Vẫn tràn lan mua bán dữ liệu cá nhân trên mạng

KHÁNH AN |

Trên các nền tảng mạng xã hội, các đối tượng đang tìm mọi cách để "lách luật", rao bán dữ liệu cá nhân trái phép.

Lộ thông tin cá nhân, người dân bị quấy rầy 24/7

Chị Phạm Thị Bích Ngọc (28 tuổi) - nhân viên văn phòng tại Hà Nội từng phẫn nộ, hét lớn trong điện thoại khi liên tiếp nhận được các cuộc gọi chào mời tham gia khóa học đầu tư chứng khoán, mua bán căn hộ, mua bảo hiểm... Chị Ngọc cho biết, trung bình một ngày, chị nhận được từ 4-5 cuộc gọi chào mời như vậy.

Những cuộc gọi này ảnh hưởng rất lớn đến cảm xúc và chất lượng công việc của chị Ngọc, đặc biệt chúng làm phiền ngày, đêm, thậm chí 24/7. Nhiều lần, chị Ngọc gặng hỏi đầu dây bên kia rằng, tại sao lại có số điện thoại của chị. Song, những người này thường chỉ trả lời chung chung rằng: “Chị từng đăng kí tham dự chương trình bên em từ trước đó nên bên em đã lưu thông tin”. Thế nhưng, chị Ngọc biết rằng, dữ liệu của chị đã bị bán trên mạng xã hội, dẫn đến việc các cuộc gọi rác liên tục gọi đến số của chị. Bởi làm trong lĩnh vực marketing, không ít lần chị cũng được chào mời mua dữ liệu với mức giá “không thể bèo hơn”.

Theo khảo sát của phóng viên, tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân vẫn diễn ra, song các đối tượng này sử dụng nhiều chiêu thức khác nhau hòng qua mặt cơ quan chức năng. Những nhóm mua bán dữ liệu cá nhân có hàng chục nghìn thành viên trên Facebook thường có vòng kiểm duyệt gắt gao.

Khi phóng viên liên hệ với một tài khoản có tên Linh Phan, người này cho biết có tất cả dữ liệu khách hàng của các ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hà Nội: họ tên, năm sinh, số điện thoại, số dư tài khoản... Mức giá mà người này đưa ra là 3.000 đồng/số điện thoại (trong trường hợp mua 1.000 số). Nếu mua với số lượng lớn, sẽ giảm xuống còn 2.500 đồng/số điện thoại. Tương tự, tài khoản Sơn Lê cho biết, có tất cả dữ liệu khách hàng đang có nhu cầu mua bán bất động sản trên toàn địa bàn Hà Nội.

Xử phạt chưa đủ sức răn đe

Theo Luật sư Nguyễn văn Hậu - Ủy viên thường vụ, Chủ nhiệm cơ quan Truyền thông Liên đoàn Luật sư Việt Nam, hành vi mua bán trái pháp luật dữ liệu cá nhân của người khác là một trong những hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng 2015.

Về biện pháp truy cứu trách nhiệm hình sự, việc mua bán dữ liệu cá nhân của người khác nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người thực hiện sẽ bị truy cứu về “Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông” tại Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017). Người phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Theo ông Hậu, việc mua bán dữ liệu cá nhân được ví là một “mỏ vàng” để nhiều người khai thác. Thế nhưng, các quy định chế tài hiện tại vẫn còn khá thấp đối với hậu quả mà hành vi vi phạm này có thể gây ra.

Ông cho rằng, nên tăng mức chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm trên lên phạm vi hàng trăm triệu đồng, áp dụng song song với biện pháp khắc phục hậu quả là yêu cầu nộp lại số lợi bất hợp pháp. Như vậy mới có thể tăng được tính nghiêm trị của pháp luật, không để cho hành vi này tiếp tục diễn ra gây hậu quả nghiêm trọng đến người dùng.

Ngoài ra, công tác kiểm tra và phản hồi góp ý từ người dân của cơ quan chức năng cũng cần được triển khai mạnh mẽ hơn, chi tiết hơn và bao trùm hơn.

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân. Theo Nghị định ban hành ngày 17.4, có hiệu lực từ 1.7.2023, dữ liệu cá nhân được bảo vệ, bảo mật và lưu trữ trong thời gian phù hợp với mục đích xử lý dữ liệu. Chủ thể dữ liệu phải được biết về việc xử lý thông tin liên quan đến họ. Các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân có thể bị kỉ luật, phạt hành chính hoặc hình sự.

KHÁNH AN
TIN LIÊN QUAN

Cơ quan nào chuyên trách bảo vệ dữ liệu cá nhân?

Quang Việt |

Các thông tin về dữ liệu cá nhân của công dân được bảo vệ bởi cơ quan chức năng thuộc Bộ Công an và những tổ chức, cá nhân mua bán chúng đều bị xử lý.

5 biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân

PHẠM ĐÔNG |

Cơ quan chuyên trách bảo vệ dữ liệu cá nhân là Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao có trách nhiệm giúp Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hệ lụy của việc mua bán dữ liệu cá nhân trên không gian mạng

Minh Hạnh |

Tình trạng dữ liệu cá nhân bị thu thập, mua bán trái phép tràn lan đang nở rộ trên không gian mạng, gây rất nhiều hệ lụy cho xã hội. Nhiều ý kiến cho rằng cần phải tăng chế tài xử lý đủ mạnh, đủ sức răn đe mới giải quyết được vấn đề nhức nhối này.

Khách du lịch hài lòng với nhà vệ sinh công cộng tại phố đi bộ hồ Gươm

Thu Hiền |

Khác với hình ảnh nhếch nhác, xuống cấp của một số nhà vệ sinh công cộng ở Hà Nội hiện nay, nhà vệ sinh công cộng tại phố đi bộ hồ Gươm lại nhận được nhiều đánh giá tích cực của du khách trong và ngoài nước về sự sạch sẽ, chất lượng phục vụ. 

Vốn đầu tư công giải ngân ì ạch, cần chế tài xử lí nghiêm khắc

ĐÌNH TRƯỜNG |

Để giải ngân hơn 700.000 tỉ đồng vốn đầu tư công trong năm 2023 là một bài toán nan giải. Đặc biệt trong bối cảnh hết quý I, các bộ, ngành địa phương mới giải ngân được khoảng 10% con số trên. Giới chuyên gia nhận định, cần thiết có tính toán kĩ lưỡng về khả năng hấp thụ vốn đầu tư công.

Hiến kế “tái trưng tập” thợ giỏi, nghề thủ công truyền thống Huế

Tường Minh |

Mục đích của Huế khi tổ chức Festival Nghề truyền thống vào các năm lẻ, bắt đầu từ năm 2005, ngoài phục vụ du lịch còn là những cuộc “tái trưng tập” thợ giỏi trong cả nước nhằm mục đích phát triển nghề thủ công truyền thống Huế.

Bao phủ ngay vaccine COVID-19, vaccine tiêm chủng tránh nguy cơ dịch bệnh bùng phát

Thùy Linh |

Để phòng tránh nguy cơ dịch COVID-19 bùng phát, các chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh việc bảo vệ nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trước COVID-19 như người già, trẻ em, người suy giảm miễn dịch, người chưa tiêm vaccine phòng COVID-19.

Bóng chuyền nữ Việt Nam lần đầu vô địch giải các câu lạc bộ châu Á 2023

AN NGUYÊN |

Bóng chuyền nữ Việt Nam tạo nên kỳ tích khi lần đầu tiên đăng quang giải vô địch các câu lạc bộ nữ châu Á 2023.

Cơ quan nào chuyên trách bảo vệ dữ liệu cá nhân?

Quang Việt |

Các thông tin về dữ liệu cá nhân của công dân được bảo vệ bởi cơ quan chức năng thuộc Bộ Công an và những tổ chức, cá nhân mua bán chúng đều bị xử lý.

5 biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân

PHẠM ĐÔNG |

Cơ quan chuyên trách bảo vệ dữ liệu cá nhân là Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao có trách nhiệm giúp Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hệ lụy của việc mua bán dữ liệu cá nhân trên không gian mạng

Minh Hạnh |

Tình trạng dữ liệu cá nhân bị thu thập, mua bán trái phép tràn lan đang nở rộ trên không gian mạng, gây rất nhiều hệ lụy cho xã hội. Nhiều ý kiến cho rằng cần phải tăng chế tài xử lý đủ mạnh, đủ sức răn đe mới giải quyết được vấn đề nhức nhối này.