Hotline sức khỏe tâm thần ở Trung Quốc quá tải vì COVID-19

Bảo Trân |

Số lượng cuộc gọi đến các đường dây nóng về sức khỏe tâm thần của Thượng Hải, Trung Quốc tăng lên đáng kể kể từ khi thành phố này bước vào đợt phong tỏa thứ hai.

Các nhà tư vấn sức khỏe ở khu dân cư Phố Đông cho biết, điện thoại của họ đổ chuông suốt cả ngày dài kể từ khi có chỉ đạo phong tỏa Thượng Hải vào ngày 1.4.

Được biết, khu vực này là trung tâm tài chính của thành phố, có 5 đường dây nóng với 3 trong số đó hoạt động 24/24 cùng hơn 100 tình nguyện viên cung cấp các dịch vụ tư vấn trong bối cảnh dịch bệnh.

Chia sẻ với Sixth Tone, một nhân viên đường dây nóng cho biết: “Trong 8 tiếng làm việc từ 8 giờ sáng đến 16 giờ chiều, tôi nhận được đến 40 cuộc gọi”.

Thượng Hải đang đối mặt với đợt bùng phát COVID-19 được cho là tồi tệ nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu. Thành phố ghi nhận 6.311 ca mắc mới trong ngày 1.4 và hơn 36.000 trường hợp lây nhiễm vào tháng 3.

Mặc dù con số này “không là gì” so với các quốc gia khác trên thế giới nhưng đây là sự gia tăng đáng kể đối với Trung Quốc - quốc gia kiên trì với chiến lược ngăn chặn và kiểm soát tối đa dịch bệnh, “Zero-COVID”.

COVID-19 không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của hàng trăm triệu người bệnh trên toàn thế giới, nó còn gây ra hậu quả vô cùng nặng nề đối với sức khỏe tinh thần của nhiều người.

Người mắc bệnh nhẹ và có triệu chứng bị cách ly COVID-19 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Mới Thượng Hải ở Thượng Hải, ngày 1.4,2022. Ảnh: Xinhua
Người mắc bệnh nhẹ và có triệu chứng bị cách ly COVID-19 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Mới Thượng Hải ở Thượng Hải, ngày 1.4,2022. Ảnh: Xinhua

Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã ghi nhận báo cáo của các quốc gia và kêu gọi các chính phủ tăng cường hỗ trợ người dân khi chứng kiến tỷ lệ lo âu và trầm cảm toàn cầu tăng đến 25% trong “năm COVID” đầu tiên.

Sixth Tone dẫn lời người phụ trách tư vấn tâm lý ở quận Trường Ninh, Thượng Hải, Zhu Wei cho biết, đường dây nóng chăm sóc sức khỏe tinh thần được chính phủ hậu thuẫn đã nhận được hơn 200 cuộc gọi chỉ trong tháng 3 với thời lượng mỗi cuộc gọi kéo dài trung bình 26 phút. Số lượng này được cho là tăng khoảng 20% so với các thời điểm khác.

Theo Zhu Wei, những người cần sự tư vấn của đường dây nóng gặp phải các vấn đề khác nhau. “Trong khi có người lo lắng vì tình hình phong tỏa thành phố, người cần sự giúp đỡ trong việc mua thuốc, thì nhiều người gọi đến không đưa ra lý do cụ thể đến từ dịch bệnh.

Tuy nhiên, chúng tôi hiểu rằng, những lo lắng của họ đều xoay quanh COVID-19. Chẳng hạn, mới đây, một cặp vợ chồng gọi điện vì tranh cãi về việc học trực tuyến của con”.

Nếu hai năm trước, nỗi lo của người Trung Quốc đến từ việc chưa biết được loại virus gây bệnh mới này là gì, thì bây giờ, họ bị bủa vây bởi nhiều nỗi sợ tưởng chừng đơn giản nhưng có thể “ăn mòn” tâm hồn họ.

Có người cảm thấy cách họ đối diện với dịch bệnh chỉ toàn là né tránh. Họ rời Vũ Hán khi virus bắt đầu xuất hiện ở đây, sau đó trốn chạy khỏi quê hương Hồ Bắc khi nơi này gia tăng các ca nhiễm và giờ đây bị nhốt ở Thượng Hải khi thành phố bắt đầu phong tỏa.

Họ cảm thấy lo lắng đến mức đề cập đến chứng rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) vì sợ không có đủ thức ăn, khi vừa không thể ra ngoài để đi chợ, vừa không thể đặt hàng ở các ứng dụng giao hàng vì quá tải.

Không dừng lại ở đó, nhiều người Trung Quốc đã “mua” các gói tư vấn theo tuần trong suốt 2 năm dịch bệnh diễn ra. Trong bối cảnh dịch bệnh, phải ở nhà nhiều, họ lo lắng về các mối quan hệ xung quanh, họ cảm thấy bất lực trước “sức mạnh” của virus.

Thậm chí, với những vấn đề không quá mới mẻ nhưng vì sức ép của COVID-19, họ lại cảm thấy lo sợ hơn bao giờ hết. Một cô gái sống ở quận Xuhui sợ mèo của mình bị tấn công khi đọc những tin tức bi thảm về tình trạng ngược đãi động vật.

Tuy nhiên, trong hoàn cảnh “ngặt nghèo” này, nhiều người cảm thấy may mắn vì họ có thể tìm đến các nhóm hỗ trợ tự lực.

Trả lời Sixth Tone, một người đàn ông 28 tuổi sử dụng ứng dụng liên quan đến sức khỏe tâm thần và thiền có hướng dẫn cho hay: “Ít nhất thì bây giờ chúng tôi có thể dễ dàng nhận được mọi hỗ trợ về mặt tinh thần. Nếu dịch bệnh diễn ra vào 10 năm trước, tôi e là nhiều người sẽ không thể vượt qua những vấn đề tâm lý này”.

Chuyên gia tư vấn từ Trung tâm Cộng đồng phi lợi nhuận Thượng Hải Carrie Jones cho rằng: “Tôi thấy đây là sự an ủi lớn cho cộng đồng khi họ biết sự hỗ trợ này là có sẵn và chúng tôi luôn ở đây, bất kể họ có sử dụng dịch vụ hay không”.

Bảo Trân
TIN LIÊN QUAN

Thượng Hải (Trung Quốc) gia hạn phong tỏa COVID-19

Hải Anh |

Thượng Hải, đô thị đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc, đã phong tỏa 25 triệu cư dân nhằm ngăn chặn COVID-19. Sáng 5.4, các quan chức cho biết, Thượng Hải sẽ tiếp tục phong tỏa cho tới khi có quy định mới.

Phong tỏa Thượng Hải làm chao đảo thị trường tài chính

Ngọc Vân |

Việc Thượng Hải bị phong tỏa để ngăn ngừa COVID-19 bồi thêm lo lắng cho thị trường tài chính vốn đã bất ổn vì xung đột Nga-Ukraina.

Giá xăng dầu lao dốc khi Thượng Hải phong tỏa

Khánh Minh |

Giá xăng dầu giảm gần 4% vào đầu giờ giao dịch ngày 28.3 sau thông tin thành phố Thượng Hải của Trung Quốc phong tỏa một phần để ngăn ngừa COVID-19.

Những vất vả của ngành y... rồi sẽ qua

Thùy Linh |

Các chuyên gia y tế thể hiện sự lạc quan trước những khó khăn vướng mắc mà ngành y tế đang phải trải qua. Tăng lương, phụ cấp cho y bác sĩ, việc giải quyết từng bước những khó khăn trong vấn đề thiếu thuốc, vật tư y tế... cũng đang tạo ra nhiều hy vọng.

Khuyến cáo của bác sĩ sau vụ 6 người ngộ độc do ăn nấm rừng

Nguyễn Minh |

Bác sĩ cảnh báo, các loại nấm rừng khó có thể nhận biết có độc hay không, đặc biệt các loại nấm gây ngộ độc còn có mùi và hương vị thơm ngon khiến người dân dễ lầm tưởng là có thể ăn được.

Camera an ninh ghi lại cảnh ngang nhiên trộm cắp đồng hồ nước ở TPHCM

Huân Duy |

TPHCM - Camera an ninh ghi lại một đối tượng đi xe máy rảo nhiều tuyến đường trên địa bàn Thạnh Lộc, quận 12 (TPHCM), rồi ngang nhiên tháo dỡ nhiều đồng hồ nước để trộm cắp. Người dân cần hết sức cảnh giác và đề phòng vấn nạn trộm cắp đồng hồ nước này.

Vất vả xin xác nhận cư trú, bạn đọc đề xuất nên tiếp tục dùng sổ hộ khẩu

HỮU CHÁNH |

Từ việc phải đi xin giấy xác nhận cư trú phiền hà, mất thời gian, nhiều bạn đọc đề xuất nên cho tiếp tục sử dụng sổ hộ khẩu đến khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được đồng bộ.

Những thánh địa linh thiêng nhất Châu Á

Minh Anh |

Dưới đây là 7 ngôi đền, chùa nổi tiếng ở Châu Á với kiến trúc đồ sộ và sự linh thiêng huyền bí mà du khách nhất định không thể bỏ qua.

Thượng Hải (Trung Quốc) gia hạn phong tỏa COVID-19

Hải Anh |

Thượng Hải, đô thị đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc, đã phong tỏa 25 triệu cư dân nhằm ngăn chặn COVID-19. Sáng 5.4, các quan chức cho biết, Thượng Hải sẽ tiếp tục phong tỏa cho tới khi có quy định mới.

Phong tỏa Thượng Hải làm chao đảo thị trường tài chính

Ngọc Vân |

Việc Thượng Hải bị phong tỏa để ngăn ngừa COVID-19 bồi thêm lo lắng cho thị trường tài chính vốn đã bất ổn vì xung đột Nga-Ukraina.

Giá xăng dầu lao dốc khi Thượng Hải phong tỏa

Khánh Minh |

Giá xăng dầu giảm gần 4% vào đầu giờ giao dịch ngày 28.3 sau thông tin thành phố Thượng Hải của Trung Quốc phong tỏa một phần để ngăn ngừa COVID-19.