Tuyến cáp quang biển cuối cùng nối Internet Việt Nam đi quốc tế gặp sự cố

HỮU CHÁNH |

Thông tin tuyến cáp quang biển cuối cùng nối Internet Việt Nam đi quốc tế gặp sự cố được một nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam xác nhận vào sáng nay (21.2).

Theo nhà cung cấp dịch vụ này, tuyến cáp quang SMW3 gặp sự cố lỗi cáp, xảy ra ở đoạn S2.7 đi Singapore. 

Đây là tuyến cáp cuối cùng còn nguyên vẹn sau khi bốn tuyến cáp biển Việt Nam gặp vấn đề từ tháng 11.2022 đến tháng 1 vừa qua.

Như vậy, 5 tuyến cáp quang biển kết nối Việt Nam đi quốc tế còn lại đều bị ảnh hưởng toàn bộ hoặc một phần. 

Mặc dù cả năm tuyến đều gặp sự cố, tuy nhiên các nhà mạng cho biết, vấn đề mới với SMW-3 không ảnh hưởng quá nhiều đến Internet tại Việt Nam.

Đại diện VNPT cho biết, việc này không tác động đến chất lượng Internet do đây là tuyến cáp cũ, dự kiến sắp dừng hoạt động và họ không sử dụng dung lượng của tuyến này cho các dịch vụ Internet băng rộng cố định.

Còn theo Viettel, vấn đề xảy ra vào giai đoạn thấp điểm nên người dùng không ảnh hưởng nhiều và sự cố đã được khắc phục.

Trước đó, hai tuyến AAG và APG đã mất toàn bộ dung lượng, hai tuyến IA và AAE-1 chỉ còn một phần hoạt động. Điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến công việc, sinh hoạt của đông đảo người dùng.

Để giải được bài toán chất lượng Internet của Việt Nam đi quốc tế, nhất là vào giờ cao điểm, các nhà mạng đã lên phương án mua thêm dung lượng cáp quang trên đất liền kết nối đi quốc tế.

Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long, đây là nỗ lực rất lớn nhằm xử lý sự cố cáp quang biển vì các doanh nghiệp phải mua dung lượng cáp trên đất liền với giá rất cao để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

Trong cuộc họp vào ngày 9.2, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cũng đã yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông phải mở thêm hướng kết nối trên đất liền và áp dụng các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo kết nối đi quốc tế.

Đồng thời giao Cục Viễn thông làm việc với các doanh nghiệp viễn thông để xây dựng quy hoạch tuyến cáp quang biển Việt Nam, thúc đẩy nhanh thêm các tuyến cáp quang biển kết nối đi quốc tế nhằm bảo đảm vai trò dẫn dắt, làm chủ của Việt Nam.

Dự kiến, đến năm 2025 Việt Nam sẽ có tối thiểu 10 tuyến cáp quang biển đi quốc tế, trong đó ba tuyến do các doanh nghiệp trong nước làm chủ.

Hiện có tổng số 7 tuyến cáp quang kết nối đường truyền từ Việt Nam đi quốc tế, bao gồm SMW3, AAG, IA, APG, AAE-1, SJC2, ADC.

Trong đó, SJC2 và ADC dự kiến đến cuối năm 2023 mới đi vào vận hành chính thức, nâng dung lượng khả dụng lên gấp khoảng ba lần hiện nay.

HỮU CHÁNH
TIN LIÊN QUAN

Nhà mạng mua thêm dung lượng, đảm bảo kết nối Internet đi quốc tế ổn định

HỮU CHÁNH |

Các nhà mạng đánh giá, việc nâng dung lượng kết nối đi quốc tế trên đất liền sẽ giúp cải thiện chất lượng dịch vụ Internet, nhất là vào giờ cao điểm.

Tốc độ Internet thế nào sau chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông?

HỮU CHÁNH |

Gần 4 ngày sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các nhà mạng viễn thông cam kết đảm bảo kết nối Internet đi quốc tế không bị nghẽn, nhiều người dùng cho biết, tốc độ mạng đến nay đã có cải thiện, tuy nhiên vẫn bị chập chờn, nhất là vào giờ cao điểm.

Đứt cáp quang biển tại bốn tuyến chính, internet Việt Nam chập chờn

Anh Vũ |

Bốn trong số năm tuyến cáp quang biển kết nối mạng internet từ Việt Nam ra quốc tế đang cùng gặp sự cố, khiến đường truyền mạng trong nước bị ảnh hưởng.

Khuyến cáo của bác sĩ sau vụ 6 người ngộ độc do ăn nấm rừng

Nguyễn Minh |

Bác sĩ cảnh báo, các loại nấm rừng khó có thể nhận biết có độc hay không, đặc biệt các loại nấm gây ngộ độc còn có mùi và hương vị thơm ngon khiến người dân dễ lầm tưởng là có thể ăn được.

Camera an ninh ghi lại cảnh ngang nhiên trộm cắp đồng hồ nước ở TPHCM

Huân Duy |

TPHCM - Camera an ninh ghi lại một đối tượng đi xe máy rảo nhiều tuyến đường trên địa bàn Thạnh Lộc, quận 12 (TPHCM), rồi ngang nhiên tháo dỡ nhiều đồng hồ nước để trộm cắp. Người dân cần hết sức cảnh giác và đề phòng vấn nạn trộm cắp đồng hồ nước này.

Vất vả xin xác nhận cư trú, bạn đọc đề xuất nên tiếp tục dùng sổ hộ khẩu

HỮU CHÁNH |

Từ việc phải đi xin giấy xác nhận cư trú phiền hà, mất thời gian, nhiều bạn đọc đề xuất nên cho tiếp tục sử dụng sổ hộ khẩu đến khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được đồng bộ.

Nguyên nhân vụ bị hại mất trộm xe máy phải nằm canh tang vật

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Trưa ngày 24.2, đại diện UBND phường Bình Hòa, thành phố Thuận An đã thông tin thêm về nguyên nhân vụ việc bị hại mất trộm xe máy phải nằm canh tang vật.

Hiện trạng mỏ than Bố Hạ sau khi lãnh đạo Công ty khoáng sản Bắc Giang xộ khám

Trần Tuấn |

Men theo khuôn viên khu vực khai thác tại mỏ than Bố Hạ (Yên Thế, Bắc Giang), có thể dễ dàng nhận thấy, một moong rộng hàng nghìn m2 được khoét xuống lòng đất để lấy than. Moong than này rất gần nơi sinh sống của người dân, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, sinh hoạt và tiềm ẩn nhiều rủi ro khác.

Nhà mạng mua thêm dung lượng, đảm bảo kết nối Internet đi quốc tế ổn định

HỮU CHÁNH |

Các nhà mạng đánh giá, việc nâng dung lượng kết nối đi quốc tế trên đất liền sẽ giúp cải thiện chất lượng dịch vụ Internet, nhất là vào giờ cao điểm.

Tốc độ Internet thế nào sau chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông?

HỮU CHÁNH |

Gần 4 ngày sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các nhà mạng viễn thông cam kết đảm bảo kết nối Internet đi quốc tế không bị nghẽn, nhiều người dùng cho biết, tốc độ mạng đến nay đã có cải thiện, tuy nhiên vẫn bị chập chờn, nhất là vào giờ cao điểm.

Đứt cáp quang biển tại bốn tuyến chính, internet Việt Nam chập chờn

Anh Vũ |

Bốn trong số năm tuyến cáp quang biển kết nối mạng internet từ Việt Nam ra quốc tế đang cùng gặp sự cố, khiến đường truyền mạng trong nước bị ảnh hưởng.