Theo AFP, Quốc hội Iraq đã đưa ra danh sách cuối cùng gồm 40 ứng cử viên cho chức vụ này, trong đó có đương kim Tổng thống Barham Salih, đại diện cho Liên minh Ái quốc thuộc đảng người Kurd, và Bộ trưởng Nội vụ Rebar Ahmed Khalid ra tranh cử cho đảng Dân chủ người Kurd.
Việc thiếu số đại biểu quy định đã buộc Iraq phải tổ chức đến 2 đợt bỏ phiếu kể từ tháng 2, làm sâu sắc thêm sự bất ổn chính trị của nước này. Trong cuộc bỏ phiếu mới nhất này, chỉ có 202 nhà lập pháp trong tổng số 329 người có mặt, một quan chức quốc hội giấu tên nói với AFP và cho biết một phiên họp mới đã được lên lịch vào ngày 30.3.
Thông tấn xã Iraq dẫn lời sau phiên họp của Chủ tịch Quốc hội Mohammed al-Halbusi cho biết: "Việc thiếu số đại biểu quy định buộc chúng tôi phải tiếp tục tổ chức các phiên họp cho đến khi đạt được mục đích".
Việc chậm trễ đang làm trầm trọng thêm các vấn đề chính trị của Iraq vì nhiệm vụ của tổng thống là chính thức bổ nhiệm một thủ tướng - người phải được đa số đại biểu quốc hội ủng hộ.
Chính trị Iraq rơi vào tình trạng hỗn loạn sau cuộc tổng tuyển cử tháng 10.2021 - vốn bị tàn phá bởi tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp kỷ lục, các mối đe dọa sau cuộc bỏ phiếu và bạo lực, cũng như sự trì hoãn kéo dài nhiều tháng trước khi kết quả cuối cùng được xác nhận.