Tốc độ Internet thế nào sau chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông?

HỮU CHÁNH |

Gần 4 ngày sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các nhà mạng viễn thông cam kết đảm bảo kết nối Internet đi quốc tế không bị nghẽn, nhiều người dùng cho biết, tốc độ mạng đến nay đã có cải thiện, tuy nhiên vẫn bị chập chờn, nhất là vào giờ cao điểm.

Ngày 10.2, các doanh nghiệp viễn thông cam kết từ tối cùng ngày, kết nối Internet đi quốc tế không còn bị nghẽn, nhờ các giải pháp ứng cứu lẫn nhau và tiếp tục mở dung lượng qua các đường cáp đất liền.

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cũng đã yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông phải mở thêm hướng kết nối trên đất liền và áp dụng các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo kết nối đi quốc tế.

Ngày 14.2, trao đổi với Lao Động, nhiều người dùng cho biết, tốc độ Internet đến nay đã có cải thiện. Tuy nhiên, chưa có nhiều khác biệt khi cuối tuần qua, thời điểm các doanh nghiệp viễn thông cho biết kết nối Internet sẽ được khôi phục.

 
Theo nhiều người dùng, tốc độ mạng Internet đi quốc tế đến nay vẫn còn chập chờn. Ảnh: Hữu Chánh

Anh Nguyễn Văn Tài (22 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, tốc độ kết nối Internet đến nay đã được cải thiện hơn trong ba, bốn ngày gần đây. Tuy nhiên, việc kết nối hiện vẫn còn chập chờn.

"Tôi đã có thể sử dụng các dịch vụ truyền hình và giải trí qua mạng Internet với tốc độ mạng ổn hơn. Cách đây mấy ngày, "hình liên tục bị đứng", việc truy cập mạng cũng rất chậm chạp", anh Tài nói.

Tương tự, chị Nguyễn Bích Ngọc (22 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) cho biết đã dễ dàng hơn trong việc livestream bán hàng trực tuyến.

"Tốc độ Internet đã có cải thiện kể từ khi các nhà mạng cam kết không để xảy ra tình trạng "nghẽn" kết nối đi quốc tế. Tuy nhiên, vào giờ cao điểm mạng chập chờn, lúc được lúc không vẫn còn xảy ra", chị Ngọc nói.

Còn theo anh Vũ Quang Tuấn (29 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội), tình trạng chậm như "rùa bò" vẫn đang tiếp diễn, vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể khi chơi game vẫn thường xuyên bị lag, thậm chí có thời điểm còn không truy cập được Facebook.

"Nhiều thời điểm, tôi vẫn phải bật kết nối di động 4G thay cho sóng WiFi nhằm đảm bảo kết nối", anh Tuấn nói.

 
Hình ảnh chụp kiểm tra kết nối mạng vào chiều 14.2 do anh Tuấn cung cấp cho thấy, tốc độ Internet theo chiều tải xuống là khoảng 15Mbps, chiều tải lên chỉ với tốc độ 5Mbps. Ảnh: Hữu Chánh

Theo Cục Viễn thông, Bộ TTTT, 2 tuyến AAG và APG mất toàn bộ dung lượng, 2 tuyến IA và AAE-1 còn một phần đang hoạt động. Tuyến SMW3 hoạt động bình thường.

“Các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đều bị ảnh hưởng, ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng, đặc biệt là những nhu cầu truy cập đặc biệt cần băng thông lớn đi nước ngoài”, ông Nguyễn Hồng Thắng, Cục trưởng Cục Viễn thông, cho biết.

Cũng theo ông Thắng, tổng dung lượng trên các tuyến cáp trước đây là 18,7 Tbps, trong đó khai thác 60% và dự phòng 40%, sau loạt sự cố dung lượng này bị mất 75%.

Đến nay, sau nhiều lần bổ sung, tổng dung lượng ứng cứu qua các tuyến cáp đất liền là 3 Tbps.

“Thời gian tới, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục mở các tuyến đất liền, vì cáp biển mất hàng tháng để sửa chữa, chấp nhận việc các tuyến đất liền sẽ có chi phí cao do mua ứng cứu và dùng trong thời gian ngắn”, ông Thắng cho biết.

HỮU CHÁNH
TIN LIÊN QUAN

Công việc bị ảnh hưởng khi 4 tuyến cáp quang biển bị đứt

HỮU CHÁNH |

Việt Nam hiện có hơn 72 triệu người dùng Internet, đứng thứ 12 toàn cầu. Do đó, việc bốn tuyến cáp quang biển gặp sự cố tác động rất lớn đến cuộc sống của nhiều người dân.

Khổ sở vì mạng chậm khi 4 tuyến cáp quang biển cùng đứt

Vân Trường |

Đường truyền mạng chậm thời gian qua khiến nhiều người dùng bị ảnh hưởng công việc, giải trí. Trong khi đó, 4 tuyến cáp quang biển cùng đứt chưa được khắc phục.

4 tuyến cáp quang biển cùng đứt sẽ được khắc phục thế nào?

Vân Trường |

Trong khi nhánh S6 của tuyến cáp APG đã có kế hoạch sửa chữa thì hiện các nhà mạng chưa nhận được thông báo về lịch sửa chữa, khắc phục sự cố đối với 3 tuyến cáp quang biển còn lại cũng đang bị đứt là AAG, AAE-1 và Liên Á,

Điều tra công an nghĩa vụ tử vong sau 10 ngày nhập ngũ

Văn Đức |

Yên Bái - Cơ quan Công an đang điều tra vụ chiến sĩ Công an nghĩa vụ tử vong sau 10 ngày nhập ngũ.

Viettel chia điểm với Nam Định tại vòng 4 V.League 2023

HOÀNG HUÊ |

Dù tạo ra được vô số cơ hội nhưng Viettel và Nam Định đều không tận dụng thành công và phải chấp nhận tỉ số hoà 0-0 tại vòng 4 Night Wolf V.League 2023.

Không đủ phiếu tín nhiệm, nguyên Phó hiệu trưởng về làm Thanh tra Sở GDĐT

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM - Sau khi không đủ phiếu tín nhiệm để được bổ nhiệm lại chức danh lãnh đạo, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lương Văn Can lại nhận nhiệm vụ chuyên viên Thanh tra Sở GDĐT TPHCM.

Giờ thứ 9: Lừa chồng - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9: Nhân vô thập toàn. Chúng ta cũng chỉ là những con người và chúng ta cũng có những sai lầm trong cuộc sống. Nếu bạn tha thứ cho người khác thì người khác cũng có thể tha thứ cho chính bạn.

Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ 19.2 đến 1.3 ở cả ba miền

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia đã đưa ra dự báo thời tiết 10 ngày tới (từ ngày 19.2.2023 - 1.3.2023) ở các khu vực trên cả nước.

Công việc bị ảnh hưởng khi 4 tuyến cáp quang biển bị đứt

HỮU CHÁNH |

Việt Nam hiện có hơn 72 triệu người dùng Internet, đứng thứ 12 toàn cầu. Do đó, việc bốn tuyến cáp quang biển gặp sự cố tác động rất lớn đến cuộc sống của nhiều người dân.

Khổ sở vì mạng chậm khi 4 tuyến cáp quang biển cùng đứt

Vân Trường |

Đường truyền mạng chậm thời gian qua khiến nhiều người dùng bị ảnh hưởng công việc, giải trí. Trong khi đó, 4 tuyến cáp quang biển cùng đứt chưa được khắc phục.

4 tuyến cáp quang biển cùng đứt sẽ được khắc phục thế nào?

Vân Trường |

Trong khi nhánh S6 của tuyến cáp APG đã có kế hoạch sửa chữa thì hiện các nhà mạng chưa nhận được thông báo về lịch sửa chữa, khắc phục sự cố đối với 3 tuyến cáp quang biển còn lại cũng đang bị đứt là AAG, AAE-1 và Liên Á,