Phát triển Chính phủ số: Sứ mệnh dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia

Anh Huy |

Chuyển đổi từ Chính phủ điện tử thành Chính phủ số là sự chuyển đổi có tính căn bản. Thách thức của Chính phủ số là quản lý sự thay đổi. Với 6 nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra như hoàn thiện môi trường pháp lý, phát triển hạ tầng số quốc gia, phát triển nền tảng số quốc gia, phát triển dữ liệu quốc gia, phát triển các ứng dụng quốc gia và bảo đảm an toàn, an ninh mạng quốc gia thì chiến lược Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số kỳ vọng sớm đạt được.

Tạo ra các mô hình kinh tế, xã hội mới

Sự xuất hiện của những công nghệ tiên tiến như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big data) đã làm thay đổi phương thức sản xuất của thế giới, tạo ra các mô hình kinh tế, xã hội mới. Nó cũng giúp các chính phủ hoạt động một cách hiệu quả hơn, cung cấp các dịch vụ công thuận tiện hơn ở mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương.

Tận dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, nhiều quốc gia đang tiến tới xây dựng một Chính phủ số mạnh. Và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Ngay từ những năm 2000, Chính phủ đã coi công nghệ thông tin là một ngành mũi nhọn. Năm 2014, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 36-NQ/TW về xây dựng Chính phủ điện tử. Tháng 6.2020, khi đang giữ chức Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành “Chương trình chuyển đổi số quốc gia”, trong đó có đề cập đến xây dựng Chính phủ số.

Chính phủ số là một bước phát triển cao hơn của Chính phủ điện tử. Chính phủ số mang đến cho người dân các dịch vụ công bằng, toàn diện, bền vững, mọi lúc mọi nơi, không ai bị bỏ lại phía sau. Đồng thời, một Chính phủ số minh bạch cũng giải quyết tình trạng tham nhũng, quan liêu, độc quyền trong khu vực công.

Tại cuộc họp thường kỳ của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử vào gần giữa tháng 3.2021, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, dự kiến trong quý II/2021, Chính phủ sẽ phê duyệt Chiến lược Chính phủ điện tử tiến tới Chính phủ số.

Các chỉ tiêu của Chính phủ điện tử sẽ cơ bản được hoàn thành trong năm 2021 với trọng tâm là dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đạt 100%. Chính phủ số Việt Nam sẽ được hình thành vào năm 2025 và thuộc top 50 thế giới.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Chính phủ số có sứ mệnh dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, do vậy phải đi trước, đi đầu và tạo không gian phát triển cho kinh tế số, xã hội số.

Chiến lược Chính phủ số đặt ra 5 mục tiêu: Cung cấp dịch vụ công chất lượng cao cho người dân; Huy động sự tham gia rộng rãi của người dân, doanh nghiệp; Sự vận hành tối ưu của các cơ quan nhà nước dựa trên dữ liệu và công nghệ số; Giải quyết hiệu quả các vấn đề lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, như y tế, giáo dục, giao thông…; Đột phá về thăng hạng trong xếp hạng quốc gia.

Chiến lược cũng đặt ra 6 nhiệm vụ trọng tâm quốc gia: Hoàn thiện môi trường pháp lý; Phát triển hạ tầng số quốc gia; Phát triển các nền tảng số quốc gia; Phát triển dữ liệu quốc gia; Phát triển các ứng dụng quốc gia; Bảo đảm an toàn, an ninh mạng quốc gia.

Một chuyên gia về công nghệ phân tích, chuyển đổi từ Chính phủ điện tử thành Chính phủ số là sự chuyển đổi có tính căn bản. Từ dịch vụ công trực tuyến thành dịch vụ số. Khái niệm hệ thống công nghệ thông tin được thay bằng nền tảng số. Từ tiếp cận theo hướng dịch vụ trở thành tiếp cận theo hướng dữ liệu...

“Chưa dừng lại, đó là từ sự tham gia của cơ quan Nhà nước thành sự tham gia của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Thách thức của Chính phủ điện tử là liên thông, tích hợp thì thách thức của Chính phủ số là quản lý sự thay đổi” - vị chuyên gia này nhấn mạnh.

Những thách thức và vướng mắc cần tháo gỡ

Có thể nói, để phát triển được Chính phủ số còn có nhiều thách thức và khó khăn. Nhưng không phải thế mà không làm được. Rõ ràng, để xây dựng Chính phủ số và chuyển đổi số thành công, chúng ta cần xây dựng hạ tầng số với cơ sở dữ liệu quốc gia, bao gồm hạ tầng thiết bị, truyền thông, hạ tầng dữ liệu, ứng dụng và không thể thiếu hạ tầng nghiên cứu phát triển. Trong đó, việc quan trọng nhất là kết nối cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương.

Khi có hạ tầng thì con người vận hành, hay nói cách khác là nguồn nhân lực cũng rất quan trọng. Bất cứ hệ thống nào cũng cần những con người nắm rõ hoạt động của hệ thống để vận hành, duy trì. Việt Nam cần đào tạo lực lượng chuyên nghiệp về công nghệ số và trang bị kỹ năng số cho người lao động để đáp ứng được mọi yêu cầu công việc.

Về an toàn, an ninh mạng, đây cũng là một thách thức lớn. Khi đã xây dựng được một hệ thống đáp ứng được yêu cầu của chuyển đổi số, phục vụ cho Chính phủ số, chúng ta cần phải bảo vệ hệ thống đó tránh các cuộc xâm nhập và phá hoại bên trong và ngoài nước.

Hiện nay, hầu hết máy tính đều có khả năng kết nối toàn cầu khiến cho việc kiểm soát an toàn, an ninh thông tin được đặt ra cấp thiết. Chỉ khi bảo vệ được an toàn hệ thống mới triển khai được Chính phủ số bền vững.

Trong khi đó, tầm nhìn của người lãnh đạo cũng là một thách thức không kém. Chính phủ chuyển đổi thì đất nước mới phát triển nhanh hơn, xã hội ổn định hơn và phục vụ nhân dân tốt hơn. Xây dựng Chính phủ số không chỉ cần sự thay đổi nhận thức của người lãnh đạo Chính phủ mà lãnh đạo các bộ, ban, ngành cũng cần thay đổi tư duy. Cần nâng cao khả năng lãnh đạo chuyển đổi số đến từng cá nhân. Việt Nam cũng nên có chiến lược phát triển Chính phủ số gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Ngoài ra, việc xây dựng bất cứ hệ thống nào cũng cần đến tiền bạc, đó là nguồn lực.

Theo PGS.TS Ngô Thành Can - Học viện Hành chính Quốc gia, Nhà nước cần điều chỉnh cơ chế đầu tư đặc thù cho công nghệ thông tin, tăng cường xã hội hóa, huy động các nguồn lực phù hợp với các kế hoạch, mức ưu tiên, bao gồm cả hình thức đối tác công - tư để phát triển Chính phủ số.

Thách thức cuối cùng là năng lực xã hội, hay nói cách khác là năng lực số của người dân. Khi Chính phủ đã xây dựng thành công một hệ thống dịch vụ công hoạt động trên nền tảng số, người dân cần phải có kiến thức để sử dụng hệ thống đó. Chẳng hạn, họ phải biết cách truy cập vào Cổng Dịch vụ công quốc gia để đăng ký giấy phép lái xe hay thay đổi thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội…

Quá trình xây dựng Chính phủ điện tử đã có nhiều hạn chế, tồn tại và vướng mắc. Cụ thể, ông Nguyễn Trung Chính - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC - thẳng thắn nhìn nhận, tốc độ thay đổi các quy chế, quy định hiện nay để đáp ứng nhu cầu xây dựng Chính phủ số còn khá chậm. Bên cạnh đó là nỗi lo về nguồn nhân lực. Vừa qua, Samsung giao CMC triển khai dự án xây dựng hệ thống giám sát thông tin toàn cầu với quy mô 1.500 nhân sự, thế nhưng nguồn nhân lực tại các địa phương chưa thực sự sẵn sàng.

Còn ông Nguyễn Thế Trung - Tổng Giám đốc Công ty Công nghệ DTT - nhấn mạnh sự cần thiết của dữ liệu mở, đồng thời nêu một loạt đề xuất: Cần có các mô hình để các bên tham gia, đặc biệt là doanh nghiệp, dùng dữ liệu có sẵn để tạo ra các giá trị mới; Chính phủ cần đặt chỉ tiêu xếp hạng dữ liệu mở; Bộ Thông tin và Truyền thông cần có kế hoạch xây dựng các dữ liệu mở...

Chính phủ số mang đến cho người dân các dịch vụ công bằng, toàn diện, bền vững, mọi lúc mọi nơi, không ai bị bỏ lại phía sau. Đồng thời, một Chính phủ số minh bạch cũng giải quyết tình trạng tham nhũng, quan liêu, độc quyền trong khu vực công.

Anh Huy
TIN LIÊN QUAN

Mốc son quan trọng trong xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số

Việt Dũng |

Chiều 25.2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự Lễ khai trương hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân và đánh giá: Việc khai trương Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư này là mốc son quan trọng trong tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số.

Lễ ra mắt Nền tảng phát triển Chính phủ số Flex Digital

Nhật Nguyên |

Ngày 4.12, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Lễ ra mắt Nền tảng phát triển Chính phủ số Flex Digital. Đây là một trong chuỗi sự kiện giới thiệu các nền tảng số Make in Vietnam nhằm thực hiện “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Xây dựng Chính phủ số nhằm tăng tính công khai, đẩy lùi nạn tham nhũng

Vương Trần |

Thủ tướng nêu rõ, xây dựng và phát triển Chính phủ số là xu thế tất yếu, nhằm nâng cao tính công khai, minh bạch, đẩy lùi nạn tham nhũng, lãng phí.

Mời 6 bác sĩ bị đề nghị cấm cửa quay lại giải quyết cam kết hợp đồng

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Sở Y tế Bình Dương cho biết, sẽ mời 6 bác sĩ tự ý nghỉ việc quay về đơn vị cũ để giải quyết các vấn đề đã cam kết thực hiện hợp đồng.

Hư thực ồn ào Trấn Thành giành chỗ với khán giả, đòi bao cả rạp để riêng tư

ĐÔNG DU |

Trước thông tin một tài khoản mạng xã hội có tên N.V tố Trấn Thành có hành động không đẹp với khán giả tại rạp chiếu phim, đại diện phía rạp CGV đã lên tiếng.

Ông Trần Quốc Tuấn tiếp tục làm Trưởng ban thi đấu AFC

HOÀNG HUÊ |

Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) ông Trần Quốc Tuấn tiếp tục được Liên đoàn bóng đá Châu Á (AFC) giao trọng trách giữ vị trí Trưởng ban thi đấu AFC.

TP.Móng Cái dừng hoạt động cơ sở bị tố xét nghiệm COVID-19 nhập nhèm giá

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - UBND TP.Móng Cái sáng nay (3.3) cho biết, cơ sở dịch vụ y tế tại địa chỉ số 5, Lê Hữu Trác, phường Ka Long, TP.Móng Cái đã bị dừng mọi hoạt động liên quan đến các dịch vụ y tế. Cơ sở này trước đó bị tố có sự nhập nhèm tính giá xét nghiệm COVID-19

Khốn khổ khi đối diện xe độ đèn ban đêm

Quý An |

Độ đèn ôtô như một thứ "mốt", bất chấp các tiêu chuẩn chiếu sáng và nguy cơ không đủ tiêu chuẩn đăng kiểm.

Mốc son quan trọng trong xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số

Việt Dũng |

Chiều 25.2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự Lễ khai trương hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân và đánh giá: Việc khai trương Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư này là mốc son quan trọng trong tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số.

Lễ ra mắt Nền tảng phát triển Chính phủ số Flex Digital

Nhật Nguyên |

Ngày 4.12, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Lễ ra mắt Nền tảng phát triển Chính phủ số Flex Digital. Đây là một trong chuỗi sự kiện giới thiệu các nền tảng số Make in Vietnam nhằm thực hiện “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Xây dựng Chính phủ số nhằm tăng tính công khai, đẩy lùi nạn tham nhũng

Vương Trần |

Thủ tướng nêu rõ, xây dựng và phát triển Chính phủ số là xu thế tất yếu, nhằm nâng cao tính công khai, minh bạch, đẩy lùi nạn tham nhũng, lãng phí.