Khủng hoảng lương thực ở Sri Lanka: “Chúng tôi sắp chết đói”

Như Tâm (Theo Reuters) |

Thủ tướng Sri Lanka phải lên tiếng cảnh báo về tình trạng thiếu lương thực trong bối cảnh kinh tế quốc đảo này rơi vào khủng hoảng.

Quyết định cấm sử dụng phân bón hóa học do Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa đưa ra hồi tháng 4.2021 khiến sản lượng cây trồng giảm đáng kể. Chính phủ Sri Lanka đã đảo ngược lệnh cấm nhưng cho đến nay, chưa có lượng phân bón hóa học nhập khẩu đáng kể nào được thực hiện.

“Có thể không kịp nhận phân bón cho vụ Yala (tháng 5 - tháng 8) nhưng các biện pháp đang được triển khai để đảm bảo đủ dự trữ cho vụ Maha (tháng 9 - tháng 3)”, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe viết trên tài khoản Twitter cá nhân cuối ngày 19.5. “Tôi chân thành kêu gọi mọi người hiểu tính nghiêm trọng của tình hình”.

Ngày 20.5, Tổng thống Rajapaksa chỉ định 9 thành viên nội các mới, trong đó có các vị trí quan trọng như bộ trưởng y tế, thương mại và du lịch. Ông chưa chỉ định bộ trưởng tài chính và danh sách trên khả năng cao sẽ được Thủ tướng Wickremesinghe giữ nguyên.

Sri Lanka, quốc đảo có nền kinh tế phụ thuộc du lịch, đang đối mặt tình trạng thiếu hụt ngoại hối, nhiên liệu và thuốc men nghiêm trọng.

“Kể về cuộc sống đang khó khăn thế nào không giúp ích gì lúc này”, A.P.D. Sumanavathi, 60 tuổi, bán hoa quả và rau tại chợ Pettah, thủ đô Colombo, chia sẻ. “Tôi không thể dự báo mọi thứ sẽ thế nào trong 2 tháng tới. Với tình hình hiện tại, chúng tôi có thể không còn ở đây nữa”.

Cạnh đó, hàng dài người đang đứng chờ trước một cửa hàng bán bình gas nấu ăn - với giá bán đã tăng từ 2.675 rupee hồi tháng 4 lên gần 5.000 rupee.

“Chỉ khoảng 200 bình gas được bán ra, dù ở đó có khoảng 500 người chờ”, Mohammad Shazly, tài xế bán thời gian, nói. Anh đã xếp hàng ngày thứ ba với hy vọng mua được gas về nấu ăn cho gia đình 5 người của mình.

“Không có gas, không có dầu hỏa, chúng tôi không thể làm được gì. Lựa chọn cuối cùng là gì? Không có thực phẩm, chúng tôi sẽ chết. Điều đó 100% sẽ xảy ra”.

Nandalal Weerasinghe, thống đốc ngân hàng trung ương Sri Lanka, ngày 19.5 nói nguồn ngoại hối đã được đảm bảo nhờ một khoản vay từ Ngân hàng Thế giới và kiều hối để thanh toán cho các lô hàng nhiên liệu, khí đốt.

Lạm phát tại Sri Lanka có thể lên tới 40% trong vài tháng tới nhưng nguyên nhân chủ yếu là áp lực nguồn cung. Các biện pháp từ chính phủ và ngân hàng trung ương đang kiểm soát phần lạm phát cầu kéo, thống đốc cho biết.

Lạm phát tháng 4 là 29,8% trong đó giá thực phẩm tăng 46,6% so với cùng kỳ năm trước.

Cuộc khủng hoảng kinh tế của Sri Lanka bắt nguồn từ đại dịch COVID-19 làm ảnh hưởng đến ngành du lịch, giá dầu tăng và chính sách giảm thuế theo chủ nghĩa dân túy của chính phủ Tổng thống Rajapaksa.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như chính sách trợ giá nhiên liệu và quyết định cấm nhập khẩu phân bón hóa học.

Nhóm các cường quốc kinh tế G7 ủng hộ nỗ lực xóa nợ cho Sri Lanka, các Bộ trưởng Tài chính G7 cho biết ngày 19.5, sau khi Sri Lanka tuyên bố vỡ nợ trái phiếu.

Theo thống đốc Weerasinghe, các kế hoạch tái cơ cấu nợ đã gần hoàn tất và ông sẽ sớm đệ trình lên nội các Sri Lanka.

“Tình thế của chúng tôi rất rõ ràng. Chúng tôi không thể thanh toán, trừ khi tiến hành tái cơ cấu nợ”.

Người phát ngôn Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, họ đang theo dõi rất chặt chẽ các diễn biến và phái đoàn IMF tại Sri Lanka dự kiến kết thúc đàm phán kỹ thuật về một chương trình cho vay tiềm năng vào ngày 24.5.

Như Tâm (Theo Reuters)
TIN LIÊN QUAN

Anh đối mặt khủng hoảng chi phí sinh hoạt, lạm phát tới 10%

Hồng Hạnh |

Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt và lạm phát leo thang đã bắt đầu ảnh hưởng đến người tiêu dùng trên khắp Vương quốc Anh.

Đức lên kịch bản khủng hoảng đối phó khi khí đốt Nga đột ngột bị cắt

Hải Anh |

Đức chuẩn bị cho bất kỳ đợt ngừng cung cấp khí đốt Nga bất ngờ nào với một gói khẩn cấp có thể bao gồm kiểm soát các công ty quan trọng, 3 nguồn tin nắm rõ vấn đề chia sẻ với Reuters.

Một quốc gia Châu Á vỡ nợ vì cạn kiệt dự trữ USD

Khánh Minh |

Sri Lanka tuyên bố vỡ nợ, nói rằng cần sử dụng dự trữ đồng USD ít ỏi của mình để mua hàng hóa thiết yếu.

Công an điều tra hoạt động đăng kiểm xe cơ giới tại Khánh Hòa

Hữu Long |

Sở Giao thông Vận tải tỉnh Khánh Hòa đã phối hợp cung cấp hồ sơ, số liệu hoạt động đăng kiểm xe cơ giới để cơ quan công an điều tra, xác minh theo thẩm quyền.

Thu hồi những bức tượng người trong Đại Nội Huế: Thử nghiệm thừa thãi?

Tường Minh |

Việc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho thu hồi số tượng người đặt trên cầu Kim Thủy dẫn vào Ngọ môn Huế sau khi có ý kiến phản đối của dư luận cho thấy trung tâm này đang hành xử với di sản theo kiểu thừa giấy vẽ voi.

Kiểm tra hàng trăm trường hợp, chỉ phát hiện vài tài xế vi phạm nồng độ cồn

Vương Trần |

Qua quá trình kiểm tra các tài xế, cảnh sát giao thông cho biết có những ngày kiểm tra hàng trăm trường hợp nhưng chỉ phát hiện vài trường hợp vi phạm nồng độ cồn lái xe.

Toàn cảnh vụ xe hợp đồng trá hình tai nạn khiến 9 người tử vong ở Quảng Nam

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ tai nạn khiến 9 người tử vong, Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi cho biết, xe khách trong vụ tai nạn tại tỉnh Quảng Nam được cấp phù hiệu hợp đồng nhưng gom khách lẻ, chở quá số người quy định.

Quảng Ninh đề xuất điều chỉnh vùng đệm Di sản vịnh Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Trong Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Quảng Ninh kiến nghị điều chỉnh lại vùng đệm di sản vịnh Hạ Long. Việc điều chỉnh giảm diện tích vùng đệm vịnh Hạ Long đã được đặt ra từ nhiều năm trước, khi mà vùng đệm rộng lớn, lại phải tuân thủ các quy định của Luật Di sản văn hóa và Công ước Di sản Thế giới, mà theo Quảng Ninh, đã hạn chế rất nhiều khả năng phát triển của thành phố biển, kéo dài thời gian thực hiện thủ tục pháp lý, đánh mất cơ hội đầu tư.

Anh đối mặt khủng hoảng chi phí sinh hoạt, lạm phát tới 10%

Hồng Hạnh |

Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt và lạm phát leo thang đã bắt đầu ảnh hưởng đến người tiêu dùng trên khắp Vương quốc Anh.

Đức lên kịch bản khủng hoảng đối phó khi khí đốt Nga đột ngột bị cắt

Hải Anh |

Đức chuẩn bị cho bất kỳ đợt ngừng cung cấp khí đốt Nga bất ngờ nào với một gói khẩn cấp có thể bao gồm kiểm soát các công ty quan trọng, 3 nguồn tin nắm rõ vấn đề chia sẻ với Reuters.

Một quốc gia Châu Á vỡ nợ vì cạn kiệt dự trữ USD

Khánh Minh |

Sri Lanka tuyên bố vỡ nợ, nói rằng cần sử dụng dự trữ đồng USD ít ỏi của mình để mua hàng hóa thiết yếu.