Phong tục cúng ông Công ông Táo ở Trung Quốc như thế nào?

Khánh Minh |

Người Trung Quốc bắt đầu phong tục cúng ông Công ông Táo từ thời Khổng Tử (năm 551 đến năm 479 trước công nguyên).

Ông Công ông Táo trong tín ngưỡng Trung Hoa được xem là vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà. Tết Tiểu niên (Xiaonian), trong đó có tục tiễn Táo quân về trời, diễn ra một tuần trước Tết nguyên đán.

Theo tờ China Daily, có rất nhiều phong tục liên quan đến việc tiễn Táo quân và xác định ngày Tết Tiểu niên: Người dân miền Bắc Trung Quốc thường cúng Táo quân vào ngày 23 tháng 12 âm lịch (năm nay là ngày 25.1 dương lịch), còn người miền Nam Trung Quốc cúng vào ngày 24 tháng Chạp (26.1 dương lịch).

Dưới đây là sáu điều cần biết về Tết Tiểu niên ở Trung Quốc.

1. Cúng ông Công ông Táo

Một trong những phong tục đặc sắc nhất của ngày Tết Tiểu niên là cúng ông Công ông Táo, tiễn các vị thần bếp này lên trời để báo cáo với ngọc hoàng về gia chủ trong năm qua. Sau đó, Táo quân được đón về nhà bằng việc dán một tờ giấy mới hình ảnh ông bên cạnh bếp. Từ vị trí thuận lợi này, Táo quân sẽ trông coi và bảo vệ gia đình trong một năm nữa.

Cúng ông Công ông Táo là một trong những phong tục đặc sắc nhất của ngày Tết Tiểu niên. Ảnh: VCG/China Daily
Cúng ông Công ông Táo là một trong những phong tục đặc sắc nhất của ngày Tết Tiểu niên. Ảnh: VCG/China Daily

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo gồm có thủ lợn, cá, chè đậu, dưa, trái cây, bánh bao hấp, kẹo mạch nha, và bỏng Guandong làm từ kê nếp và lúa mì nảy mầm.

Hầu hết lễ vật là đồ ngọt với nhiều loại khác nhau. Người ta cho rằng điều này sẽ khiến Táo quân chỉ nên nói những điều tốt đẹp về gia chủ khi lên thiên đình.

Ông Công ông Táo thậm chí còn được mời ngồi trên chiếc sedan cho chuyến chầu trời. Do đó, một ngày trước Tết Tiểu niên, các con đường và ngõ hẻm chật kín những người bán những chiếc sedan bằng giấy và những thỏi vàng bạc bằng giấy cho hành trình của Táo quân.

Mặc dù thời nay rất ít gia đình còn làm lễ cúng ông Công ông Táo vào ngày này, nhưng nhiều hoạt động trong ngày lễ truyền thống vẫn rất phổ biến.

2. Dọn dẹp nhà cửa

Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình trên khắp Trung Quốc tiến hành dọn dẹp nhà cửa kỹ lưỡng, bỏ đồ cũ để chuẩn bị đón năm mới.

Dọn dẹp nhà cửa đón Tết. Ảnh: Xinhua
Dọn dẹp nhà cửa đón Tết. Ảnh: Xinhua

Theo tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, trong tháng cuối cùng của năm, ma quỷ và các vị thần phải lựa chọn trở về thiên đường hoặc ở lại trái đất. Người ta tin rằng để đảm bảo các hồn ma và các vị thần rời đi đúng lúc, mọi người phải dọn dẹp kỹ lưỡng cả người và nơi ở của họ, đến từng ngăn kéo và tủ cuối cùng.

3. Ăn kẹo Guandong

Kẹo. Ảnh: IC/China Daily
Kẹo Guandong. Ảnh: IC/China Daily

Kẹo Guandong, một loại kẹo được làm từ hạt kê nếp và lúa mì nảy mầm, là một món ăn vặt truyền thống mà người Trung Quốc ăn vào dịp Tết ông Công ông Táo.

4. Dán đồ trang trí mới vào cửa sổ

Ảnh: VCG/China Daily
Ảnh: VCG/China Daily

Trong Tết Tiểu niên, những câu đối cũ và giấy trang trí từ năm trước được gỡ xuống và thay bằng các đồ trang trí cửa sổ mới, áp phích năm mới và các đồ trang trí mang lại điềm lành.

5. Tắm và cắt tóc

Ảnh: VCG/China Daily
Ảnh: VCG/China Daily

Như một câu ngạn ngữ cổ của người Trung Quốc, dù giàu hay nghèo, mọi người thường cắt tóc trước Tết, vào ngày 23 tháng Chạp.

6. Chuẩn bị đón Tết nguyên đán

Mọi người bắt đầu tích trữ những thứ cần thiết cho Tết nguyên đán sau ngày ông Công ông Táo. Mọi thứ cần thiết để cúng gia tiên, chiêu đãi khách quý và gia đình trong kỳ nghỉ lễ dài ngày đều phải mua trước.

Ảnh: IC/China Daily
Ảnh: IC/China Daily

Trước khi đi chợ, phải lập danh sách mua sắm, bao gồm các mặt hàng như thịt, gia cầm và trứng, trái cây và rau quả, gạo và bột mì, thuốc lá, rượu, đường và trà, vàng mã. Hương và nến, đồ ăn nhẹ, lịch mới và đồ chơi cũng cần mua. Ngoài ra không thể quên quần áo mới cho trẻ em và pháo để đón năm mới.

Sau khi mua sắm đầy đủ là đến lúc chuẩn bị thêm cho Tết nguyên đán, như gói bánh, làm dồi, đậu phụ, và làm bánh rán. Tất cả việc này phải được thực hiện trước.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị lễ vật gì?

Cát Tường - Linh Chi |

Để cúng ông Công ông Táo trong ngày 23 tháng Chạp, ngoài mâm cỗ, gia chủ còn cần chuẩn bị 3 bộ áo, hài, tiền vàng và 3 con cá chép để tiễn các ông chầu trời.

Thế giới rộn ràng đón Tết Nhâm Dần 2022

Ngọc Vân |

Còn hơn 1 tuần nữa mới đến Tết Nhâm Dần 2022, nhưng nhiều nước Châu Á, trong đó có Việt Nam, đã rộn ràng chuẩn bị đón Tết.

Người Trung Quốc cúng ông Công ông Táo thế nào?

Song Minh |

Đa phần người Trung Quốc vẫn giữ phong tục cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, mặc dù nhiều gia đình hiện đại đã bỏ tục lệ này.

Văn hóa cà phê nhà H’Hen Niê

Chí Long |

Với tư cách là đại sứ truyền thông của Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, H'Hen Niê đang làm tốt vai trò của người truyền cảm hứng, quảng bá hình ảnh cà phê Buôn Ma Thuột nói riêng và cà phê Việt nói chung cho bạn bè thập phương.

Trường Đại học Luật TPHCM lên tiếng về việc ông Đặng Anh Quân bị bắt

Tú Huyên |

TPHCM - Liên quan đến việc Tiến sĩ luật Đặng Anh Quân bị khởi tố, bắt tạm giam vì liên quan đến vụ án bà Nguyễn Phương Hằng, phía Trường ĐH Luật TPHCM cho biết đang lập tổ công tác xem xét mức độ vi phạm để xử lý ông Đặng Anh Quân.

Cả mẹ và con mất ngủ, ám ảnh vì áp lực kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Vân Trang |

Áp lực thi tuyển sinh lớp 10 ở Hà Nội trong năm nay và những năm vừa qua là rất lớn. Phụ huynh thì mất ăn, mất ngủ vì lo lắng, học sinh học hành vất vả, thời gian nghỉ ngơi gần như bằng không.

Các nghịch lý của thị trường xăng dầu được lắng nghe và cần giải quyết

Anh Tuấn |

Trước những diễn biến nóng của thị trường xăng dầu thời gian qua, ngày 28.2, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội sẽ tổ chức phiên giải trình về thị trường xăng dầu. Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cho biết - đã có ý kiến về những nội dung để tham gia phiên giải trình.

Nỗi lòng những ông bố, bà mẹ xếp hàng trắng đêm mua hồ sơ lớp 1 cho con

Vân Trang - Việt Anh |

Đợi chờ trong thấp thỏm, lo âu, hàng trăm phụ huynh xếp hàng trước cổng Trường Marie Curie Hà Nội (Nam Từ Liêm, Hà Nội) vỡ oà trong tiếng cười khi nhà trường thông báo mở cửa phát hành hồ sơ dự tuyển vào lớp 1 ngay trong đêm thay vì đợi đến sáng ngày 25.2.

Cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị lễ vật gì?

Cát Tường - Linh Chi |

Để cúng ông Công ông Táo trong ngày 23 tháng Chạp, ngoài mâm cỗ, gia chủ còn cần chuẩn bị 3 bộ áo, hài, tiền vàng và 3 con cá chép để tiễn các ông chầu trời.

Thế giới rộn ràng đón Tết Nhâm Dần 2022

Ngọc Vân |

Còn hơn 1 tuần nữa mới đến Tết Nhâm Dần 2022, nhưng nhiều nước Châu Á, trong đó có Việt Nam, đã rộn ràng chuẩn bị đón Tết.

Người Trung Quốc cúng ông Công ông Táo thế nào?

Song Minh |

Đa phần người Trung Quốc vẫn giữ phong tục cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, mặc dù nhiều gia đình hiện đại đã bỏ tục lệ này.