Ứng dụng công nghệ số vào việc bảo vệ bản quyền các tác phẩm giải trí

Ngọc Dủ |

Các đại diện từ những công ty hoạt động trong lĩnh vực giải trí đã đưa ra giải pháp ứng dụng công nghệ số để bảo vệ quyền tác giả tại Việt Nam trong hội thảo “Khai thác và thực thi bản quyền trên không gian mạng” do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Cục bản quyền tác giả tổ chức tại TPHCM ngày 26.10.

Sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số, đặc biệt là internet đã tạo nên cuộc cách mạng về cách thức các tác phẩm nhạc, phim, sách... của tác giả, nhà soạn nhạc và nghệ sĩ được tái tạo, truy cập, truyền thông và phân phối.

Thực trạng xâm phạm bản quyền trong âm nhạc vẫn đang xảy ra một cách phổ biến với những hành vi sao chép, phát sóng, truyền đạt trái phép và làm phái sinh tác phẩm mà không có sự đồng ý của tác giả, tạo ra thách thức trong việc bảo vệ bản quyền trên không gian mạng.

Đối với lĩnh vực điện ảnh, việc xâm phạm bản quyền phổ biến dưới các hình thức: sử dụng tác phẩm điện ảnh để đăng tải, truyền đạt đến công chúng mà không được phép của chủ sở hữu trên các nền tảng mạng xã hội và nền tảng khác (đăng lại video).

Để đối phó với hành vi xâm phạm bản quyền nhiều đơn vị, tổ chức đã ứng dụng công nghệ số để theo dõi, khai thác, quản lý việc sử dụng các tác phẩm giải trí trên không gian mạng nhằm tối ưu hóa và đem lại hiệu quả trong việc quản lý quyền tác giả trên môi trường internet; tăng khả năng theo dõi và kiểm soát vi phạm bản quyền trực tuyến, từ đó có thể đưa ra yêu cầu loại bỏ nội dung vi phạm và bảo vệ quyền tác giả.

Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) sử dụng các phần mềm để thực hiện số hóa, lưu trữ và trao đổi dữ liệu quốc tế bao gồm phần mềm Mis@asia và phần mềm Cisnet để lưu trữ, đối soát tác phẩm, phân phối tiền nhuận bút, thù lao sử dụng tác phẩm; tương tác quốc tế.

Ngoài ra, VCPMC còn sử dụng 2 phần mềm để hỗ trợ việc ngăn chặn vi phạm, cũng như thực hiện yêu cầu, xác nhận tiền bản quyền trên môi trường số.

Các phần mềm Pronto - đối sánh dữ liệu; Aibiz - so khớp âm thanh có nhiệm vụ phát hiện các link âm nhạc vi phạm quyền tác giả, cung cấp số liệu, dữ liệu giám sát việc sử dụng tác phẩm âm nhạc, nghệ thuật trên các phương tiện thông tin đại chúng, cho phép chủ sở hữu quyền theo dõi chuỗi hoạt động thông qua bảng điều khiển tương tác đa chức năng.

Quan trọng nhất, trách nhiệm tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các nền tảng trung gian cung cấp dịch vụ trên internet...

Ngọc Dủ
TIN LIÊN QUAN

Ứng dụng AI bảo vệ bản quyền trong ngành âm nhạc, điện ảnh, truyền hình số

Vũ Long |

Cuộc cách mạng số hóa mang lại sự thuận tiện cho người dùng, nhưng cũng tạo ra những thách thức trong việc bảo mật và bảo vệ bản quyền.

Giải pháp bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số

KHÁNH AN |

Ngày 13.9, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Truyền thông số Việt Nam và Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức hội thảo “Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số”.

Trách nhiệm của nền tảng YouTube, Facebook trong bảo vệ bản quyền

Vũ Long |

Nghị định 17/2023 giúp các doanh nghiệp bị khiếu nại bản quyền có thêm căn cứ pháp lý để làm việc với các nền tảng trung gian như YouTube, Facebook khi bị khiếu nại bản quyền vô căn cứ.

“Đất rừng phương Nam” đạt doanh thu 123 tỉ đồng và nghịch lý ở phim lịch sử

Mi Lan |

Bộ phim “Đất rừng phương Nam” cán mốc 123 tỉ đồng sau nhiều sóng gió, tranh cãi. Từ “Đất rừng phương Nam”, “nghịch lý” gây tranh cãi suốt thời gian dài của điện ảnh Việt tiếp tục được bàn lại. Đó là chuyện doanh thu khác biệt giữa phim có yếu tố lịch sử do tư nhân và nhà nước sản xuất.

Messi lần thứ 8 giành Quả bóng vàng

TAM NGUYÊN |

Lionel Messi có lần thứ 8 được France Football vinh danh ở hạng mục Quả bóng vàng.

Mong Báo Lao Động tiếp tục đồng hành cùng kế toán trường học

HƯƠNG NHA - BẢO HÂN |

Khi danh mục hợp đồng lao động theo Nghị định 68 không có kế toán, nhiều nhân viên kế toán trường học tại huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội rất có thể về làm nhân viên bảo vệ hoặc phục vụ. Phòng Nội vụ, UBND huyện Phúc Thọ bày tỏ mong mỏi Báo Lao Động tiếp tục phản ánh, đồng hành với đội ngũ nhân viên trường học để họ được hưởng quyền lợi xứng đáng của mình.

Hàng chục người dân ở Thái Bình lâm vào nợ nần khi cho người quen vay tiền

LƯƠNG HÀ |

Thế chấp toàn bộ tài sản, nhà cửa; dồn hết tiền tiết kiệm… để cho một người phụ nữ quen biết vay nhưng đến nay, hàng chục người dân ở thị trấn Diêm Điền (huyện Thái Thụy) lâm vào tình cảnh nợ nần, có người còn rao bán nhà để lấy tiền chạy chữa bệnh.

Vẫn rầm rộ tổ chức đánh bạc qua ví điện tử MoMo

Trần Tuấn |

Mặc dù nhiều đường dây đánh bạc qua ví điện tử MoMo đã bị lực lượng Công an triệt phá nhưng theo ghi nhận của phóng viên Lao Động, những nhà cái mới vẫn liên tục xuất hiện.

Ứng dụng AI bảo vệ bản quyền trong ngành âm nhạc, điện ảnh, truyền hình số

Vũ Long |

Cuộc cách mạng số hóa mang lại sự thuận tiện cho người dùng, nhưng cũng tạo ra những thách thức trong việc bảo mật và bảo vệ bản quyền.

Giải pháp bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số

KHÁNH AN |

Ngày 13.9, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Truyền thông số Việt Nam và Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức hội thảo “Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số”.

Trách nhiệm của nền tảng YouTube, Facebook trong bảo vệ bản quyền

Vũ Long |

Nghị định 17/2023 giúp các doanh nghiệp bị khiếu nại bản quyền có thêm căn cứ pháp lý để làm việc với các nền tảng trung gian như YouTube, Facebook khi bị khiếu nại bản quyền vô căn cứ.