Nhà mạng giải đáp thắc mắc về chuẩn hóa thông tin để không bị khóa SIM

Anh Vũ |

Theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) về việc chuẩn hóa dữ liệu thông tin thuê bao di động, đồng bộ với Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư, các thuê bao di động có thông tin không trùng khớp với CSDLQG sẽ bị khoá SIM một chiều từ ngày 31.3 tới đây.

Đã có rất nhiều thắc mắc liên quan tới điều kiện và quy trình chuẩn hoá thông tin của các nhà mạng đến từ người dùng khắp nơi trên cả nước.

Trao đổi với phóng viên Lao Động, đại diện VinaPhone đã đưa ra một số thông tin nhằm giải đáp và hướng dẫn người dùng kiểm tra, chuẩn hoá thông tin, đồng thời cảnh báo về các sai phạm và những trường hợp lợi dụng yêu cầu của Bộ TTTT để trục lợi cá nhân.

Theo đó, từ ngày 15.3, các nhà mạng, bao gồm VinaPhone, đã bắt đầu gửi tin nhắn, triển khai cuộc gọi thông báo tới các thuê bao di động trong diện cần phải chuẩn hóa thông tin, đáp ứng yêu cầu đồng bộ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Những trường hợp cần chuẩn hoá thông tin thuê bao để tránh khoá SIM

Hiện nay, những thuê bao đáp ứng được 3 trường thông tin gồm: Số giấy tờ, họ tên, ngày sinh trùng với dữ liệu tại Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về dân cư là những thuê bao đã được chuẩn hóa, không cần phải bổ sung, điều chỉnh.

Những trường hợp cần chuẩn hóa thông tin thuê bao là các khách hàng đã có thông tin cá nhân đăng ký với nhà mạng bao gồm: Số giấy tờ, họ tên, ngày sinh, nhưng chưa trùng khớp các trường thông tin cá nhân lưu trữ tại CSDLQG về dân cư.

Với những trường hợp này, các nhà mạng sẽ thực hiện nhắn tin thông báo, thực hiện cuộc gọi tới thuê bao và hướng dẫn bổ sung, cập nhật theo quy định.

Qua đối chiếu thông tin thuê bao với CSDLQG về dân cư, các trường hợp thuê bao bị sai lệch thông tin thường là sai lệch về họ tên (ví dụ thiếu tên đệm), ngày sinh (ví dụ trên giấy tờ cũ chỉ có năm sinh) và một số trường hợp do lỗi nhập liệu, do hệ thống AI bóc tách thông tin lên quan đến ký tự dấu, ký tự đặc biệt, giấy tờ cũ.

Hiện tại các nhà mạng đang kết hợp sử dụng công nghệ AI bóc tách Thông tin khách hàng trên các giấy tờ khách hàng cập nhật mới và việc việc kiểm tra phê duyệt nhân công để đảm bảo dữ liệu được chính xác.

Các nhà mạng đảm bảo bảo mật thông tin cá nhân khi nhắn tin thông báo như nào?

Theo đại diện VinaPhone, tin nhắn thông báo từ nhà mạng sẽ được cá nhân hóa và chỉ gửi cho các thuê bao cần chuẩn hóa lại thông tin.

Khách hàng cũng có thể tự sử dụng điện thoại của mình để kiểm tra thông tin cá nhân đã đăng ký với nhà mạng qua ứng dụng, website hoặc kiểm tra qua tin nhắn.

Nhà mạng cam kết bảo mật thông tin cá nhân khách hàng, nội dung tin nhắn gửi đến khách hàng theo các quy định của Pháp luật.

Người dùng SIM không chính chủ, nhưng thông tin thuê bao vẫn trùng khớp với thông tin trong Cơ sở Dữ liệu Quốc gia thì có phải cập nhật lại thông tin hay không? 

Để đảm bảo quyền lợi và lợi ích cá nhân, tránh những rủi ro về pháp lý như các sự cố lừa đảo, tranh chấp thuê bao có thể phát sinh, khách hàng cần đăng ký thuê bao chính chủ sớm nhất.

Trên thực tế, cũng đã có những trường hợp dùng SIM không chính chủ, khi bị mất SIM, không thể báo khóa thuê bao cũng như khôi phục, thậm chí còn bị người khác sử dụng với mục đích xấu, đến lúc này rất bất lợi cho người dùng.

Ngoài ra, việc dùng số thuê bao không chính chủ có thể ảnh hưởng đến quá trình sử dụng các dịch vụ hành chính công, nhất là các dịch vụ yêu cầu thông tin của số điện thoại khai báo phải chính xác và có các thông báo/xác nhận qua số điện thoại di động.

Liệu các vấn đề khi đổi CCCD gắn chip như dữ liệu không đồng bộ, chưa liên thông cơ sở dữ liệu quốc gia, có khiến cho nhiều SIM đăng ký trước kia có nguy cơ thành SIM rác hay không?

Theo đại diện VinaPhone, hiện tại dữ liệu thuê bao cá nhân do nhà mạng lưu trữ được xác định tại thời điểm khách hàng đăng ký và không phân biệt CCCD/CMTND.

VinaPhone cũng đã áp dụng các công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để bóc tách thông tin, hạn chế giấy tờ giả. Việc đối soát đồng bộ dữ liệu giữa nhà mạng và CSDLQG về dân cư được thực hiện định kỳ theo đợt để xác định các trường hợp có thông tin chưa trùng khớp, qua đó thực hiện nhắn tin thông báo mời khách hàng chuẩn hóa lại thông tin thuê bao.

Đối với các khách hàng sử dụng từ 2 thuê bao trở lên, khi kiểm tra thì trùng thông tin do trước đây đã có người khác đăng ký, thì nhà mạng sẽ giải quyết thế nào?

Trong trường hợp khách hàng sau khi kiểm tra thông tin thuê bao phát hiện mình đang sử dụng SIM không chính chủ (trước đây đã có người khác đăng ký) thì có thể đến các điểm giao dịch để thực hiện các thủ tục xác minh/cam kết đang sử dụng số điện thoại đó và để được hỗ trợ đăng ký lại thông tin chính chủ.

Theo quy định, nếu khách hàng sử dụng từ số thuê bao thứ 4 trở lên đối với 1 nhà mạng thì cần thực hiện ký bổ sung hợp đồng với nhà mạng.

Anh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Vi phạm quy định về bán sim, nhà mạng sẽ bị xử lý

Anh Vũ |

Cục Viễn thông sẽ phối hợp với các Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức giám sát, kiểm tra, xử lý việc tổ chức thực hiện của các doanh nghiệp, đặc biệt với việc phát triển thuê bao di động mới.

Những trường hợp sẽ bị khoá SIM sau ngày 31.3

Anh Vũ |

Nhiều người dùng tỏ ra hoang mang vì không biết thông tin đăng ký số thuê bao của họ đã dùng lâu năm liệu có chuẩn, có phải đối diện nguy cơ bị khoá SIM hay không.

Chuẩn hoá thông tin thuê bao di động: Hoài nghi việc loại trừ được sim rác

Anh Vũ |

Năm 2012, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) đã ban hành Thông tư số 04/2012 về Quản lý thuê bao di động trả trước nhằm loại bỏ vấn đề SIM rác và tin nhắn rác. Hơn 10 năm sau, yêu cầu chuẩn hóa thông tin cá nhân theo Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư vẫn khiến nhiều người hoài nghi, liệu có thực hiện được?

Cho phạm nhân dùng điện thoại, đội trưởng trại tạm giam ở Cần Thơ bị bắt

HÀN LÂM |

Cần Thơ - Đội trưởng trại tạm giam Long Tuyền, Thiếu tá Đỗ Tiến Dũng thuộc Công an TP Cần Thơ bị bắt với cáo buộc tạo điều kiện cho phạm nhân sử dụng điện thoại gọi ra ngoài.

Nhiều khó khăn trong việc xử lý xe dừng đỗ, đón khách dọc đường

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Tình trạng xe dừng đỗ, đón trả khách trên nhiều tuyến đường ở Hà Nội đã xảy ra từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa thể xử lý triệt để.

Hà Nội: Cảnh sát chặn bắt 2 xe container cắt nóc chở quá tải hàng trăm lần

Tô Thế |

Hà Nội - Chỉ trong 1 ngày, Tổ công tác đặc biệt Cảnh sát giao thông (CSGT, Công an TP Hà Nội) đã phát hiện 2 xe container cắt nóc chở hàng quá trọng tải hàng trăm lần.

Hiện trường vụ tai nạn lật xe tải chở gỗ làm 3 người thương vong

Tân Văn |

Bắc Kạn - Cơ quan chức năng đã xác định được nguyên nhân ban đầu vụ lật xe tải chở gỗ làm 2 người chết, 1 nguời bị thương.

TP Hồ Chí Minh điều chỉnh thời gian hoàn thành thi công Metro số 1

MINH QUÂN |

TP Hồ Chí Minh – Tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) được ấn định thời điểm hoàn thành thi công vào cuối quý IV/2023, thời gian kết thúc dự án từ năm 2024 đến 2028.

Vi phạm quy định về bán sim, nhà mạng sẽ bị xử lý

Anh Vũ |

Cục Viễn thông sẽ phối hợp với các Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức giám sát, kiểm tra, xử lý việc tổ chức thực hiện của các doanh nghiệp, đặc biệt với việc phát triển thuê bao di động mới.

Những trường hợp sẽ bị khoá SIM sau ngày 31.3

Anh Vũ |

Nhiều người dùng tỏ ra hoang mang vì không biết thông tin đăng ký số thuê bao của họ đã dùng lâu năm liệu có chuẩn, có phải đối diện nguy cơ bị khoá SIM hay không.

Chuẩn hoá thông tin thuê bao di động: Hoài nghi việc loại trừ được sim rác

Anh Vũ |

Năm 2012, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) đã ban hành Thông tư số 04/2012 về Quản lý thuê bao di động trả trước nhằm loại bỏ vấn đề SIM rác và tin nhắn rác. Hơn 10 năm sau, yêu cầu chuẩn hóa thông tin cá nhân theo Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư vẫn khiến nhiều người hoài nghi, liệu có thực hiện được?