Thụy Sĩ tính chôn nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng trong đất sét

Thanh Hà |

Lưu trữ chất thải phóng xạ trên mặt đất là một công việc kinh doanh mạo hiểm, nhưng người Thụy Sĩ cho rằng họ đã tìm ra giải pháp: Chôn các nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng sâu trong đất sét.

Phòng thí nghiệm quốc tế Mont Terri được xây dựng để nghiên cứu tác động của việc chôn chất thải phóng xạ trong đất sét sâu dưới lòng đất 300m gần Saint-Ursanne ở vùng tây bắc Jura.

Phòng thí nghiệm dưới lòng đất trải dài trong đường hầm 1,2km. Các ngách dọc theo đường hầm, mỗi ngách cao khoảng 5m, chứa đầy các mô phỏng kho chứa khác nhau, chứa một lượng nhỏ chất phóng xạ được hàng nghìn cảm biến giám sát.

Hơn 170 thí nghiệm đã được thực hiện để mô phỏng các giai đoạn khác nhau của quá trình: Định vị chất thải, niêm phong đường hầm, giám sát và tái tạo mọi hiệu ứng vật lý và hóa học có thể hình dung được.

Theo các chuyên gia, phải mất 200.000 năm độ phóng xạ trong chất thải độc hại nhất mới trở lại mức tự nhiên.

Nhà địa chất học Christophe Nussbaum, người đứng đầu phòng thí nghiệm, chia sẻ với AFP rằng, xác định những tác động tiềm tàng đối với việc lưu trữ cần kéo dài gần một triệu năm.

Đó là "khoảng thời gian mà chúng ta cần để đảm bảo giam giữ an toàn", ông nói và cho biết thêm tới nay kết quả ghi nhận là khả quan.

Ba địa điểm tiềm năng ở phía đông bắc, gần biên giới Đức, đã được xác định là nơi tiếp nhận chất thải phóng xạ như vậy.

Các nhà điều hành nhà máy hạt nhân của Thụy Sĩ dự kiến ​​chọn phương án ưu tiên vào tháng 9.

Chính phủ Thụy Sĩ sẽ không đưa ra quyết định cuối cùng cho đến năm 2029 và vấn đề có thể sẽ được đưa ra trưng cầu dân ý theo hệ thống dân chủ trực tiếp của Thụy Sĩ.

Các nhà máy điện hạt nhân của Thụy Sĩ đã bơm chất thải phóng xạ trong hơn nửa thế kỷ qua. Đến nay, chất thải phóng xạ do đơn vị NAGRA, được nhà nước và các nhà điều hành nhà máy điện hạt nhân, thành lập năm 1972, xử lý.  Hiện chất thải đang được lưu trữ trong một "kho trung gian" ở Wurenlingen, cách biên giới Đức khoảng 15km.

Thụy Sĩ hy vọng tham gia một câu lạc bộ ưu tú của các quốc gia đóng góp vào việc lưu trữ địa chất sâu.

Đến nay, mới chỉ có Phần Lan xây dựng một địa điểm bằng đá granit và Thụy Điển đã bật đèn xanh vào tháng Giêng này để xây dựng địa điểm chôn cất nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng cũng bằng đá granit. Pháp có dự án Cigeo nhằm lưu trữ chất thải phóng xạ dưới lòng đất trong đất sét.

Sau sự cố hạt nhân năm 2011 tại nhà máy điện Fukushima ở Nhật Bản, Thụy Sĩ quyết định loại bỏ dần điện hạt nhân: Các lò phản ứng của nước này có thể tiếp tục miễn là vẫn an toàn.

Dự kiến ​​83.000 m3 chất thải phóng xạ, bao gồm một số chất thải có hoạt tính cao, sẽ phải được chôn lấp.

Khối lượng này tương ứng với vòng đời hoạt động 60 năm của các nhà máy điện hạt nhân Beznau, Gosgen và Leibstadt, và 47 năm hoạt động của nhà máy Muhleberg trước khi đóng cửa năm 2019.

Việc lấp chất thải hạt nhân dưới lòng đất sẽ được Thụy Sĩ bắt đầu vào năm 2060. Thời gian giám sát sẽ kéo dài vài thập kỷ trước khi địa điểm bị phong tỏa vào thế kỷ 22.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Thụy Sĩ bất ngờ tiết lộ số tiền gửi khổng lồ của khách hàng Nga

Ngọc Vân |

Các ngân hàng Thụy Sĩ đưa ra ước tính hiếm hoi về số tiền gửi của khách hàng Nga trong bối cảnh Nga bị trừng phạt vì cuộc chiến ở Ukraina.

Rò rỉ dữ liệu hơn 30.000 khách của ngân hàng lớn thứ 2 Thụy Sĩ

Hải Anh |

Vụ rò rỉ dữ liệu Credit Suisse, ngân hàng lớn thứ hai của Thụy Sĩ, tiết lộ chi tiết về tài khoản của hơn 30.000 khách hàng.

Nhà tù Thụy Sĩ tuyển người ngồi tù thử nghiệm

Anh Vũ |

Hàng trăm người đã tình nguyện tham gia thử nghiệm ngồi tù tại một cơ sở giam giữ mới ở Thụy Sĩ trước khi nơi này tiếp nhận những tù nhân đầu tiên.

Các bộ cần lắng nghe doanh nghiệp khi sửa nghị định về xăng dầu

Anh Tuấn |

TS Nguyễn Đình Cung cho rằng, trong thời gian vừa qua, để đứt gãy thị trường quan trọng như xăng dầu và việc các bộ đẩy trách nhiệm cho nhau, điều này cần phải rút kinh nghiệm.

Thời điểm không khí lạnh suy yếu dần, nắng ấm quay lại miền Bắc

AN AN |

Theo nhận định của cơ quan khí tượng, từ ngày 17.2 không khí lạnh hoạt động với cường độ ổn định, thời tiết miền Bắc chuyển trạng thái nắng ấm, nhiệt độ tăng dần.

WHO họp khẩn tìm vaccine cho virus cực nguy hiểm vừa bùng phát

Khánh Minh |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hy vọng sẽ thử nghiệm vaccine phòng ngừa Marburg - loại virus cực kỳ nguy hiểm có tỉ lệ tử vong khoảng 50%.

Cháy ở Tiểu học Yên Hòa: Học sinh hốt hoảng, phụ huynh nháo nhác tìm con

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Thời điểm xảy ra vụ cháy, nhiều phụ huynh có mặt ở hiện trường đều rất lo lắng và nháo nhác tìm con trong số hàng trăm học sinh đang được sơ tán trước cổng Trường Tiểu học Yên Hòa.

Tạm giam tài xế không cứu giúp người trong vụ tai nạn khiến 3 người chết trên cao tốc

Thành Nhân |

Ngày 15.2, Công an huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam Mai Văn Khởi (40 tuổi, ngụ xã Thạnh Quới, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) về hành vi "Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng".

Thụy Sĩ bất ngờ tiết lộ số tiền gửi khổng lồ của khách hàng Nga

Ngọc Vân |

Các ngân hàng Thụy Sĩ đưa ra ước tính hiếm hoi về số tiền gửi của khách hàng Nga trong bối cảnh Nga bị trừng phạt vì cuộc chiến ở Ukraina.

Rò rỉ dữ liệu hơn 30.000 khách của ngân hàng lớn thứ 2 Thụy Sĩ

Hải Anh |

Vụ rò rỉ dữ liệu Credit Suisse, ngân hàng lớn thứ hai của Thụy Sĩ, tiết lộ chi tiết về tài khoản của hơn 30.000 khách hàng.

Nhà tù Thụy Sĩ tuyển người ngồi tù thử nghiệm

Anh Vũ |

Hàng trăm người đã tình nguyện tham gia thử nghiệm ngồi tù tại một cơ sở giam giữ mới ở Thụy Sĩ trước khi nơi này tiếp nhận những tù nhân đầu tiên.