Thế giới động vật: Phát hiện con mực với đôi mắt kỳ dị ở Mỹ

Nguyễn Hạnh |

Một con mực dâu tây có đôi mắt kỳ lạ đã được phát hiện ở "vùng chạng vạng" ngoài khơi bờ biển California (Mỹ).

Trong một lần lặn sâu gần đây ở vùng chạng vạng, một tàu lặn đã ghi lại được hình ảnh về một con mực dâu tây (Histioteuthis heteropsis) màu đỏ với đôi mắt kỳ dị - một to và một nhỏ với màu sắc khác nhau hoàn toàn.

Nhà khoa học cấp cao Bruce Robison của Viện Nghiên cứu Thủy cung Vịnh Monterey (MBARI) nói với Live Science trong một email: "Chúng tôi nhìn thấy chúng thường xuyên, nhưng số lượng chúng không nhiều".

Con mực có đôi mắt kỳ dị - một to và một bé với màu sắc hoàn toàn khác nhau. Ảnh: MBARI
Con mực có đôi mắt kỳ dị - một to và một bé với màu sắc hoàn toàn khác nhau. Ảnh: MBARI

Các nhà nghiên cứu điều khiển một phương tiện vận hành từ xa (ROV) có tên là Doc Ricketts đã phát hiện ra con mực ở hẻm núi ngầm Monterey ngoài khơi California. Hẻm núi, nơi sinh sống của rất nhiều loài sinh vật biển, là một trong những hẻm núi ngầm sâu nhất ở Bờ Tây nước Mỹ, theo MBARI.

Nhóm MBARI ngày 23.3 viết trên Twitter: "Trong chuyến lặn biển sau gần đây, nhóm chúng tôi đã bắt gặp một trong những cư dân đáng chú ý nhất của vùng chạng vạng của đại dương: Mực dâu tây (Histioteuthis heteropsis). Chúng tôi đã phát hiện ra loài cephalopod màu đỏ thẫm này ở độ sâu 725m ở hẻm núi Monterey".

Khi mực dâu tây trưởng thành, mắt trái có thể to gấp đôi mắt phải. Ảnh: MBARI
Khi mực dâu tây trưởng thành, mắt trái có thể to gấp đôi mắt phải. Ảnh: MBARI

Theo MBARI, những con mực Histioteuthis heteropsis vốn được sinh ra với hai mắt có kích thước bằng nhau. Nhưng khi chúng phát triển, mắt trái dần tăng kích thước và khi trưởng thành, mắt trái có thể lớn hơn gấp đôi so với mắt phải.

Trên cạn, màu sắc rực rỡ làm cho động vật nổi bật. Nhưng đối với mực dâu tây, màu đỏ thực sự giúp chúng ẩn mình dưới đáy đại dương. Ở đó, màu đỏ thẫm trông như màu đen và khiến những con mực trở nên vô hình trước những kẻ săn mồi như cá nhà táng, cá heo, cá mập, cá kiếm,...

Loài mực này được đặt tên như vậy không chỉ vì chúng có màu đỏ, mà vì chúng có những đốm đen trên cơ thể màu đỏ, trông giống như những quả dâu tây. Những đốm này thực chất là photophores, cơ quan tạo ra ánh sáng thông qua phản ứng hóa học hoặc thông qua các vi khuẩn phát sáng cộng sinh. Mực dâu tây sử dụng những đốm này để phản chiếu ánh sáng của chính mình, có nghĩa là chúng sử dụng ánh sáng này để hòa vào môi trường xung quanh như một hình thức ngụy trang. Điều này giúp mực dâu tây tránh khỏi những kẻ săn mồi có thể nhìn thấy chúng trong bóng tối.

Nguyễn Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Thế giới động vật: Phát hiện 2 loài ếch thủy tinh mới ở Ecuador

Mộc Nhi |

Hai loài ếch thủy tinh mới đã được phát hiện ở Ecuador với chiếc bụng hoàn toàn có thể nhìn xuyên thấu.

Thế giới động vật: Vì sao không có gấu Bắc Cực ở Nam Cực?

Nguyễn Hạnh (theo Live Science) |

Mặc dù có nhiều điểm tương đồng, Bắc Cực và Nam Cực lại là nơi sinh sống của những sinh vật rất khác nhau. Cả hai cực đều là nơi sinh sống của nhiều loài hải cẩu và cá voi, nhưng chỉ ở Bắc Cực mới có loài gấu lớn nhất Trái đất, gấu Bắc Cực.

Thế giới động vật: Cá mập Greenland siêu hiếm dạt vào bờ biển Anh

Nguyễn Hạnh |

Con cá mập Greenland quý hiếm dạt vào một bãi biển ở Anh có thể ít nhất 100 năm tuổi.

Đào cuối vụ, hoa bưởi đắt khách dịp Rằm tháng Giêng

Nguyễn Thúy |

Những cành đào nở muộn, những bó hoa bưởi đầu mùa được bán với giá lên tới 300.000 – 350.000 đồng/kg đang là loại hoa bán chạy trong dịp Rằm tháng Giêng.

Mô phỏng trận sóng thần của cuộc đại tuyệt chủng quét sạch khủng long

Song Minh |

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã mô phỏng trận sóng thần khổng lồ toàn cầu của cuộc đại tuyệt chủng quét sạch khủng long cách đây 66 triệu năm.

Truy tố cựu Tư lệnh Cảnh sát biển chủ mưu tham ô 50 tỉ

Việt Dũng |

Bị can Nguyễn Văn Sơn - cựu Trung tướng, cựu Tư lệnh Cảnh sát biển - bị cáo buộc cùng với 4 cấp tướng khác dưới quyền tham ô 50 tỉ đồng từ ngân sách mua thiết bị rồi chia nhau.

ChatGPT sẽ hủy diệt Google sau hai năm?

Anh Vũ |

Không phải là metaverse, xu hướng công nghệ mà hầu hết mọi người phải chú ý trong thời gian gần đây là AI.

Ukraina tấn công đường ống dẫn dầu của Nga sang EU

Ngọc Vân |

Cuộc tấn công của Ukraina không gây ra thiệt hại đáng kể với đường ống dẫn dầu của Nga sang EU và đường ống Druzhba đang hoạt động bình thường.

Thế giới động vật: Phát hiện 2 loài ếch thủy tinh mới ở Ecuador

Mộc Nhi |

Hai loài ếch thủy tinh mới đã được phát hiện ở Ecuador với chiếc bụng hoàn toàn có thể nhìn xuyên thấu.

Thế giới động vật: Vì sao không có gấu Bắc Cực ở Nam Cực?

Nguyễn Hạnh (theo Live Science) |

Mặc dù có nhiều điểm tương đồng, Bắc Cực và Nam Cực lại là nơi sinh sống của những sinh vật rất khác nhau. Cả hai cực đều là nơi sinh sống của nhiều loài hải cẩu và cá voi, nhưng chỉ ở Bắc Cực mới có loài gấu lớn nhất Trái đất, gấu Bắc Cực.

Thế giới động vật: Cá mập Greenland siêu hiếm dạt vào bờ biển Anh

Nguyễn Hạnh |

Con cá mập Greenland quý hiếm dạt vào một bãi biển ở Anh có thể ít nhất 100 năm tuổi.