng tốt, nhưng nó không phù hợp lúc này. Vì các em học sinh được học và trình bày là tự luận (trong SGK và truyền đạt của giáo viên trên lớp) thì không thể thi trắc nghiệm. Do đó cần phải viết lại SGK và đào tạo bổ túc cho giáo viên.

Theo cách thi tới thì đề là lấy trong ngân hàng đề thi nhưng lại không công bố đề thi rộng rãi mà nộp lại (để xáo trộn vào các năm sau thi tiếp). Vậy thì không có sự phản biện của sự nhầm lẫn hay tính hợp lý của đề thi từ các chuyên gia, giáo viên (năm 2016 tranh cãi đáp án, năm 2008 sai đáp án vật lí, năm 2002 nhầm lẫn câu hình trong đề chẳng hạn).

Quan trọng là giáo viên, học sinh không biết đề thi gì, phải học những gì. Những người ra phương án cải cách này chưa hẳn là giáo viên toán như chúng tôi nên cho rằng là học cơ bản SGK, thi SGK mà ra. Nhưng họ có biết rằng chỉ học SGK viết ra học sinh khó có thể làm được 8 điểm môn toán. Điển hình là câu giải phương trình-hệ phương trình, hay câu bất đẳng thức thì học trong SGK là không được. Thế thì phải học nâng cao, nhưng cao cỡ nào nếu bộ không công bố đề (mức cao đến đâu) vì toán học là vô tận nếu nâng cao tiếp và không có điểm dừng nâng đến đâu. Họ cũng không biết là có những chương mục không bao giờ xuất hiện trong đề thi như: dãy số, phép biến hình, sai số, thống kê… thì cũng chẳng biết là trong đề thi tới liệu có không và liệu có cần học nâng cao như các chương phương trình đại số hay lượng giác tam giác không (khó vượt xa bài tập SGK).  Cuộc thi mà không biết luật chơi (là thi gì, thi đến đâu) thì thi có chất lượng không?

Môn toán và các môn khoa học tự nhiên thi như những năm trước khá thành công: kiểm tra được rất rộng mảng kiến thức, phân loại rõ trình độ và thi sinh không thể học tủ trước đó. Thì có cần thay đổi không khi mà nó đang vận hành tốt? Mà thay đổi theo cái mới ai đảm bảo được nó thành công? Điển hình năm nay có thí sinh cụm thi Nghệ An đánh bừa đáp án được 10 điểm lý, 8 điểm hóa nhưng toán 0. Hay môn ngoại ngữ đề thi thêm phần tự luận vào lập tức điểm ngoại ngữ thấp thảm hại so với trước. Nếu năm nay thi trắc nghiệm toán thì gần như dự đoán được số điểm liệt sẽ rất ít so với năm trước (14.000 điểm liệt, nhiều nhất so với các môn) vì thi 50 câu theo lý thuyết xác suất đánh bừa (mà không học gì) thì khả năng thoát liệt rất cao! Qua đây tôi cũng đề xuất môn nào thi trắc nghiệm nên có luật: đánh sai đáp án bị trừ điểm để tránh sự ăn may, ví dụ sai 2 câu sẽ trừ bằng 1 câu đúng.

Ý kiến về việc bộ lấy đề thi của ĐHQGHN: Đề thi kín không công bố nên tôi là giáo viên toán phải đăng kí thi thử (đề biết họ thi cái gì, thi đến đâu nhằm hướng dẫn học sinh) nhưng những tranh cãi về sự đúng đắn của đề thi, đề hay dở thì những người thi tranh luận trên các diễn đàn khá nhiều nhưng chúng ta không bàn đến vì họ không công bố đề. Nhưng tại sao lại không nhỉ, chẳng lẽ cái bộ khổng lồ như vậy chúng ta không đủ nhân lực để ra 1 đề thi? Chúng ta sợ năm sau không nghĩ được đề thi khác mà tái sử dụng đề? Chúng ta sợ sai sót gì hay sao mà không công bố? Tại sao không cho học sinh và giáo viên biết “luật chơi” như thế nào?

Việc thi như vậy chỉ giúp ra đề dễ và chấm dễ cho giáo viên (vì có máy chấm và máy ra đề ngẫu nhiên). Mỗi thí sinh 1 đề ngẫu nhiên nói gì thì nói cũng không công bằng bằng tất cả thí sinh thi cùng 1 đề. Khác đề hạn chế coi cóp, điều ấy chỉ cần giám thị công tâm và nghiêm túc là giải quyết được mà? Thi xong giáo viên chấm cũng là điều tốt và bình thường của nghề giáo.

Thi trắc nghiệm toán sẽ không biết học sinh trình bày như thế nào, cách giải hay ra sao, có các cách tiếp cận 1 vấn đề như nào mà nhiều khi ra kết quả nhanh chưa chắc đánh giá được năng lực toán. Đặt vấn đề thay đổi cách thi tránh học thêm là không có cơ sở và quy chụp, việc học thêm kiến thức là nhu cầu của con người, hãy để thị trường tự điều chỉnh. Học thêm do chính giáo viên dạy ở lớp mà yếu về trình độ và kém về đạo đức mới là vấn đề mà bộ giáo dục cần suy nghĩ để có quy chế và định hướng tốt.

Theo tôi về môn toán và các môn tự nhiên chúng ta không nên loanh quanh chuyện khâu ra đề, thi tuyển, cách tính điểm. Mất nhiều thời gian, gây xáo trộn và lãng phí. Hãy để kỳ thi như năm trước. Hãy cải cách năng lực giáo viên, phương pháp giảng dạy. Vì giáo viên tốt cùng mục tiêu đúng đắn của bộ giáo dục thì từng cơ sở trường học họ biết làm gì để học sinh giỏi toàn diện mà không áp lực (tức là đạt mục tiêu giáo dục phổ thông).

Đừng nên dùng từ mĩ miều “cải cách căn bản và toàn diện” vì giáo dục là kế thừa và rút kinh nghiệm, không nên phủ định sạch trơn và xóa bỏ những gì nó đã và đang tốt.

Hy vọng ý kiến của tôi sẽ được tòa soạn ghi nhận và lưu tâm. Mong muốn bằng tiếng nói rộng khắp, uy tín của mình báo Lao Động lắng nghe ý kiến độc giả như tôi để tổng hợp các ý kiến góp phần cho Bộ GD&ĐT có những quyết sách đúng đắn. Xin chân thành cảm ơn!

Lê Minh Đức  <ducgivi@gmail.com>

Mời bạn đọc bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình tại phần Bình luận sau mỗi bài viết; bấm vào chuyên mục "Làm báo cùng Lao Động" hoặc gửi vào địa chỉ email: bandoc@laodong.com.vn, bandoclaodong@gmail.com; Fanpage Báo Lao Động: www.facebook.com/laodongonline. Bài viết của bạn đọc sẽ được trả nhuận bút. Bình luận (comment) của bạn đọc nhận được nhiều lượt thích (like) sẽ có phần thưởng xứng đáng. Trân trọng cảm ơn mọi đóng góp của bạn đọc.
Lê Minh Đức
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Khách Trung Quốc đổ xô đặt tour nước ngoài dịp Tết Nguyên đán

Thúy Ngọc |

Dịp Tết Nguyên đán, yêu cầu đặt tour dịch vụ du lịch của khách Trung Quốc đến khu vực Đông Nam Á tăng 1026% so với cùng kỳ năm ngoái.

Biếu Tết nhà nội, nhà ngoại bao nhiêu là đủ?

ANH THƯ |

Dịp cuối năm, nhiều gia đình lại "đau đầu" suy nghĩ biếu Tết bên nội, bên ngoại ra sao cho phù hợp, tỏ lòng hiếu thảo với bậc sinh thành.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.