Ứng viên nghị sĩ Nhật Bản “khổ sở” tranh cử vì lạm phát

Như Tâm |

Lạm phát tăng đang trở thành rắc rối với các ứng viên tranh cử vào Thượng viện Nhật Bản bởi chi phí ngày càng đội lên.

Áp lực lạm phát đang gia tăng tại Nhật Bản sau thời gian dài trầm lắng. Tháng 4, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), không tính thực phẩm tươi sống, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước, lần đầu tiên vượt 2% trong hơn 7 năm.

Tình trạng này đang tạo ra “cơn đau đầu” với các ứng viên tranh cử ghế Thượng viện Nhật Bản, dự kiến diễn ra vào ngày 10.7. Chi phí điện tại các văn phòng tranh cử leo thang. Các chi phí khác cũng tương tự, trong đó có những thứ tưởng chừng rất nhỏ nhặt như nước uống cho người ủng hộ tại sự kiện vận động.

“Thật đau khổ vì giá xăng”, quan chức tại văn phòng của một ứng viên nghị sĩ đảng đối lập ở Hokkaido than thở. Xe môtô là phương tiện thiết yếu trong mọi chiến dịch vận động chính trị.

Giá xăng trung bình tại Nhật Bản là 168,2 yên/lít (1,25 USD/lít) ngày 30.5, theo Cơ quan Tài nguyên Thiên nhiên và Năng lượng Nhật Bản. Tại Hokkaido, giá xăng trung bình là 166,6 yên/lít, đang có xu hướng tăng và dường như sắp lập đỉnh.

Bầu cử Thượng viện Nhật Bản được tổ chức 3 năm một lần. Giá xăng hiện cao hơn khoảng 18 yên/lít so với cuộc bầu cử gần nhất và tăng gần 50 yên/lít so với 6 năm trước. Chi phí nhiên liệu tăng là vấn đề bất ngờ mà các chiến dịch tranh cử phải tìm cách xoay xở.

Về lý thuyết, các ứng viên nghị sĩ có thể phát biểu ít hơn, giảm số sự kiện vận động để kiểm soát chi phí. Tuy nhiên, họ sẽ bị ảnh hưởng hình ảnh và giảm khả năng chiến thắng.

Theo Iida, công ty cho thuê phương tiện ở Daito, tỉnh Osaka, giá các đồ trang trí bằng nhựa và vật liệu khác dùng cho ôtô tranh cử cũng đi lên. Giá xe cho thuê tăng khoảng 20% so với bình thường do công ty buộc phải chuyển chi phí tăng thêm cho người tiêu dùng.

Giấy, một mặt hàng quan trọng của các chiến dịch chính trị, cũng “phi mã”. Những cam kết và báo cáo hoạt động từ ứng viên nghị sĩ chủ yếu vẫn được in và phát tay cho cử tri.

“Chúng tôi được khuyên nên mua giấy càng sớm càng tốt bởi giá sẽ không giảm”, quan chức tại văn phòng của một ứng viên đảng cầm quyền ở tỉnh Nagano chia sẻ. “Tôi cảm giác giá đã tăng 10 - 20%”.

Cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản sắp tới là cuộc bầu cử đầu tiên diễn ra kể từ khi COVID-19 bùng phát. Các biện pháp khử trùng vẫn cần được ưu tiên, dù chính phủ Nhật Bản đã nới lỏng hạn chế do số ca nhiễm giảm.

“Miếng bọc đầu micro của ứng viên thường xuyên được thay”, quan chức tại văn phòng của một ứng viên đảng đối lập ở Tokyo nói. “Các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho chiến dịch không thay đổi” và chúng khiến chi phí tiếp tục “đội lên”.

Một phần những chi phí nêu trên được bù đắp bởi ngân sách trung ương và địa phương Nhật Bản thông qua trợ giá nhằm hướng đến tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các ứng viên. Tuy nhiên, sự tài trợ này chỉ giới hạn trong giai đoạn tranh cử chính thức, tức từ sau khi ngày bỏ phiếu được công bố - dự kiến vào ngày 22.6. Trước đó, các chiến dịch vận động sẽ không được ngân sách công chi trả bởi chúng được coi là hoạt động chính trị cá nhân.

Một chiến dịch vận động tranh cử vào Thượng viện nhìn chung mất khoảng 20 triệu yên. Luật sư Jun Katagi, từng là quan chức tại Bộ Nội vụ Nhật Bản, nói “chi phí vận động tốn kém là do hệ thống bầu cử của Nhật Bản”.

Một yếu tố đẩy chi phí tăng là “tiền cọc”. Với bầu cử Thượng viện, ứng viên phải nộp trước 3 triệu yên để tranh cử, hoặc 6 triệu yên theo tỷ lệ đại diện tại khu vực tranh cử. Khoản tiền này sẽ không được hoàn trả nếu ứng viên không giành tối thiểu 1/8 tổng phiếu bầu hợp lệ, chia theo số ghế Thượng viện tương ứng với khu vực bầu cử.

Hệ thống “tiền cọc” này nhằm ngăn các ứng viên không nghiêm túc tranh cử và số tiền không thay đổi kể từ năm 1992.

Nhìn chung, ứng viên chi càng nhiều tiền, họ càng nhận về nhiều phiếu bầu. Một phân tích bởi Nikkei và Fujitsu với các cuộc bầu cử Hạ viện Nhật Bản từ năm 1996 kết luận cơ hội chiến thắng của một ứng viên là 4% nếu họ chi 0 – 10 yên cho mỗi cử tri ở khu vực bầu cử, 35% nếu chi 10 – 20 yên, 57% nếu chi 20 – 30 yên và 62% nếu chi 30 – 40 yên.

Ngân sách trung ương và địa phương tại Nhật Bản đã chi tổng cộng 50 tỉ yên cho mỗi cuộc bầu cử Thượng viện kể từ năm 2010. Số tiền này dự kiến vượt 60 tỉ yên cho cuộc bầu cử Thượng viện sắp tới.

Như Tâm
TIN LIÊN QUAN

Thế giới đối phó với lạm phát cao

Hải Anh |

Để đối phó với lạm phát cao, tuần này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tăng lãi suất quỹ liên bang thêm nửa điểm phần trăm, mức tăng cao nhất trong 22 năm. Kể từ khi FED tăng lãi suất vào tháng 3 năm nay, dự kiến ​​có tới 6 lần tăng lãi suất trong cả năm.

IMF cảnh báo bóng ma lạm phát đình trệ ở Châu Á

Thanh Hà |

Ngày 26.4, Giám đốc khu vực Châu Á và Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra lời cảnh báo khu vực Châu Á có thể phải đối mặt với viễn cảnh "lạm phát đình trệ" - tức tình trạng giá cả leo thang trong khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại.

Thế giới vất vả đối phó lạm phát

Khánh Minh |

Toàn thế giới đang phải đối phó với một đợt bùng phát lạm phát đồng bộ khi người tiêu dùng phải trả giá cao hơn nhiều cho những nhu cầu thiết yếu như thực phẩm, chỗ ở, xăng dầu... Sau làn sóng tăng giá liên quan đến đại dịch COVID-19, cuộc xung đột Nga-Ukraina đang đẩy lạm phát toàn cầu lên mức 6%.

Tạm giữ hình sự nhiều lãnh đạo, nhân viên Trung tâm Đăng kiểm ở Đắk Lắk

Phan Tuấn |

Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp và quyết định tạm giữ hình sự lãnh đạo, nhân viên ở Trung tâm Đăng kiểm 47-06D.

Nhà mạng mua thêm dung lượng, đảm bảo kết nối Internet đi quốc tế ổn định

HỮU CHÁNH |

Các nhà mạng đánh giá, việc nâng dung lượng kết nối đi quốc tế trên đất liền sẽ giúp cải thiện chất lượng dịch vụ Internet, nhất là vào giờ cao điểm.

Đầu kéo lật đè xe máy trên Quốc lộ 6, 1 người tử vong

Minh Nguyễn |

Sơn La - Đang di chuyển trên Quốc lộ 6 , chiếc xe đầu kéo bất ngờ lật đè lên xe máy khiến 1 người tử vong.

Viện kiểm sát xác định Cựu Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ có vai trò chủ mưu

Anh Tú |

Ngày 15.2, TAND TPHCM tiếp tục phần tranh luận giữa Viện kiểm sát (VKS) TPHCM và các bị cáo trong vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sở Y tế TP Cần Thơ.

Hà Nội sẽ nâng tầm bệnh viện để dân không phải ra nước ngoài chữa bệnh

PHẠM ĐÔNG |

Lãnh đạo UBND TP Hà Nội nhấn mạnh, việc nâng tầm một số lĩnh vực là thế mạnh của các bệnh viện trực thuộc ngành y tế Hà Nội như tim mạch, thận… Từ đó, xây dựng những cơ sở này thành trung tâm khám, chữa bệnh ngang tầm khu vực và quốc tế để người dân không phải ra nước ngoài chữa bệnh.

Thế giới đối phó với lạm phát cao

Hải Anh |

Để đối phó với lạm phát cao, tuần này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tăng lãi suất quỹ liên bang thêm nửa điểm phần trăm, mức tăng cao nhất trong 22 năm. Kể từ khi FED tăng lãi suất vào tháng 3 năm nay, dự kiến ​​có tới 6 lần tăng lãi suất trong cả năm.

IMF cảnh báo bóng ma lạm phát đình trệ ở Châu Á

Thanh Hà |

Ngày 26.4, Giám đốc khu vực Châu Á và Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra lời cảnh báo khu vực Châu Á có thể phải đối mặt với viễn cảnh "lạm phát đình trệ" - tức tình trạng giá cả leo thang trong khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại.

Thế giới vất vả đối phó lạm phát

Khánh Minh |

Toàn thế giới đang phải đối phó với một đợt bùng phát lạm phát đồng bộ khi người tiêu dùng phải trả giá cao hơn nhiều cho những nhu cầu thiết yếu như thực phẩm, chỗ ở, xăng dầu... Sau làn sóng tăng giá liên quan đến đại dịch COVID-19, cuộc xung đột Nga-Ukraina đang đẩy lạm phát toàn cầu lên mức 6%.