Sinh viên Việt Nam đoạt giải thưởng công nghệ toàn cầu của Huawei

NGUYỄN ĐĂNG |

Tại chung kết toàn cầu Cuộc thi Huawei ICT Competition 2022-2023 vừa kết thúc tại Thâm Quyến, Trung Quốc, đội Việt Nam đã xuất sắc giành giải ba, sau khi tranh tài với 146 đội đến từ 36 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Huawei ICT Competition 2022-2023 được tổ chức lần thứ 7 ghi nhận quy mô tổ chức lớn nhất từ trước nay. Các sinh viên phải trải qua nhiều vòng thi gay cấn cấp quốc gia và khu vực, vượt qua nhiều đối thủ nặng ký để tiến vào vòng chung kết toàn cầu.

Đội Việt Nam gồm 3 sinh viên: Nguyễn Quốc Hùng (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – PTIT), Trần Đức Lâm và Vũ Quang Hải (Đại học FPT); cùng sự dẫn dắt bởi TS. Trần Tiến Công (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – PTIT) thi đấu tại vòng chung kết toàn cầu.

Vượt qua nhiều ứng viên tài năng đến từ các trường đại học hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo ICT trên thế giới, đội Việt Nam đã giành giải ba ở hạng mục Cloud. Năm nay, vòng chung kết toàn cầu bao gồm 3 phần: Thực hành, Đổi mới và Công nghiệp. Trong đó, phần thi Thực hành có 3 hạng mục: Network (mạng), Cloud (đám mây) và Computing (điện toán).

Tham dự tại vòng chung kết và lễ trao giải có ông Nguyễn Minh Hồng – Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) và ông Vũ Kiêm Văn – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VDCA. Chia sẻ sau sự kiện, ông Nguyễn Minh Hồng đánh giá cao về chất lượng và giá trị mà cuộc thi mang lại cho các tài năng trẻ.

Chung kết và Lễ trao giải Cuộc thi Huawei ICT Competition 2022-2023 toàn cầu. Ảnh: Khánh Linh
Chung kết và Lễ trao giải Cuộc thi Huawei ICT Competition 2022-2023 toàn cầu. Ảnh: Khánh Linh

Ông nói: “Huawei ICT Competition là một sân chơi thiết thực và bổ ích nhằm tìm ra và tôn vinh những tài năng ICT trẻ, đồng thời giúp họ kết nối với các doanh nghiệp thông qua chương trình cầu nối tài năng của Huawei (ICT Talent Bridge). Nhiều quan chức ngành ICT, các nhà giáo dục và các tổ chức quốc tế đều đánh giá cao ý nghĩa của sự kiện. Hy vọng trong những năm tiếp theo, cuộc thi sẽ được tổ chức mạnh mẽ tại Việt Nam, nhằm tạo cơ hội cho các học sinh, sinh viên có nhiều cơ hội tiếp cận và trau dồi kiến thức về ICT”.

Ông Vũ Kiêm Văn cũng ấn tượng với những thành tích của các sinh viên Việt Nam. Ông nhấn mạnh: “Cuộc thi Huawei ICT sau 7 năm tổ chức đã tạo dựng tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới. Việt Nam là một trong 74 quốc gia và vùng lãnh thổ có nhiều trường đại học, học viện đào tạo về ICT cử sinh viên tham gia. Cuộc thi này đã tạo ra môi trường kết nối toàn cầu để chúng tôi phát hiện ra các tài năng công nghệ trẻ Việt Nam”.

Cuộc thi thường niên Huawei ICT Competition được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2015, nhằm kiến tạo sân chơi cạnh tranh lành mạnh và giao lưu quốc tế cho sinh viên đại học và cao đẳng trên toàn thế giới, cũng như nâng cao kiến thức công nghệ thông tin và khả năng thực hành cho sinh viên.

Cuộc thi là dự án trọng điểm trong sáng kiến Hạt giống cho Tương lai 2.0 của Huawei, đến nay đã thu hút hơn 580.000 sinh viên từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Tính đến cuối năm 2022, học viện Huawei ICT Academy cũng hợp tác với 2.200 trường đại học giúp đào tạo hơn 200.000 sinh viên mỗi năm.

NGUYỄN ĐĂNG
TIN LIÊN QUAN

Trí tuệ nhân tạo giúp tìm ra kháng sinh chống bệnh siêu nguy hiểm

Anh Vũ |

Abaucin, một loại thuốc đặc hiệu chống lại siêu vi khuẩn với khả năng gây ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã được tạo ra với sự giúp đỡ của trí tuệ nhân tạo (AI).

Huawei ra mắt hệ thống phần mềm nội bộ MetaERP, tránh phụ thuộc vào Mỹ

NGUYỄN ĐĂNG |

Theo Reuters, Huawei đã thay thế thành công hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP cũ bằng MetaERP mà họ tự phát triển, nhằm cắt giảm sự phụ thuộc vào các công nghệ có nguồn gốc nước ngoài, trong bối cảnh họ phải vật lộn với các lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ.

Huawei: Ngành chip Trung Quốc sẽ hồi sinh nhờ lệnh cấm của Mỹ

Anh Vũ |

Chủ tịch Huawei cho rằng chính các lệnh cấm mà Mỹ áp dụng lên Huawei và Trung Quốc có thể giúp ngành công nghiệp chip nước này "hồi sinh".

Khởi tố vụ án xây trái phép 680 căn biệt thự, nhà liên kế ở Đồng Nai

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 29.5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã quyết định khởi tố vụ án hình sự để điều tra về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Dự án khu dân cư Tân Thịnh (xã Đồi 61, huyện Trảng Bom) do Công ty cổ phần LDG làm chủ đầu tư.

Cuối tuần này, Chính phủ bàn thảo về công bố hết dịch COVID-19

NHÓM PV |

Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, cuối tuần này, Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 để bàn thảo các nội dung liên quan đến nội dung liên quan đến việc công bố hết dịch COVID-19.

''Sốt'' trà mãng cầu, tiểu thương ngày chốt vèo 1,5 tấn mãng cầu xiêm

MINH HÀ - QUỲNH TRANG |

Từ khi món trà mãng cầu được phổ biến rộng rãi, trở thành hot trend trên mạng xã hội, nhiều chủ cơ sở kinh doanh đồ uống phải đổ xô "săn lùng" nguyên liệu để phục vụ thực khách. Chính điều này đã kéo giá mãng cầu xiêm tăng lên nhanh chóng.

Vụ án tại Tổng Cty Công nghiệp Sài Gòn, cựu giám đốc nhận sai phạm

Anh Tú |

Ngày 29.5, TAND  TP Hồ Chí Minh tiếp tục phần xét hỏi các bị cáo bị xét xử về tội Vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn (CNS). Trình bày tại tòa, bị cáo Chu Tiến Dũng, 60 tuổi, cựu tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn thừa nhận tội và gửi lời xin lỗi đến các bị cáo cấp dưới.

Vì sao cảng cá 43 tỉ đồng ở Thanh Hóa không ai mặn mà tham gia đấu giá?

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Cảng cá Hoằng Phụ (ở huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) được đầu tư hơn 43 tỉ đồng, sau nhiều năm bỏ hoang đã được đưa ra đấu giá, tuy nhiên không đơn vị, doanh nghiệp nào mặn mà tham gia đấu giá.

Trí tuệ nhân tạo giúp tìm ra kháng sinh chống bệnh siêu nguy hiểm

Anh Vũ |

Abaucin, một loại thuốc đặc hiệu chống lại siêu vi khuẩn với khả năng gây ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã được tạo ra với sự giúp đỡ của trí tuệ nhân tạo (AI).

Huawei ra mắt hệ thống phần mềm nội bộ MetaERP, tránh phụ thuộc vào Mỹ

NGUYỄN ĐĂNG |

Theo Reuters, Huawei đã thay thế thành công hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP cũ bằng MetaERP mà họ tự phát triển, nhằm cắt giảm sự phụ thuộc vào các công nghệ có nguồn gốc nước ngoài, trong bối cảnh họ phải vật lộn với các lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ.

Huawei: Ngành chip Trung Quốc sẽ hồi sinh nhờ lệnh cấm của Mỹ

Anh Vũ |

Chủ tịch Huawei cho rằng chính các lệnh cấm mà Mỹ áp dụng lên Huawei và Trung Quốc có thể giúp ngành công nghiệp chip nước này "hồi sinh".