Thu năng lượng mặt trời từ vũ trụ: Công nghệ hứa hẹn cho tương lai

Anh Vũ |

Đây dường như là nỗ lực thành công đầu tiên kể từ khi ý tưởng về năng lượng mặt trời trong không gian ban đầu được đề xuất cách đây 55 năm.

Ý tưởng truyền năng lượng mặt trời từ không gian xuống mặt đất không phải là một ý tưởng mới. Năm 1968, một kỹ sư của NASA tên là Peter Glaser đã đưa ra thiết kế ý tưởng này cho một vệ tinh chạy bằng năng lượng mặt trời. Nhưng dường như đến tận 55 năm sau các nhà khoa học mới thực sự thực hiện một thí nghiệm thành công, theo Engadget.

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Viện nghiên cứu Caltech (Mỹ) đã công bố hôm 1.6 rằng nguyên mẫu đã được đưa vào không gian của họ, được gọi là Space Solar Power Demonstrator (SSPD-1), đã thu thập ánh sáng mặt trời, biến nó thành điện năng và chiếu tới các máy thu vi sóng được lắp đặt trên mái nhà trong khuôn viên tại trụ sở ở Pasadena (Mỹ) của Caltech.

"Theo hiểu biết tốt nhất của chúng tôi, chưa ai chứng minh được khả năng truyền năng lượng không dây trong không gian, ngay cả với các cấu trúc phần cứng đắt tiền. Chúng tôi đang thực hiện điều đó với các cấu trúc nhẹ, linh hoạt và với các mạch tích hợp của riêng mình", Ali Hajimiri, giáo sư về kĩ thuật điện và kĩ thuật y tế, đồng giám đốc Dự án Năng lượng Mặt trời Không gian của Caltech (SSPP) cho biết trong một thông cáo báo chí.

Thí nghiệm này được gọi đầy đủ là Mảng vi sóng cho Thí nghiệm quỹ đạo thấp truyền năng lượng (hay viết tắt là MAPLE). Nó là một trong ba dự án nghiên cứu đang được thực hiện trên vệ tinh SSPD-1. Theo Caltech, nỗ lực này liên quan đến hai mảng máy thu riêng biệt và máy phát vi sóng nhẹ với chip tùy chỉnh.

Trong thông cáo báo chí của mình, nhóm nghiên cứu cho biết thêm rằng thiết lập truyền dẫn được thiết kế nhằm giảm thiểu lượng nhiên liệu cần thiết để đưa chúng lên vũ trụ và thiết kế cũng cần phải đủ linh hoạt để các thiết bị truyền phát có thể được xếp gọn gàng trên một tên lửa.

Thu năng lượng mặt trời dựa từ vũ trụ vốn đã trở thành một "chén thánh" trong cộng đồng khoa học. Mặc dù ở hiện tại, công nghệ này vẫn khá đắt tiền, nhưng nó hứa hẹn một nguồn năng lượng tái tạo tiềm năng không giới hạn, với các tấm pin mặt trời trong vũ trụ có thể thu ánh sáng mặt trời bất kể thời gian nào trong ngày. Nikkei lưu ý rằng việc sử dụng vi sóng để truyền năng lượng cũng có nghĩa là mây che phủ sẽ không gây nhiễu.

Dự án Năng lượng Mặt trời Không gian (SSSP) của Caltech không phải là nhóm duy nhất đang cố gắng biến công nghệ thu năng lượng mặt trời trong không gian thành hiện thực. Cuối tháng 5, vài ngày trước thông báo của Caltech, cơ quan vũ trụ Nhật Bản, JAXA, đã công bố một quan hệ đối tác công-tư nhằm mục đích gửi năng lượng mặt trời từ vũ trụ về mặt đất vào năm 2025.

Dự án Năng lượng Mặt trời Không gian được thành lập vào năm 2011. Ngoài MAPLE, SSPD-1 đang được sử dụng để đánh giá xem loại tế bào nào làm việc hiệu quả nhất mà vẫn tồn tại trong các điều kiện vũ trụ.

Anh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Nhật Bản đặt mục tiêu năm 2025 sẽ khai thác điện từ vũ trụ

Anh Vũ |

Nhật Bản đã tạo ra bước đột phá về năng lượng khi thực hiện thu năng lượng mặt trời từ vũ trụ vào năm 2015. Giờ đây, quốc gia này muốn triển khai một dự án lớn hơn với công nghệ đó.

Sáng chế thiết bị quan trắc môi trường sử dụng pin năng lượng mặt trời

Tạ Quang |

Cần Thơ - Chỉ với hơn 1 triệu đồng, nhóm gồm 4 sinh viên của Trường Đại học Cần Thơ đã sáng tạo ra thiết bị đo độ ẩm đất sử dụng pin năng lượng mặt trời.

Pin mặt trời tái chế, niềm hy vọng mới cho ngành năng lượng mặt trời?

Anh Vũ |

Công nghệ - Nếu được xử lý đúng cách, pin mặt trời tái chế sẽ là một "cứu cánh" cho ngành công nghiệp này trong tương lai.

PODCAST - Truyện ngắn dự thi: Đừng khơi tàn lửa dưới sông sâu

Nhóm PV |

Truyện ngắn dự thi: Tôi và lão Thủ từ từ bơi tới chỗ con thuyền. Mùi máu tỏa ra tanh nồng. Tôi và lão bám đuôi thuyền leo lên. Một cảnh tượng rùng rợn đập vào mắt tôi. Có hai người đàn ông vừa bị giết. Một người gục chết bên tay lái. Một người nằm vắt ngang người nơi cửa ra vào khoang thuyền. Tôi hơi hoảng sợ. Tôi cứ nghĩ mình chả biết sợ là gì, nhưng đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy cảnh máu me và giết chóc như thế này...

Truyện ngắn tham dự Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài Công nhân, Công đoàn của tác giả Nguyễn Đình Tú.


Phía sau những cuộc đổi tên, thay áo mới của loạt ngân hàng thương mại

Cẩm Hà |

Hầu như toàn bộ các ngân hàng thương mại vừa tiến hành đổi tên đều hướng đến tiêu chí ngắn gọn hơn, dễ nhớ hơn và gần với mã chứng khoán hơn. Nhưng đằng sau quyết định đổi tên còn là câu chuyện của thay đổi chiến lược kinh doanh, hay những biến động trong cơ cấu cổ đông.

Đồi hoa Xóm Mừng gây sốt vì cảnh đẹp như cổ tích ở Hòa Bình

Mai Anh |

Chỉ cách Hà Nội khoảng hai tiếng đi xe, đồi hoa Xóm Mừng là nơi có khung cảnh ngập tràn sắc hoa, đẹp như chốn cổ tích ở Cao Phong, Hòa Bình.

U20 nữ Việt Nam giành quyền vào vòng chung kết giải U20 nữ châu Á 2024

HOÀNG HUÊ |

Giành chiến thắng 3-0 trước U20 nữ Liban, đội tuyển U20 nữ Việt Nam giành quyền vào vòng chung kết giải U20 nữ châu Á 2024.

4 nữ du khách Hà Nội bị sóng cuốn trôi ở đảo Quan Lạn, 1 người đã tử vong

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Do biển động, sóng to, lại tuổi cao và một số người không biết bơi, nên 4 nữ du khách bị sóng cuốn ra xa khi tắm ở đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

Nhật Bản đặt mục tiêu năm 2025 sẽ khai thác điện từ vũ trụ

Anh Vũ |

Nhật Bản đã tạo ra bước đột phá về năng lượng khi thực hiện thu năng lượng mặt trời từ vũ trụ vào năm 2015. Giờ đây, quốc gia này muốn triển khai một dự án lớn hơn với công nghệ đó.

Sáng chế thiết bị quan trắc môi trường sử dụng pin năng lượng mặt trời

Tạ Quang |

Cần Thơ - Chỉ với hơn 1 triệu đồng, nhóm gồm 4 sinh viên của Trường Đại học Cần Thơ đã sáng tạo ra thiết bị đo độ ẩm đất sử dụng pin năng lượng mặt trời.

Pin mặt trời tái chế, niềm hy vọng mới cho ngành năng lượng mặt trời?

Anh Vũ |

Công nghệ - Nếu được xử lý đúng cách, pin mặt trời tái chế sẽ là một "cứu cánh" cho ngành công nghiệp này trong tương lai.