Thế giới động vật: Phát hiện 2 loài ếch thủy tinh mới ở Ecuador

Mộc Nhi |

Hai loài ếch thủy tinh mới đã được phát hiện ở Ecuador với chiếc bụng hoàn toàn có thể nhìn xuyên thấu.

Theo Mail Online, những con ếch được tìm thấy gần các khu vực khai thác đang hoạt động trên dãy Andes và được đặt tên là ếch thủy tinh Mashpi và ếch thủy tinh Nouns'.

Hai loài trông rất giống nhau, với phần bụng trong suốt để lộ tim đỏ, gan trắng, hệ tiêu hóa và trứng màu xanh lục nếu là con cái. Mặc dù trông rất giống nhau và chỉ sống cách nhau vài km, phân tích DNA và các bản ghi âm về tiếng kêu của chúng đã xác nhận hai loài là khác biệt. Chúng có sự khác biệt đáng kể về cấu tạo gene.

Khi loài ếch thủy tinh Mashpi (trong ảnh) lần đầu tiên được tìm thấy, các nhà nghiên cứu đã nhầm lẫn nó với loài ếch thủy tinh Valerioi. Ảnh: University of California
Khi loài ếch thủy tinh Mashpi lần đầu tiên được tìm thấy, các nhà nghiên cứu bước đầu cho rằng đó là loài ếch thủy tinh Valerioi. Ảnh: University of California
Một con ếch thủy tinh Mashpi đực đang bảo vệ một đống trứng. Ảnh:
Một con ếch thủy tinh Mashpi đực đang bảo vệ một đống trứng. Ảnh: University of California

Khi loài ếch thủy tinh Mashpi lần đầu tiên được tìm thấy, các nhà nghiên cứu bước đầu cho rằng đó là loài ếch thủy tinh Valerioi - một loài được tìm thấy ở các vùng đất thấp. Tuy nhiên, tiếng kêu của chúng được phát hiện là khác biệt, xác nhận chúng là 2 loài khác nhau. Tiếng kêu chính là một trong những đặc điểm tiêu biểu nhất để phân loài, theo các nhà nghiên cứu.

Video cho thấy nhịp tim của một con ếch Mashpi. Video: University of California

Đáng buồn thay, mặc dù các loài ếch mới chỉ mới được phát hiện, các nhà khoa học khuyến cáo rằng cả 2 loài này nên được xếp vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng. Những con ếch này sống ở những vùng rừng bị phá để phục vụ nông nghiệp trong nhiều thập kỷ qua. Các hoạt động khai thác mỏ cũng khiến nhà của chúng trở nên ô nhiễm nặng.

Ếch dựa vào hô hấp qua da để thở dưới nước - một quá trình trao đổi khí diễn ra qua da chứ không phải phổi hoặc mang. Điều này khiến chúng dễ bị nhiễm các chất độc hại.

Mộc Nhi
TIN LIÊN QUAN

Thế giới động vật: Vì sao không có gấu Bắc Cực ở Nam Cực?

Nguyễn Hạnh (theo Live Science) |

Mặc dù có nhiều điểm tương đồng, Bắc Cực và Nam Cực lại là nơi sinh sống của những sinh vật rất khác nhau. Cả hai cực đều là nơi sinh sống của nhiều loài hải cẩu và cá voi, nhưng chỉ ở Bắc Cực mới có loài gấu lớn nhất Trái đất, gấu Bắc Cực.

Thế giới động vật: Cá mập Greenland siêu hiếm dạt vào bờ biển Anh

Nguyễn Hạnh |

Con cá mập Greenland quý hiếm dạt vào một bãi biển ở Anh có thể ít nhất 100 năm tuổi.

Thế giới động vật: Xác định loài cá 7 sắc cầu vồng mới tuyệt đẹp

Nguyễn Hạnh |

Loài mới sống tại các rạn san hô sâu được gọi là các "rạn san hô hoàng hôn" ở Maldives. Chúng đã trải qua nhiều thập kỷ bị xác định nhầm là một loài cá đã được chỉ mặt đặt tên.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Thế giới động vật: Vì sao không có gấu Bắc Cực ở Nam Cực?

Nguyễn Hạnh (theo Live Science) |

Mặc dù có nhiều điểm tương đồng, Bắc Cực và Nam Cực lại là nơi sinh sống của những sinh vật rất khác nhau. Cả hai cực đều là nơi sinh sống của nhiều loài hải cẩu và cá voi, nhưng chỉ ở Bắc Cực mới có loài gấu lớn nhất Trái đất, gấu Bắc Cực.

Thế giới động vật: Cá mập Greenland siêu hiếm dạt vào bờ biển Anh

Nguyễn Hạnh |

Con cá mập Greenland quý hiếm dạt vào một bãi biển ở Anh có thể ít nhất 100 năm tuổi.

Thế giới động vật: Xác định loài cá 7 sắc cầu vồng mới tuyệt đẹp

Nguyễn Hạnh |

Loài mới sống tại các rạn san hô sâu được gọi là các "rạn san hô hoàng hôn" ở Maldives. Chúng đã trải qua nhiều thập kỷ bị xác định nhầm là một loài cá đã được chỉ mặt đặt tên.