Sửng sốt hố sụt khổng lồ dưới đáy biển Bắc Cực

Nguyễn Hạnh |

Các nhà khoa học phát hiện những hố sụt khổng lồ đang xuất hiện dọc theo đáy biển Bắc Cực, khi lớp băng vĩnh cửu tan chảy và làm xáo trộn khu vực.

Theo Live Science, mặc dù biến đổi khí hậu do con người gây ra đang làm tăng nhiệt độ trung bình ở Bắc Cực, việc lớp băng vĩnh cửu tan tạo ra những hố sụt này dường như còn do một thủ phạm khác - hệ thống nước ngầm nóng và di chuyển chậm.

Lớp băng vĩnh cửu ở Bắc Cực dưới đáy biển Beaufort của Canada đã bị nhấn chìm trong khoảng 12.000 năm, kể từ cuối kỷ Băng hà cuối cùng, khi nước tan từ các sông băng bao phủ khu vực. Đáy biển đóng băng vẫn luôn bị che giấu khỏi con mắt quan sát của các nhà khoa học. Cho đến gần đây, các nhà nghiên cứu mới có thể tiếp cận được phần xa xôi này của Bắc Cực vì biến đổi khí hậu khiến băng biển rút đi.

Để tiếp cận khu vực này, các nhà nghiên cứu đã dựa vào cả kỹ thuật sonar và phương tiện tự hành dưới nước (AUV) để hoàn thành các cuộc khảo sát độ sâu có độ phân giải cao về biển Beaufort.

Khi các nhà nghiên cứu lần đầu tiên bắt đầu thực hiện các cuộc khảo sát đáy biển trong khu vực vào năm 2010, họ tập trung vào rìa thềm và độ dốc ở biển Beaufort của Canada. Cách bờ biển khoảng 180km, họ phát hiện một dải địa hình gồ ghề bất thường dài 95km dọc theo đáy biển. Đoạn đáy biển đó từng đánh dấu rìa của lớp băng vĩnh cửu Pleistocen trong kỷ Băng hà cuối cùng.

Để hiểu cách sự gồ ghề này phát triển theo thời gian và điều gì có thể gây ra nó, nhóm đã tiến hành thêm ba cuộc khảo sát vào năm 2013, 2017 và 2019. Những hình ảnh về khu vực theo thời gian cho thấy sự xuất hiện của những chỗ trũng bất thường. Các nhà khoa học cho biết, hố sụt lớn nhất có chiều dài 225m, rộng 95m và sâu 28m.

Sập sàn

Theo các nhà khoa học, nguyên nhân hình thành cái vùng trũng như vậy có thể là vì khi sự ấm lên làm tan băng vĩnh cửu bên dưới thềm băng Bắc Cực, biến một khu vực từng được lấp đầy bởi chất rắn thành chất lỏng. Vật liệu bề mặt sau đó sụp đổ vào khoảng trống chứa đầy chất lỏng đó.

Ở một số khu vực, nơi chịu ít tác động của nước ngầm ấm hơn, nước biển vẫn đủ lạnh để bất kỳ nước ngầm nào thấm lên sẽ đông lại khi tiếp cận với các lớp trầm tích gần bề mặt. Lớp trầm tích đóng băng đó nở ra, phập phồng lên trên tạo thành những gò nhỏ hình nón.

Những gò đất đóng băng này cùng các hố sụt là nguyên nhân dẫn đến sự gồ ghề bất thường mà các nhà nghiên cứu phát hiện trong những cuộc khảo sát đầu tiên. Các cuộc khảo sát cũng cho thấy các hố sụt ngày càng mở rộng theo thời gian.

Nguyễn Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Thế giới động vật: Vì sao không có gấu Bắc Cực ở Nam Cực?

Nguyễn Hạnh (theo Live Science) |

Mặc dù có nhiều điểm tương đồng, Bắc Cực và Nam Cực lại là nơi sinh sống của những sinh vật rất khác nhau. Cả hai cực đều là nơi sinh sống của nhiều loài hải cẩu và cá voi, nhưng chỉ ở Bắc Cực mới có loài gấu lớn nhất Trái đất, gấu Bắc Cực.

Băng biển Bắc Cực đang tan với tốc độ "đáng sợ"

Nguyễn Hạnh |

Một nghiên cứu mới dựa trên dữ liệu vệ tinh của NASA và ESA cho thấy băng biển Bắc Cực đang mỏng đi với tốc độ "đáng sợ", nhanh hơn so với những gì các nhà khoa học nghĩ.

Cảnh báo hiện tượng dị thường ở Bắc Cực có tác động toàn cầu

Bảo Châu |

Bắc Cực sẽ sớm chứng kiến mưa nhiều hơn tuyết, đẩy nhanh quá trình nóng lên toàn cầu.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Thế giới động vật: Vì sao không có gấu Bắc Cực ở Nam Cực?

Nguyễn Hạnh (theo Live Science) |

Mặc dù có nhiều điểm tương đồng, Bắc Cực và Nam Cực lại là nơi sinh sống của những sinh vật rất khác nhau. Cả hai cực đều là nơi sinh sống của nhiều loài hải cẩu và cá voi, nhưng chỉ ở Bắc Cực mới có loài gấu lớn nhất Trái đất, gấu Bắc Cực.

Băng biển Bắc Cực đang tan với tốc độ "đáng sợ"

Nguyễn Hạnh |

Một nghiên cứu mới dựa trên dữ liệu vệ tinh của NASA và ESA cho thấy băng biển Bắc Cực đang mỏng đi với tốc độ "đáng sợ", nhanh hơn so với những gì các nhà khoa học nghĩ.

Cảnh báo hiện tượng dị thường ở Bắc Cực có tác động toàn cầu

Bảo Châu |

Bắc Cực sẽ sớm chứng kiến mưa nhiều hơn tuyết, đẩy nhanh quá trình nóng lên toàn cầu.