Thực hư việc Trung Quốc bắt được tín hiệu từ ngoài hành tinh

Song Minh |

Một tờ báo Trung Quốc cho biết kính viễn vọng của nước này có thể đã bắt được tín hiệu từ sự sống ngoài hành tinh.

Ngày 14.6, nhật báo Khoa học và Công nghệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đưa tin, kính viễn vọng vô tuyến hình cầu khẩu độ 500m (FAST), còn gọi là kính viễn vọng Thiên Nhãn (Sky Eye) của Trung Quốc  - đã phát hiện ra các tín hiệu điện từ bất thường có thể liên quan đến sự sống ngoài hành tinh.

Theo Bloomberg, thông tin trên ngay lập tức lan truyền trên mạng xã hội Weibo và được các phương tiện truyền thông khác, bao gồm cả các phương tiện truyền thông nhà nước quản lý, trích dẫn.

Nhà vũ trụ học Zhang Tonjie - nhà khoa học chính của Viện Tìm kiếm Trí thông minh ngoài Trái Đất (SETI) do Đại học Sư phạm Bắc Kinh, Đài quan sát thiên văn quốc gia Trung Quốc và Đại học California, Berkeley đồng sáng lập - được trích dẫn trong bản tin.

Kính thiên văn Sky Eye có đường kính 500m, ở tỉnh Quý Châu của Trung Quốc, đã phát hiện thấy hai tín hiệu bất thường vào năm 2020 và một tín hiệu khác vào năm 2019.

Một tín hiệu kỳ lạ khác đã được phát hiện vào đầu năm nay khi tập trung vào các hành tinh bên ngoài hệ mặt trời.

Tuy nhiên, bản tin của nhật báo Khoa học và Công nghệ đã bị gỡ khỏi website.

Để có được một số góc nhìn về những tin đồn, tờ Space đã liên hệ với nhà vật lý Dan Werthimer - đồng sáng lập kiêm nhà khoa học chính của dự án SETI tại Đại học California, Berkeley (Mỹ). Ông làm việc với các nhà nghiên cứu SETI của Đại học Sư phạm Bắc Kinh.

Ông Werthimer đã dội gáo nước lạnh vào khả năng kính viễn vọng Trung Quốc phát hiện các tín hiệu của người ngoài hành tinh.

"Những tín hiệu này là do nhiễu sóng vô tuyến; do nhiễu điện từ từ Trái đất, không phải từ ngoài hành tinh. Thuật ngữ kỹ thuật mà chúng tôi sử dụng là RFI - nhiễu tần số vô tuyến. RFI có thể đến từ điện thoại di động, sóng vô tuyến, radar, vệ tinh” - ông Werthimer nói.

Nhà khoa học này cho biết thêm, tất cả các tín hiệu được các nhà nghiên cứu SETI phát hiện cho đến nay đều do nền văn minh của chúng ta tạo ra, không phải nền văn minh khác.

“Thật khó để thực hiện các quan sát SETI từ bề mặt hành tinh của chúng ta. Tình trạng ô nhiễm vô tuyến đang trở nên tồi tệ hơn khi ngày càng có nhiều máy phát và vệ tinh được chế tạo. Một số băng tần vô tuyến đã không thể sử dụng cho SETI" - ông Werthimer cho hay.

Theo ông Werthimer, người Trái đất cuối cùng có thể phải đi đến phía xa của Mặt trăng để tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất, bởi kính viễn vọng vô tuyến ở phía xa của Mặt trăng sẽ được bảo vệ khỏi tất cả ô nhiễm vô tuyến của hành tinh.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc hoàn thành đường sắt quanh sa mạc đầu tiên thế giới

Ngọc Vân |

Ngày 15.6, Trung Quốc hoàn thành tuyến đường sắt quanh sa mạc đầu tiên trên thế giới ở Tân Cương.

Trung Quốc xây cung thiên văn ở độ cao lớn nhất thế giới

Song Minh |

Lễ động thổ xây dựng Cung thiên văn Tây Tạng ở độ cao cao nhất trên thế giới đối với một cơ sở như vậy vừa diễn ra tại Lhasa, Tây Tạng, Trung Quốc hôm 12.6.

Kính viễn vọng Trung Quốc phát hiện điều sửng sốt cách 3 tỉ năm ánh sáng

Khánh Minh |

Kính viễn vọng Trung Quốc lần đầu tiên phát hiện vụ nổ vô tuyến nhanh lặp lại liên tục từ khoảng cách 3 tỉ năm ánh sáng.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Trung Quốc hoàn thành đường sắt quanh sa mạc đầu tiên thế giới

Ngọc Vân |

Ngày 15.6, Trung Quốc hoàn thành tuyến đường sắt quanh sa mạc đầu tiên trên thế giới ở Tân Cương.

Trung Quốc xây cung thiên văn ở độ cao lớn nhất thế giới

Song Minh |

Lễ động thổ xây dựng Cung thiên văn Tây Tạng ở độ cao cao nhất trên thế giới đối với một cơ sở như vậy vừa diễn ra tại Lhasa, Tây Tạng, Trung Quốc hôm 12.6.

Kính viễn vọng Trung Quốc phát hiện điều sửng sốt cách 3 tỉ năm ánh sáng

Khánh Minh |

Kính viễn vọng Trung Quốc lần đầu tiên phát hiện vụ nổ vô tuyến nhanh lặp lại liên tục từ khoảng cách 3 tỉ năm ánh sáng.