Tác phẩm báo chí bị sao chép trong chớp mắt, kiến nghị tăng mức xử phạt gấp 5 lần

KHÁNH AN |

Tần suất lẫn số lượng xâm phạm bản quyền báo chí ngày càng tăng. Một tác phẩm báo chí vừa xuất bản, chỉ sau vài phút có thể được cải biến và tràn ngập trên Youtube, Tiktok, Facebook…

Vấn đề cấp bách của mọi cơ quan báo chí

Tại hội thảo “Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số” diễn ra sáng 13.9, các đại biểu tham dự đã tập trung làm rõ thực trạng vi phạm bản quyền báo chí hiện nay; vấn đề bản quyền đối với các nền tảng xuyên biên giới; các cơ sở pháp lý về vấn đề bảo vệ bản quyền ở các cơ quan báo chí...

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Trần Trọng Dũng cho biết, một trong những thách thức lớn đối với chuyển đổi số báo chí là vấn nạn vi phạm bản quyền trên môi trường số.

Vậy nên, bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số trở thành vấn đề cấp bách với mọi nhà báo, mọi cơ quan báo chí. Bảo vệ bản quyền báo chí giúp ngăn chặn hiện tượng ăn cắp các chất liệu báo chí, giả mạo báo chí để lan truyền các thông tin sai lệch, xuyên tạc, tin giả mạo, thúc đẩy một nền báo chí với “hàng thật” và “hàng chất lượng cao”.

Hội thảo
Hội thảo bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số. Ảnh: Khánh An

“Bảo vệ được quyền tác giả sẽ thúc đẩy sự sáng tạo và tạo động lực cho nhà báo, cơ quan báo chí đầu tư vào dự án phát triển nội dung, dự án đổi mới sáng tạo báo chí. Bảo vệ bản quyền báo chí là điều kiện tiên quyết để bảo vệ nguồn tài chính của cơ quan báo chí cũng như thực thi hiệu quả các mô hình kinh doanh nội dung số, góp phần giải bài toán về kinh tế báo chí truyền thông hiện nay” - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh.

Tác phẩm báo chí bị sao chép trong chớp mắt

Phát biểu tại phần tham luận của hội thảo, ông Nguyễn Minh Đức - Tổng Biên tập Báo Hà Nội Mới cho biết, trên thực tế, chỉ cần một đơn vị đăng tải bài báo về một vấn đề “nóng” bất kỳ hay một sản phẩm báo chí có chất lượng, được tác giả tâm huyết, đầu tư công phu thì ngay sau đó, không khó để tìm kiếm các bài đăng y hệt về nội dung cũng như hình ảnh trên nhiều trang tin điện tử.

Một thực trạng đã và đang tồn tại là rất nhiều báo, trang tin điện tử, mạng xã hội… tự ý lấy tin, bài, sản phẩm của những đơn vị khác để đăng tải lại, phục vụ nhiều mục đích cho cá nhân và cơ quan, cũng như doanh nghiệp mình. Thậm chí, nhiều website, fanpage còn giả thương hiệu các đơn vị báo chí chính thống để đưa những thông tin chưa được xác thực. Chưa kể, có thể dễ dàng bắt gặp các bài báo được sao chép sử dụng một phần hay toàn bộ tin, bài, ảnh của các bài báo khác mà không trích dẫn hoặc trích dẫn không đầy đủ nguồn và rất khó để kiểm soát tình trạng các báo lấy bài của nhau.

“Phát hiện vi phạm bản quyền không khó, nhưng xử lý các hành vi này sao cho hiệu quả thì không đơn giản, đòi hỏi các giải pháp phải được thực hiện một cách tổng thể và đồng bộ” – ông Đức nói.

Để bảo vệ quyền báo chí trong môi trường số, ông Nguyễn Đức Hiển - Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật TPHCM kiến nghị tăng các mức xử phạt hành chính lên gấp 3, gấp 5 lần để có tính răn đe mạnh hơn đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Theo Nghị định số 131/2013 của Chính phủ (quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan; được sửa đổi, bổ sung một số điều bằng Nghị định số 28/2017) thì hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm chỉ bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

Hành vi xâm phạm quyền công bố tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định chỉ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Hành vi phân phối tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả chỉ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng...

Hoặc theo Nghị định 119/2020 của Chính phủ (quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản), trang thông tin điện tử tổng hợp đăng, phát các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

“Mức xử phạt vi phạm bản quyền báo chí hiện nay là nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Nhà làm luật cần sửa quy định theo hướng tăng mức xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả để có sức răn đe mạnh hơn với những tổ chức, cá nhân vi phạm” – ông Hiển nhận định.

Ông Hiển cũng đề xuất thành lập Trung tâm bảo vệ bản quyền báo chí. Bên cạnh đó, cần khuyến khích phương thức giải quyết tranh chấp qua tố tụng toà án, quy định rõ hơn về bản quyền trong Luật Báo chí 2016 và bổ sung quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ.

KHÁNH AN
TIN LIÊN QUAN

Giải pháp bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số

KHÁNH AN |

Ngày 13.9, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Truyền thông số Việt Nam và Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức hội thảo “Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số”.

Nâng cao nguồn nhân lực báo chí, xuất bản trong đó yếu tố cốt lõi là đào tạo

VƯƠNG TRẦN |

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh, để báo chí, xuất bản làm tốt vai trò của mình, cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó yếu tố cốt lõi là chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phải thực sự được quan tâm đúng mức, đúng với yêu cầu mà thực tiễn đòi hỏi.

Nguồn lực tài chính là khó khăn trong chuyển đổi số báo chí

NGUYỄN ĐĂNG |

Chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu của các cơ quan báo chí tại Việt Nam nhưng áp lực về sự phát triển của công nghệ, bảo vệ bản quyền, doanh thu... đã đặt ra cho họ nhiều thách thức.

Việt Nam là cầu nối giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á

Đức Mạnh |

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng hoan nghênh và chào đón các nhà đầu tư quốc tế nói chung, Hồng Kông (Trung Quốc) nói riêng tới đầu tư tại Việt Nam trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, bình đẳng, chân thành, cùng có lợi, tôn trọng luật pháp quốc tế.

Nơm nớp lo sợ sống trong chung cư mini, tập thể cũ

LƯƠNG HẠNH - THU THUỶ |

Hiểm họa đến từ những "chuồng cọp” quây kín nhà tại một số khu chung cư mini, tập thể cũ trên địa bàn thủ đô là dễ nhận thấy. Song, ngay cả khi nhìn thấy nguy cơ cháy nổ, hoả hoạn ngay trước mắt, nhiều người vẫn chấp nhận chọn làm nơi trú ngụ.

Bác sĩ cảnh báo những dấu hiệu khi bệnh sốt xuất huyết trở nặng

Minh Hà - Hoàng Xuyến |

Các bác sĩ nhận định sốt xuất huyết là căn bệnh rất nguy hiểm, diễn biến khó lường, thậm chí dễ dẫn đến biến chứng giảm tiểu cầu gây xuất huyết nặng, viêm phổi cấp hay suy đa tạng, đặc biệt là với những người có bệnh nền.

Dự báo diễn biến mưa lớn ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

MINH HÀ |

Ngày 14.9, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa rất to. Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tiếp tục xảy ra nhiều nơi.

Khởi tố cựu Chủ tịch tỉnh Phú Yên vì gây thất thoát hơn 10 tỉ đồng

Hoài Luân |

Gây thất thoát tài sản Nhà nước hơn 10 tỉ đồng năm 2013, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên bị khởi tố.

Giải pháp bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số

KHÁNH AN |

Ngày 13.9, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Truyền thông số Việt Nam và Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức hội thảo “Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số”.

Nâng cao nguồn nhân lực báo chí, xuất bản trong đó yếu tố cốt lõi là đào tạo

VƯƠNG TRẦN |

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh, để báo chí, xuất bản làm tốt vai trò của mình, cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó yếu tố cốt lõi là chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phải thực sự được quan tâm đúng mức, đúng với yêu cầu mà thực tiễn đòi hỏi.

Nguồn lực tài chính là khó khăn trong chuyển đổi số báo chí

NGUYỄN ĐĂNG |

Chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu của các cơ quan báo chí tại Việt Nam nhưng áp lực về sự phát triển của công nghệ, bảo vệ bản quyền, doanh thu... đã đặt ra cho họ nhiều thách thức.